Nên học ngành gì trong khối Kinh tế để có việc tốt?
Khối ngành Kinh tế luôn dẫn đầu trong sự lựa chọn ngành học và cơ hội việc làm cao cho thí sinh nhiều năm qua. Tuy nhiên, mỗi chuyên ngành sẽ có đặc thù riêng về công việc và phù hợp với năng lực của từng người.
Cơ hội việc làm luôn rộng mở với những thí sinh chọn đúng nghề phù hợp với năng lực và nhu cầu của xã hội. Ảnh: Huyên Nguyễn
Thống kê dựa trên số hồ sơ và nguyện vọng đăng ký dự thi nhiều năm qua, khối ngành Kinh tế luôn dẫn đầu trong sự lựa chọn của thí sinh. Đây cũng là khối ngành được đào tạo ở nhiều trường đại học, cao đẳng nhất hiện nay với cơ hội việc làm cũng mở rộng.
Theo chuyên gia tuyển sinh Trường Đại học Kinh tế quốc dân, ngành Kinh doanh quốc tế, Kinh tế quốc tế, Quản trị khách sạn quốc tế, Quản trị thương hiệu, Marketing thương mại… là những ngành nghề rất hot trong mùa tuyển sinh 2020.
Khi theo học ngành Kinh doanh quốc tế bên cạnh những kiến thức chuyên ngành sinh viên sẽ được trang bị kiến thức nghiệp vụ, kĩ năng cụ thể về các vấn đề thanh toán quốc tế, bảo hiểm ngoại thương, tranh chấp trong thương mại quốc tế, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài…
Đồng thời, kĩ năng đàm phán, thương lượng, giải quyết tình huống kinh doanh… chính là những thế mạnh của các cử nhân Kinh doanh quốc tế.
Trong khi đó, sinh viên theo học ngành Quản trị khách sạn quốc tế sẽ có kiến thức tốt về kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh, văn hóa, xã hội; có năng lực chuyên sâu về quản trị khách sạn, du lịch với tư duy, cách tiếp cận, phân tích mang tính khoa học, logic.
Kĩ năng làm việc nhóm, làm việc trong môi trường áp lực, cường độ công việc cao, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao đối với nhân lực chất lượng, chuyên nghiệp ngành khách sạn trong bối cảnh quốc tế, toàn cầu hóa.
Nhu cầu thị trường của quản trị khách sạn quốc tế cũng rất lớn, chính vì vậy mà PGS.TS Phạm Thu Hương – Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo Trường Đại học Ngoại thương cho biết năm 2020, nhà trường sẽ mở thêm ngành Quản trị khách sạn dưới hình thức chương trình chất lượng cao chuẩn quốc tế.
Các chuyên gia tuyển sinh cũng chỉ ra cơ hội việc làm ngành Kinh tế – luật rất rộng lớn, học xong sinh viên có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt khi Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu. Đây là khối ngành rất nhiều trường đào tạo, nhiều chương trình đào tạo: hợp tác quốc tế, tiên tiến, chất lượng cao…
Tuy vậy, để phát triển tốt ở ngành học này, các em cần lưu ý đến khả năng ngoại ngữ đảm bảo yêu cầu, giao tiếp thành thạo, thì cơ hội việc làm mới cao.
Nhóm ngành Kinh tế luôn “hot” nhưng các chuyên gia vẫn cảnh báo về hiện tượng chọn ngành “thời thượng”, nhưng rồi lại thất nghiệp. Nguyên nhân là do các em chỉ có thê thành công nêu biêt chọn ngành nghê phù hợp với năng lực và ngành nghê xã hội đang thực sự cân. Việc chạy theo những ngành “thời thượng” nhưng đang dư thừa lao động là sự lựa chọn sai lâm – PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục cho hay.
“Thực tê gân đây những ngành thuộc nhóm Kinh tế như Quản trị kinh doanh, Thương mại, Ngân hàng, Tài chính… vôn là những cái tên khá “hot” đang được cảnh báo dư thừa nhân lực.
Thây không khuyên các em bỏ qua những ngành nghê như vậy nêu bản thân thật sự yêu thích nhưng thây khẳng định rằng, càng là ngành nghê “hot” thì độ sàng lọc càng cao. Các em chỉ nên chọn những ngành nghê đó khi có năng lực, đam mê thực sự thì sẽ không lo ra trường không có việc làm”, ông Nam nhấn mạnh.
Thí sinh nào nên chọn học ngành kinh tế-ngân hàng-luật?
Khối ngành kinh tế luôn dẫn đầu trong sự lựa chọn ngành học của thí sinh nhiều năm qua. Tuy nhiên, thí sinh nào mới thực sự phù hợp với ngành học này và cơ hội việc làm ra sao?
Ngọc Dương
Ngày 21.2, Báo Thanh Niên tổ chức buổi thứ 3 chương trình tư vấn trực tuyến truyền hình về chủ đề "Chọn ngành học tương lai với nhóm ngành kinh tế-ngân hàng-luật". Chương trình được phát sóng các kênh: thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube Báo Thanh Niên.
Chọn ngành học sau khi hoàn thành chương trình THPT là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Ngành học đó không chỉ đúng với năng lực, sở trường bản thân mà còn cần phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình, đáp ứng nhu cầu nhân lực xã hội.
Một buổi truyền hình trực tuyến nhóm ngành kinh tế của Báo Thanh Niên - Đ.N.T
Thống kê dựa trên số hồ sơ và nguyện vọng đăng ký dự thi nhiều năm qua, khối ngành kinh tế luôn dẫn đầu trong sự lựa chọn của thí sinh. Không chỉ nguyện vọng người học, đây cũng là khối ngành được đào tạo ở nhiều trường ĐH, CĐ nhất. Tuy nhiên, thí sinh nào mới thực sự phù hợp để theo học các ngành này, cơ hội việc làm sau 4 năm sẽ ra sao... là những băn khoăn của thí sinh chuẩn bị tham gia xét tuyển ĐH, CĐ năm nay.
Tham dự buổi trực tuyến, chuyên gia tuyển sinh đến từ các trường sẽ cung cấp thông tin tuyển sinh mới nhất của trường mình về các ngành thuộc lĩnh vực này. Bên cạnh đó, thí sinh cũng có cơ hội tìm hiểu thông tin và được tư vấn về việc lựa chọn hướng đi tốt nhất.
Chương trình sẽ diễn ra trong 4 đợt vào các khung giờ gồm: 9 giờ 30 - 10 giờ 30; 10 giờ 45 - 11 giờ 45; 14 giờ 30 - 15 giờ 30; 15 giờ 45 - 16 giờ 45.
Chuyên gia tham dự chương trình gồm:
- Tiến sĩ Dư Ngọc Bích, Trưởng khoa Luật Trường ĐH Mở TP.HCM;
- Tiến sĩ Lê Minh Hạnh, Điều phối viên ngành tài chính kế toán Trường ĐH Việt Đức;
- Tiến sĩ Phan Ngọc Minh, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM;
- Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân;
- Thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc Tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn;
- Thạc sĩ Trần Hải Nam, Phó trưởng phòng Tuyển sinh-Truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM;
- Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, Giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM;
- Thạc sĩ Đường Anh Tân, Giám đốc Trung tâm thực hành Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn;
- Thạc sĩ Hồ Thanh Tình, Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Nguyễn Tất Thành;
- Thạc sĩ Trần Thanh Huy, Phó trưởng phòng Đào tạo và công tác sinh viên Trường ĐH Hùng vương TP.HCM,
- Thạc sĩ Hoàng Thị Thoa, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM;
- Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Nhung, Phó trưởng khoa Kinh tế và quản trị Trường ĐH Hoa Sen.
09:34
Chào mừng các bạn đến với chương trình tư vấn trực tuyến CHỌN NGÀNH HỌC CHO TƯƠNG LAI với khối ngành KINH TẾ - NGÂN HÀNG - LUẬT.
Các bạn thân mến! Học ngành nào vừa phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân, điều kiện kinh tế gia đình, đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội, ra trường tìm được việc làm phù hợp nuôi sống bản thân, gia đình và nuôi dưỡng những hoài bão của mình là mục đích quan trọng nhất để thí sinh lựa chọn ngành nghề học tập. Nhận rõ tầm quan trọng của việc hướng nghiệp nên chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến của Báo Thanh Niên giai đoạn đầu tiên tập trung vào việc định hướng thí sinh chọn ngành học phù hợp cho tương lai.
Ngày hôm nay chương trình tập trung nhóm ngành kinh tế - ngân hàng - luật.
Chương trình đang được trực tuyến tại địa chỉ thanhnien.vn, Fanpage facebook báo Thanh Niên và kênh YouTube. Trong khi chương trình diễn ra, bạn đọc ngay có thể đặt câu hỏi qua các địa chỉ trên.
Chương trình chia làm 4 phần. Phần 1 có sự tham gia của các khách mời:
- Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân
- Tiến sĩ Dư Ngọc Bích, Trưởng khoa Luật Trường ĐH Mở TP.HCM
- Thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn
Khách mời tham gia phần 1 - Đào Ngọc Thạch
09:44
Tiến sĩ Võ Thanh Hải: Cơ hội việc làm khối ngành kinh tế - luật rất rộng lớn, học xong sinh viên có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt khi Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu.
Tiến sĩ Võ Thanh Hải: Cơ hội việc làm khối ngành kinh tế - luật rất rộng lớn, học xong sinh viên có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực - Đào Ngọc Thạch
Đây là khối ngành rất nhiều trường đào tạo, nhiều chương trình đào tạo: hợp tác quốc tế, tiên tiến, chất lượng cao... Và có rất nhiều phương án tuyển sinh ở khối ngành kinh tế luật: Xét tuyển học bạ, đánh giá năng lực, điểm thi THPT quốc gia... Vì vậy khi lựa chọn các ngành học, các em phải tính đến cơ hội việc làm, uy tín của trường đào tạo...
Các em cần lưu ý đến khả năng ngoại ngữ. Phải có trình độ tiếng Anh đảm bảo yêu cầu, giao tiếp thành thạo, thì cơ hội việc làm mới cao. Khảo sát của trường khi tiếp xúc với doanh nghiệp đều có yêu cầu trình độ tiếng Anh, nhất là các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.
Nhiều trường dành học bổng lớn cho khối ngành này với mong muốn tuyển chọn được sinh viên giỏi vào học.
09:51
Tiến sĩ Dư Ngọc Bích: Khối ngành kinh tế - ngân hàng - luật được nhiều thí sinh lựa chọn vì trong điều kiện kinh tế thị trường và hòa nhập quốc tế đồi hỏi nhân lực nhóm ngành này rất cao. Tỷ lệ luật sư trên dân số của Việt Nam thuộc dạng thấp, mọi hoạt động kinh doanh giao lưu thương mại phải tuân thủ pháp lý. Cơ hội làm việc nhóm ngành này rất rộng mở, trong khu vực công lẫn tư, các doanh nghiệp hay tổ chức tư vấn luật chuyên nghiệp.
Tại Trường ĐH Mở TP.HCM có đào tạo các ngành kinh tế như tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán kiểm toán, luật và luật kinh tế. Trường có thêm chương trình chất lượng cao của ngành kinh tế, ngành tài chính ngân hàng có chương trình 100% dạy bằng tiếng Anh.
Yêu cầu ngoại ngữ của khối ngành này đặt lên hàng đầu, không chỉ tiếng Anh giao tiếp mà còn tiếng Anh chuyên môn.
09:54
Thạc sĩ Cao Quảng Tư: Năm 2019, cả nước có 489.637 chỉ tiêu thì riêng khối ngành kinh tế - luật chiếm 126.473 chỉ tiêu. Trong đó 86.000 dành cho thí sinh thi THPT quốc gia, 39.000 cho các phương thức xét tuyển khác.
Từ con số này cho thấy khối ngành kinh tế - luật được thí sinh ưa chuộng, chỉ tiêu tăng lên hằng năm, góp phần đào tạo nguồn nhân lực cao cho kinh tế thị trường.
Tại Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, khối quản trị kinh doanh được sinh viên lựa chọn nhiều nhất, gồm 6 chuyên ngành đào tạo. 2 ngành mới mở năm nay của trường là logistics và quản lý chuỗi cung ứng, thương mại điện tử. Trường có các phương thức xét tuyển: xét học bạ, điểm thi THPT quốc gia, xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM.
Ngành luật kinh tế góp phần phát triển lực lượng cử nhân luật có khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế. Trường có 2 hướng giảng dạy: bằng tiếng Việt (chuẩn đầu ra là TOEIC 500 điểm trở lên) hoàn toàn và bằng tiếng Anh.
10:02
Tiến sĩ Võ Thanh Hải: Tại Trường ĐH Duy Tân khối ngành kinh tế - luật là khối ngành có thế mạnh, tích hợp các yếu tố như luật, công nghệ thông tin, ngoại ngữ... Trường xét 2.000 chỉ tiêu thì khối ngành kinh tế - luật chiếm 50% tổng chỉ tiêu.
Trường thực hiện chuyển giao chương trình hợp tác quốc tế đào tạo với ĐH ở Hoa Kỳ. Trường có 10 chương trình tài năng cho khối ngành này dành cho các em điểm cao, cơ hội miễn học phí 100%.
Năm 2020 trường mở thêm một số ngành mới là kinh doanh số (tích hợp trong lĩnh vực kinh doanh sử dụng nền tảng công nghệ thông tin), quản trị kinh doanh bất động sản - là một lĩnh vực vẫn đang rất nóng, ngành quản trị sự kiện và giải trí, rộng hơn so với ngành quan hệ công chúng.
Ngành du lịch của trường có lữ hành, quản lý khách sạn, quản trị dịch vụ lữ hành và khách sạn.
Các em lưu ý: Nền kinh tế tương lai ngày càng ít dùng tiền mặt, vì vậy nếu học khối ngành này thì nền tảng CNTT rất quan trọng, do đó các em cần lưu ý tiếng Anh và CNTT. Đồng thời có nhiều tổ hợp môn để xét vào khối ngày này, nhưng toán và văn luôn là 2 môn bắt buộc.
10:09
Tiến sĩ Dư Ngọc Bích: Trường ĐH Mở TP.HCM năm 2020 xét 4.000 chỉ tiêu. Trường có gần 30 ngành, 10 khoa, bao gồm về kinh tế, luật, công nghệ, kỹ thuật, ngoại ngữ, xã hội nhân văn. Các em có thể học song ngành tại trường. Sau năm 1, sinh viên đạt được điểm tốt thì có thể học ngành 2. Sau 4-5 năm các bạn được nhận 2 bằng, cơ hội nghề nghiệp sẽ mở rộng.
Tiến sĩ Dư Ngọc Bích: Trường ĐH Mở TP.HCM năm 2020 xét 4.000 chỉ tiêu - Đào Ngọc Thạch
Trong quá trình học, sinh viên được tăng cường tiếng Anh. Riêng ngành tài chính ngân hàng năm nay, trường có chương trình đào tạo 100% tiếng Anh.
10:19
Thạc sĩ Cao Quảng Tư: Ngành logistics và quản trị chuỗi cung ứng trong 3 năm qua được nhiều người quan tâm, nhiều trường cũng mở thêm ngành này. Ngành này đào tạo khối kiến thức cơ bản và chuyên sâu về hệ thống phân phối giao nhận và vận tải, kết nối vận chuyển kho bãi hàng hóa để mang lại giá trị lợi nhuận tốt nhất cho doanh nghiệp.
Năm 2020, trường xét ngành logistics theo 3 phương thức: THPT quốc gia, học bạ, kết quả kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2020.
Các em linh hoạt, có khả năng tư duy nhạy bén trong lĩnh vực kinh tế sẽ có thể học những ngành về kinh tế. Các em chọn ngành không nên chạy theo xu thế đám đông mà phải có đam mê, tìm hiểu kỹ các tiêu chí, đặc thù ngành nghề, khả năng đáp ứng của bản thân...
Tiến sĩ Võ Thanh Hải: Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có triển vọng phát triển ở Việt Nam rất lớn do nước ta có bờ biển dài, hệ thống cảng biển đa dạng. Hiện nay nhân lực trong lĩnh vực này đều phải tuyển trái ngành do thiếu nguồn tuyển.
Ngành này còn mới, lợi thế là còn ít người chọn nên cơ hội trúng tuyển và cơ hội nghề nghiệp cũng rất cao.
10:26
Bạn đọc hỏi: Với ngành luật có hướng đi nào sau khi ra trường. Học xong có phải sẽ thành luật sư hay không?
Sự tích hợp, liên ngành giữa khối ngành kinh tế với các ngành khác trong tương lai. Vậy các trường có sự chuyển đổi xu thế như thế nào để đáp ứng nhu cầu này?
Tiến sĩ Dư Ngọc Bích: Cử nhân ngành luật nói chung sau khi tốt nghiệp thì chưa được gọi là luật sư. Các em là chuyên viên pháp lý làm công việc tư vấn bình thường. Có thể làm ở các cơ quan nhà nước, cơ quan côn quyền như tòa án, viện kiểm sát, sở, ban ngành... Ngoài ra, các bạn còn có thể làm việc ở các doanh nghiệp: hỗ trợ pháp lý trong hoạt động kinh doanh, tập trung vào lao động, nhân sự, hợp đồng lao động, thương mại, hành chính, điều hành và các vấn đề pháp lý... Hoặc làm tại các công ty luật, văn phòng luật.
Để trở thành luật sư, các bạn phải trải qua quá trình đào tạo, khóa học nghề luật sư khoảng 1 năm, phải đạt kỳ thi tốt nghiệp, rồi thực tập luật sư trong vòng 12 tháng nữa, lúc đó mới đủ điều kiện hoàn tất hồ sơ đăng ký làm luật sư.
10:36
Tiến sĩ Võ Thanh Hải: Sự tích hợp liên ngành đã diễn ra mấy năm nay. Ứng dụng của CNTT giúp vận hành tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Các trường ĐH nếu đào tạo kinh tế theo kiểu cũ sẽ bị tụt hậu so với thực tế.
Ngoài kiến thức chuyên môn, vận hành công nghệ, còn có yếu tố ngoại ngữ. Thế giới phẳng, Việt Nam hội nhập nên số lượng người nước ngoài làm việc ở Việt Nam cũng tăng lên. Nếu các bạn không trang bị đa ngành nghề sẽ thất bại ngay trên sân nhà. Vì thế các trường tăng cường tích hợp các kiến thức trong nhiều lĩnh vực đặc biệt CNTT, ngoại ngữ vào các ngành nghề đào tạo.
Hơn nữa các em có thể học 2 ngành gần nhau hỗ trợ cho nhau như kinh tế, luật, công nghệ thông tin... để tăng năng lực cạnh tranh.
Thạc sĩ Cao Quảng Tư: Xu thế ở TP.HCM gia đình có điều kiện còn tìm người giúp việc nước ngoài để giúp con mình tiếp xúc giao tiếp bằng tiếng Anh. Các doanh nghiệp, nhà hàng cũng có rất nhiều người nước ngoài làm việc. Chúng ta đang phải cạnh tranh rất lớn, nên nếu muốn phát triển bản thân các bạn phải học tốt.
Thạc sĩ Cao Quảng Tư: Xu thế ở TP.HCM gia đình có điều kiện còn tìm người giúp việc nước ngoài để giúp con mình tiếp xúc giao tiếp bằng tiếng Anh. - Đào Ngọc Thạch
10:37
** Thưa quý độc giả, quý phụ huynh, chúng tôi hy vọng quý vị đã có được những thông tin, hiểu biết cần thiết về khối ngành kinh tế để có thể quyết định đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường ĐH trong năm 2020. Chương trình sẽ tiếp tục phần 2 vào 10 giờ 45 với sự tham gia của các trường ĐH có đào tạo khối ngành kinh tế.
Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi cũng tại địa chỉ này.
10:48
* Chào mừng các bạn trở lại với chương trình tư vấn trực tuyến CHỌN NGÀNH HỌC CHO TƯƠNG LAI với khối ngành KINH TẾ - NGÂN HÀNG - LUẬT
Phần 2 có sự tham gia của các khách mời:
- Thạc sĩ Hoàng Thị Thoa - Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM
- Thạc sĩ Trần Hải Nam, Phó trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh - truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH)
- Thạc sĩ Hồ Thanh Tình - Phó giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
Khách mời tham gia phần 2 - Đào Ngọc Thạch
10:54
Thạc sĩ Hoàng Thị Thoa: Nhóm ngành kinh tế - luật có lượng thí sinh đăng ký đầu vào qua các năm rất lớn, do nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển hội nhập, cơ hội việc làm tương đối cao. Thí sinh lưu ý cần xác định ngành nào mình thích, bên cạnh đó là năng lực, sở trường của bản thân và điều kiện kinh tế gia đình. Nhóm ngành kinh tế - luật, bên cạnh chuyên môn còn đòi hỏi các kỹ năng để thích ứng và hòa nhập trong nền kinh tế mở và hội nhập.
Thạc sĩ Hoàng Thị Thoa: Nhóm ngành kinh tế - luật có lượng thí sinh đăng ký đầu vào qua các năm rất lớn, do nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển hội nhập, cơ hội việc làm tương đối cao - Đào Ngọc Thạch
Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM đang mở rộng thêm các nhóm ngành kinh doanh quốc tế, kinh tế quốc tế, ngôn ngữ Anh... là những ngành có nhu cầu nhân lực lớn, thí sinh quan tâm nhiều.
11:00
Thạc sĩ Trần Hải Nam: Hiện nay dịch Covid-19 đang ảnh hưởng rất lớn đến việc học và ôn thi khi các em nghỉ học ở nhà. Thời điểm này hằng năm đang là cao điểm trong việc học tập và tư vấn tuyển sinh, còn năm nay thì lời khuyên dành cho các bạn là nên tìm hiểu kỹ thông tin ngành nghề và tuyển sinh các trường. Nếu cần thì liên hệ các số điện thoại nóng của trường để được chia sẻ thêm.
Trường ĐH Công nghệ TP.HCM tuyển sinh theo 4 phương thức: kết quả thi THPT quốc gia, học bạ, điểm thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM và kỳ thi đánh giá năng lực do trường tự tổ chức.
Riêng nhóm ngành kinh tế, trường có quản trị kinh doanh, thương mại điện tử, tài chính ngân hàng, luật kinh tế... Kinh tế thường được xem là ngành "hot" khi số lượng thí sinh đăng ký luôn vượt trội hơn các ngành khác. Chỉ sau nhóm ngành kỹ thuật công nghệ, nhu cầu nhân lực nhóm ngành này chiếm tới 30%. Cơ hội việc làm trong các ngành kinh tế cũng rộng hơn.
11:01
Thạc sĩ Hồ Thanh Tình: Sự phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay đang cần nhiều nhân lực khối ngành kinh tế. Hiện Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đang đào tạo các ngành liên quan khối này gồm: luật kinh tế, marketing, thương mại điện tử... Thời gian nghỉ học này, học sinh nên tranh thủ ôn tập và tìm hiểu ngành nghề lựa chọn.
11:13
Bạn đọc hỏi: Logistics, thương mại điện tử đào tạo gì, cơ hội việc làm ra sao?
-Thạc sĩ Trần Hải Nam: Tên đúng của ngành là logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Đây là ngành quản lý một mặt hàng từ khi sản xuất cho đến tay người tiêu dùng thông qua các hình thức vận tải, giao nhận... Thương mại điện tử có thể hiểu nôm na là kinh doanh trực tuyến, quảng bá sản phẩm và thực hiện giao dịch điện tử. Hiện nay các ngành này đều áp dụng công nghệ thông tin nhiều.
Từ ngày 2.5, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM sẽ bắt đầu xét tuyển theo hình thức xét học bạ vào các ngành của trường - Đào Ngọc Thạch
Từ ngày 2.5, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM sẽ bắt đầu xét tuyển theo hình thức xét học bạ vào các ngành của trường. Bốn phương thức mà trường xét tuyển trong năm nay chỉ khác nhau về hình thức tuyển đầu vào nhưng quá trình học và bằng cấp thì giá trị như nhau.
11:15
Bạn đọc hỏi: Ngành luật và kinh tế-luật có khác nhau không, làm việc ở các ngân hàng được không và có đòi hỏi người học có khả năng ghi nhớ tốt không?
-Thạc sĩ Hoàng Thị Thoa: Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM có đào tạo ngành kinh tế-luật, trang bị kiến thức về tâm lý, xã hội học và các kiến thức chuyên môn về luật. Sinh viên ra trường làm việc tại văn phòng công chứng, văn phòng thừa phát lại, bộ phận pháp chế, phòng tư pháp, đơn vị hành chính nhà nước...Trong đó, các ngân hàng cũng cần bộ phận tư vấn pháp lý. Với sinh viên không có khả năng ghi nhớ thì có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ ghi nhớ, trang bị các kỹ năng để tăng cường ghi nhớ...
Trường có 3 phương thức xét tuyển: điểm thi THPT quốc gia, xét học bạ và điểm thi năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM.
11:22
Bạn đọc hỏi: Bao nhiêu điểm vào ngành quản trị kinh doanh của trường, ngành này học những gì?
Thạc sĩ Hồ Thanh Tình: Quản trị kinh doanh là một ngành rất rộng, với nhiều chuyên ngành khác nhau về quản trị nhân sự, thương mại quốc tế... Trường ĐH Nguyễn Tất Thành thuộc doanh nghiệp, sinh viên ngành quản trị kinh doanh được thực hành, tiếp xúc với doanh nghiệp từ rất sớm.
11:29
Thạc sĩ Trần Hải Nam: Tài chính ngân hàng có 2 chuyên ngành là tài chính và ngân hàng. Ngành này liên quan đến những con số nên đòi hỏi môn toán cần học từ khá trở lên. Bên cạnh đó, ngành tài chính ngân hàng còn đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận. Ngành này có cơ hội việc làm lớn, đặc biệt là những ngân hàng ký kết hợp tác với trường trong tiếp nhận thực tập sinh viên và tuyển dụng.
Ngành tài chính ngân hành của trường cũng tuyển sinh theo 4 hình thức, trong đó từ ngày 1.4-30.6 trường sẽ tổ chức đăng ký dự thi kỳ thi đánh giá năng lực. Lịch thi trường sẽ thông báo sau.
Phương thức xét học bạ được chọn tối đa 3 ngành/1 hồ sơ, khi trúng tuyển, thí sinh được lựa chọn 1 ngành để theo học.
11:33
Bạn đọc hỏi: Triển vọng nghề nghiệp của ngành kinh doanh quốc tế?
Thạc sĩ Hoàng Thị Thoa: Kinh doanh quốc tế là ngành mới được trường tuyển sinh từ năm 2019, là ngành có triển vọng nghề nghiệp cao trong nền kinh tế hội nhập. Theo học ngành này, sinh viên được trang bị kiến thức về kinh doanh, vận tải, marketing quốc tế... Vị trí làm việc là phòng kinh doanh, xuất nhập khẩu... Thí sinh có quyền đăng ký nhiều nguyện vọng khi xét học bạ nhưng nên chọn những ngành thực sự phù hợp để phát triển tốt nhất trong tương lai.
11:36
Bạn đọc hỏi: Marketing đào tạo những gì?
Thạc sĩ Hồ Thanh Tình: Quảng bá, giới thiệu một sản phẩm đến tay người tiêu dùng là vai trò của bộ phận marketing. Đây là bộ phận rất quan trọng trong sự phát triển của một đơn vị, doanh nghiệp.
Quảng bá, giới thiệu một sản phẩm đến tay người tiêu dùng là vai trò của bộ phận marketing. Đây là bộ phận rất quan trọng trong sự phát triển của một đơn vị, doanh nghiệp. - Đào Ngọc Thạch
Điểm chuẩn các ngành của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành năm ngoái là 18 điểm xét theo học bạ điểm 3 môn lớp 12, xét theo điểm kỳ thi THPT quốc gia bằng điểm sàn của bộ. Năm nay trường xét 6.250 chỉ tiêu.
11:43
Bạn đọc hỏi: Ngôn ngữ Nhật và tâm lý học?
Thạc sĩ Trần Hải Nam: Ngôn ngữ Nhật hiện được nhiều bạn trẻ theo học. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư nhiều, cơ hội việc làm với người học ngành này tại Việt Nam và Nhật Bản rất nhiều. Bên cạnh đó, cơ hội làm việc trong lĩnh vực du lịch khá cao. Khi học ngành này, sinh viên chọn học thêm ngoại ngữ 2 và khi tốt nghiệp sẽ thành thạo 2 thứ tiếng. Tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, sinh viên học ngành này sẽ được học trực tiếp với giảng viên bản xứ, có cơ hội thực tập giao lưu tại Nhật Bản.
Tâm lý học đòi hỏi có khả năng tốt về lắng nghe và giao tiếp, đây cũng là ngành rất "nóng" về cơ hội việc làm trong xã hội vốn nhiều áp lực ngày nay.
11:47
Bạn đọc hỏi: Nhiều người chọn học kinh tế, vậy ra trường có thiếu việc làm không?
Thạc sĩ Hoàng Thị Thoa: Ngoài nhóm ngành kinh tế, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM có đào tạo các ngành liên quan đến quản trị dịch vụ du lịch, kỹ thuật chế biến nấu ăn. Chương trình đào tạo của trường là 3,5 năm với 134 tín chỉ, trong đó tăng 20-25% thời lượng thực hành so với trước đây.
Thạc sĩ Hồ Thanh Tình: Học kinh tế có thể tự mình để khởi nghiệp vì các bạn có kiến thức nền khá tốt. Nhưng nếu không chọn hướng đi riêng cho mình thì tốt nghiệp các ngành này, sinh viên cũng có thể làm việc cho nhiều đơn vị.
11:51
Bạn đọc hỏi: Ngành logistics đào tạo gì?
Thạc sĩ Trần Hải Nam: Một sản phẩm từ doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng phải qua giai đoạn vận chuyển, học ngành logistics sinh viên học cả kiến thức về kỹ thuật và kinh doanh nên kiến thức có sự giao thoa giữa 2 lĩnh vực trên.
Trong thời điểm nghỉ học tránh dịch này, thí sinh chịu khó tìm hiểu kỹ thông tin về lựa chọn ngành nghề. Chẳng hạn theo dõi thông tin từ chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến này của Báo Thanh Niên để hiểu hơn về các ngành nghề.
11:52
** Thưa quý độc giả, quý phụ huynh, chúng tôi hy vọng quý vị đã có được những thông tin, hiểu biết cần thiết về khối ngành kinh tế để có thể quyết định đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường ĐH trong năm 2020. Chương trình sẽ tiếp tục phần 3 vào 14 giờ 30 với sự tham gia của các trường ĐH có đào tạo khối ngành kinh tế.
Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi cũng tại địa chỉ này.
Theo thanhnien
Tuyển sinh 2020: Chọn ngành gì hot nhất, học trường nào? Chọn ngành gì hay học trường nào luôn là bài toán khó không chỉ khiến các bạn học sinh lớp 12 đau đầu mà còn là nỗi lo lắng của nhiều phụ huynh. Nếu bạn đang trong tình trạng rối như tơ vò về việc chọn ngành, chọn nghề để ra trường không lo thất nghiệp thì có thể tham khảo bài viết...