Nên khen ngợi hơn khiển trách học sinh trong sinh hoạt đầu tuần
Hầu hết các trường phổ thông đều có tiết chào cờ đầu tuần vào sáng thứ hai. Tuy nhiên không phải trường nào cũng phát huy hết hiệu quả của 45 phút sinh hoạt này.
Một phiên tòa giả định trong tiết sinh hoạt dưới cờ – Ngọc Tuấn
Nhiều trường mất khá nhiều thời gian cho việc tập trung xếp hàng, xử lý học sinh (HS) đi trễ; nặng nề về báo cáo thi đua, xếp hạng; về nhận xét, kiểm điểm tình hình HS vi phạm kỷ luật. Có trường tuần nào cũng thế, dành hơn cả nửa thời gian để tập hát Quốc ca cho HS chỉ vì HS hát hơi nhỏ, không đều. Điều này khiến HS không mặn mà với việc chào cờ đầu tuần, vì cảm thấy đơn điệu, nhàm chán. Nhiều em cảm thấy xấu hổ vì bị nêu tên trước tập thể, nhiều tập thể lớp không có niềm vui học tập đầu tuần vì việc hơn thua xếp hạng. Vì vậy việc HS trốn tiết chào cờ, hoặc đi trễ là điều khó tránh khỏi.
Vậy làm sao để tiết sinh hoạt dưới cờ phát huy hết tác dụng tích cực của nó?
Không nên quá nặng nề về báo cáo, thi đua, xếp hạng vì việc này đã có tiết sinh hoạt chủ nhiệm. Nên tăng cường tuyên dương, khen ngợi hơn là phê bình, khiển trách. Chẳng hạn tuyên dương HS nhặt được của rơi trả lại người mất; tuyên dương lớp có thành tích tốt, tiến bộ; tuyên dương các cá nhân và tập thể đạt thành tích trong các phong trào văn thể mỹ. Nên dành tiết sinh hoạt dưới cờ này để giáo dục, tuyên tuyền, báo cáo các chuyên đề; hoặc làm lễ kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm cho HS. Bên cạnh đó, phát huy vai trò của tổ bộ môn, nên định kỳ tổ chức các tiết ngoại khóa về chuyên đề học tập, nhằm tạo niềm vui, hứng thú trong học tập cho các em. Quan trọng nhất là nhà trường nên tận dụng tiết sinh hoạt này để trang bị, giáo dục kỹ năng sống cho HS. Muốn thực hiện được việc này, lãnh đạo trường và Đoàn thanh niên phải xây dựng kế hoạch tổng thể từ đầu mỗi năm học. Liên hệ với các chuyên gia, các trung tâm, cơ quan ban ngành về trường kết hợp báo cáo, thực hiện.
Video đang HOT
Có trường đã thực hiện rất nhiều tiết giáo dục kỹ năng sống cho HS trong giờ sinh hoạt dưới cờ, như: kỹ năng sử dụng mạng xã hội, truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân, tuyên truyền phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, nạn bắt nạt trực tuyến… Chẳng hạn tiết sinh hoạt dưới cờ ngày 21.10 vừa qua tại Trường THPT Tây Thạnh (Q.Tân Phú, TP.HCM) là phiên tòa giả định xét xử vụ án về trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Phiên tòa này có sự kết hợp của Hội đồng phổ biến pháp luật Q.Tân Phú, UBND P.Tây Thạnh (Q,Tân Phú), các ông bà thuộc Phòng Tư pháp (Q.Tân Phú), Hội Luật gia. Phiên tòa giả định đã đem đến nhiều kiến thức bổ ích cho HS về luật Nghĩa vụ quân sự.
Theo Thanh niên
Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Chí Thanh bị kỷ luật khiển trách
Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai quyết định thi hành kỷ luật khiển trách với bà Nguyễn Thị Lạng, Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Chí Thanh.
Ngày 27/9/2019, đại diện Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã xác nhận thông tin nói trên.
Theo đó, ngày 23/9/2019, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai Phạm Anh Dũng đã ký quyết định 3691/QĐ-UBND, về việc thi hành kỷ luật bà Nguyễn Thị Lạng, Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Chí Thanh.
Căn cứ theo quyết định này, thành phố Biên Hòa đã quyết định kỷ luật bà Lạng với hình thức khiển trách.
Trích quyết định kỷ luật bà Nguyễn Thị Lạng, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Chí Thanh (ảnh: CTV)
Lý do: Bà Lạng đã có hình vi vi phạm tại khoản 1,2 của điều 5,9 thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10/9/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, điều 7,10 của Nghị định 157/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 quy định về chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, khoản 2 của điều 4, nghị định 04/2015/NĐ-CP ngày 9/1/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
Trước đó, vào tháng 11 năm ngoái, Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã ban hành kết luận thanh tra của bà Lạng.
Kết luận này cho biết, trong năm học 2017 - 2018, bà Nguyễn Thị Lạng đã để xảy ra tình trạng cắt xén tiền quỹ phụ huynh học sinh, sử dụng nhiều nguồn tiền chi sai mục đích, như yêu cầu học sinh đóng tiền chi cho việc vận chuyển sữa học đường từ kho lên các lớp, chi cho nhân viên sai quy định.
Dù nhà trường đã được hưởng chiết khấu trong việc thu tiền sổ liên lạc điện tử, nhưng sau đó vẫn lấy thêm hàng chục triệu đồng chi sai mục đích.
Trong năm học vừa qua, trường thu tiền vệ sinh với tổng số tiền hơn 150 triệu đồng, nhưng lại dùng số tiền để chi vào việc sơn, sửa bàn ghế, tường, lớp học.
Sau khi công bố kết luận thanh tra này, bà Lạng đã có đơn khiếu nại.
Tới tháng 6/2019, thành phố Biên Hòa ký thông báo trả lời, khẳng định bà Lạng đã chi nhiều khoản tiền không đúng quy định, thiếu trách nhiệm trong việc quản lý tài chính của nhà trường, để xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ trong nhà trường.
Chính vì vậy, lãnh đạo thành phố đã yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền trực thuộc tổ chức kiểm điểm bà Lạng và một số cá nhân khác, thu hồi số tiền hơn 230 triệu đồng.
Sau đó, các giáo viên trong trường vẫn tiếp tục có đơn khiếu nại, tố cáo đối với bà Nguyễn Thị Lạng, khiến cho Bí thư Thành ủy thành phố Biên Hòa phải yêu cầu có hình thức xử lý đúng với quy định cho bà Nguyễn Thị Lạng.
Phương Linh
Theo giaoduc.net.vn
Năm dấu hiệu cho thấy bố mẹ đang tạo áp lực lên trẻ Việc thường xuyên bị bố mẹ so sánh với những đứa trẻ khác sẽ khiến trẻ cảm thấy bị cạnh tranh và mang "bóng ma" tâm lý. Trang VerywellFamily chỉ ra năm dấu hiệu cho thấy bố mẹ đang tạo căng thẳng cho trẻ. 1. Mắng mỏ trẻ nhiều hơn là khen ngợi Nhiều phụ huynh thường lơ đi những hành vi tích...