Nên học Quản trị văn phòng hay Khoa học quản lý?
Em đăng ký học một trong hai ngành là Quản trị văn phòng và Khoa học quản lý, tuy nhiên rất nhiều người gàn, bảo khó xin việc, lương “bèo bọt”.
Ảnh minh họa
Năm nay em 19 tuổi, thi lại đại học với mức điểm 26,25 cho ba môn Văn, Sử, Địa và 23,75 Văn, Khoa học xã hội và tiếng Anh. Số điểm này cao hơn 1,5-2 điểm so với điểm chuẩn năm ngoái hai ngành Quản trị văn phòng và Khoa học quản lý của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Tuy nhiên, phổ điểm năm nay khá cao nên em đang băn khoăn. Có người khuyên em không nên học Quản trị văn phòng vì ngành này thường rất khó xin việc và đang dần bão hòa. Nếu không có “gốc rễ” thì coi như thất nghiệp hoặc là lương bèo bọt vô cùng.
Còn Khoa học quản lý học cũng tương tự như Quản trị văn phòng, thậm chí còn khó xin việc hơn vì học về chính sách công, thiên hướng về nhà nước. Thậm chí có bạn còn bảo em rằng chị bạn ấy được học bổng của khoa Quản trị văn phòng cuối cùng không có việc làm.
Video đang HOT
Hướng đi của em là học một trong hai ngành Quản trị văn phòng và Khoa học quản lý (đỗ ngành nào học ngành đó) rồi trong thời gian học đại học sẽ trau dồi và nâng cao khả năng tiếng Anh, cố thi lấy bằng TOEIC, gần năm cuối nếu có thể thì thi bằng IELTS. Sau khi ra trường, em sẽ học văn bằng 2 về Luật (chung) và học thêm một ngôn ngữ nữa có thể là Nhật, Hàn…
Sau khi nghe lời khuyên của mọi người, em rất lo sợ, không biết hướng đi của mình có gì không ổn? Tuy rằng năng lực là chính nhưng cũng phải tính đến các yếu tố khác nữa. Mong các anh chị, cô chú đi trước có thể đưa ra lời khuyên giúp em. Em xin chân thành cảm ơn.
Điểm chuẩn đại học biến động, trường tuyển sinh riêng giành lợi thế
Kỳ tuyển sinh đại học 2020 đang "nóng" lên từng ngày, trong khi các trường sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT theo khối truyền thống đang chờ đến đợt điều chỉnh nguyện vọng, các trường tuyển sinh đề án riêng cũng đã sớm "chốt" được các thí sinh có chất lượng.
Tuyển sinh đại học năm 2020 được dự báo sẽ căng thẳng do điểm chuẩn tăng so với năm 2019. Ảnh minh họa: Q.Anh
Điểm sàn, điểm chuẩn dự kiến đều tăng
Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố điểm thi tốt nghiệp THPT, lãnh đạo nhiều trường đại học, đặc biệt là trường "tốp trên" cho biết, dự kiến điểm chuẩn trúng tuyển năm nay vào trường sẽ tăng từ 1-3 điểm (tùy từng ngành). Bên cạnh đó, một số trường đại học cũng đã công bố điểm sàn xét tuyển, dự kiến điểm chuẩn trúng tuyển vào các chuyên ngành. Mức điểm này đều hoàn toàn tăng so với năm 2019.
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) vừa công bố ngưỡng điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển (điểm sàn xét tuyển) hệ đại học chính quy theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020. GS.TS Hoàng Anh Tuấn - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Những ngành khối C00 có ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển 18 điểm là: Báo chí, Đông phương học, Hàn Quốc học, Nhật Bản học, Quan hệ công chúng, Quản lý thông tin... Các ngành khối A01 có điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển 15 là Chính trị học, Lưu trữ học, Nhân học, Tôn giáo học, Triết học, Báo chí, Khoa học quản lý... Các mức điểm này đã gồm điểm ưu tiên đối tượng và khu vực (nếu có)".
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thông tin, trường vừa công bố dự báo điểm chuẩn trúng tuyển năm 2020. Điểm chuẩn dự kiến này dành cho các tổ hợp môn theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020, thấp nhất là 22 điểm và tổ hợp A19/A20 (kết hợp bài kiểm tra tư duy và Toán Vật lý hoặc Hóa học) thấp nhất là 19 điểm. Trong đó, đáng chú ý là các ngành đều được dự báo điểm chuẩn tăng từ 1-3 điểm như: Kỹ thuật Sinh học là từ 25,5-26,5 điểm (điểm chuẩn năm 2019 là 23,4 điểm); Kỹ thuật điện tử là 26 - 26,5 điểm (điểm chuẩn 2019 là 24 điểm); Kỹ thuật điện là 26 -27 điểm (năm 2019 là 24,28 điểm)...
Tương tự, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng vừa công bố điểm sàn xét tuyển đại học hệ chính quy năm 2020. Theo đó, điểm sàn cho tất cả các chuyên ngành đào tạo là 20 điểm. Mức điểm này bao gồm điểm thi theo tổ hợp xét tuyển, điểm ưu tiên đối tượng, khu vực và ưu tiên xét tuyển đối với các ngành có tổ hợp các môn tính hệ số 1. Trước đó, trường đã công bố 341 thí sinh được tuyển thẳng bao gồm: 223 thí sinh thuộc diện xét tuyển thẳng thí sinh đạt giải Học sinh Giỏi Quốc gia và đạt giải cuộc thi Khoa học kỹ thuật Quốc gia vào đại học hệ chính quy năm 2020. 98 thí sinh ưu tiên xét tuyển đạt giải Học sinh Giỏi Quốc gia và đạt giải cuộc thi Khoa học kỹ thuật Quốc gia.
Phương án tuyển sinh riêng giành lợi thế
Trong khi các trường xét tuyển dựa hoàn toàn vào điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 còn đang chờ đợt thay đổi nguyện vọng của các thí sinh. Nhiều trường có phương án tuyển sinh riêng, hoặc kết hợp với điểm thi tốt nghiệp THPT cũng đã thông báo điểm chuẩn. Tính đến ngày 7/9, nhiều trường ĐH khu vực phía Nam công bố điểm chuẩn trúng tuyển bằng phương thức đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức.
Hội đồng tuyển sinh ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP HCM) đã thông báo có 1.485 thí sinh trúng tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực, điểm chuẩn 600 - 903 điểm... ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TPHCM) cũng công bố kết quả xét tuyển bằng phương thức đánh giá năng lực. Điểm chuẩn trúng tuyển từ 600 - 880 điểm.
ĐH Ngoại thương cũng đã vừa thông báo điểm chuẩn chính thức đại học hệ chính quy theo phương thức xét tuyển 3 - xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Theo đó, mức điểm chuẩn dao động từ 25 đến 27,2 điểm. Cao nhất là ngành chương trình tiên tiến Kinh tế đối ngoại (27,2 điểm), tiếp đến là chương trình chất lượng cao Kinh tế đối ngoại (27,0 điểm). Tại cơ sở TPHCM, tất cả 4 ngành đào tạo đều có điểm chuẩn là 25,5 điểm.
ĐH Ngoại thương cho biết, nhà trường sẽ gửi thông báo trúng tuyển chính thức và hướng dẫn qui trình nhập học đến từng thí sinh qua email thí sinh đã đăng ký trên hệ thống xét tuyển trực tuyến. Các thí sinh trúng tuyển làm thủ tục nhập học chính thức từ 8h00 - 17h00 ngày 09/09. Nếu vì điều kiện khách quan thí sinh không thể thực hiện thủ tục nhập học vào thời gian trên đây, thí sinh phải thông báo cho nhà trường. Trường hợp không có lý do phù hợp và hoặc không có minh chứng phù hợp, nhà trường sẽ đưa thí sinh ra khỏi danh sách trúng tuyển.
Liên quan tới xét tuyển đại học năm 2020, Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ sẽ xác định và công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng các ngành đào tạo giáo viên, các ngành thuộc nhóm ngành khoa học sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề ngay sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT đợt 2. Thời gian thí sinh bắt đầu được điều chỉnh nguyện vọng sẽ thực hiện sau khi các Sở GD&ĐT xét công nhận tốt nghiệp sơ bộ đợt 2, trong đó thời gian cho điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến là 7 ngày (từ ngày 19 - 25/9/2020 và điều chỉnh nguyện vọng bằng phiếu là 9 ngày (từ ngày 19 - 27/9/2020).
Theo Quy chế tuyển sinh, các thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT. Thời gian cho điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến là 7 ngày (từ ngày 19 - 25/9/2020 và điều chỉnh nguyện vọng bằng phiếu là 9 ngày (từ ngày 19 - 27/9/2020). Thí sinh được đăng ký không hạn chế số lượng nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học. Kết thúc đợt xét tuyển, thí sinh trúng tuyển nguyện vọng cao nhất sẽ không được trúng tuyển ở nguyện vọng sau.
Điểm sàn tuyển sinh của 12 trường đại học Nhiều trường đã công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào cho phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020. ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội, lấy điểm sàn 15-20 với phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp. Cụ thể như sau: Mức điểm trên là tổng điểm...