Nên học báo chí ở Học viện Báo chí & Tuyên truyền hay ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn: Đây là bảng so sánh giúp bạn chọn đúng
Đây là 2 ngôi trường có chất lượng đào tạo Báo chí hàng đầu cả nước nên cũng khá “cân não” thí sinh khi lựa chọn.
“Báo chí – truyền thông” là một trong những ngành học hot nhất vài năm trở lại đây. Năm 2020, ngành Báo chí của Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội lấy đến 28.5 điểm. Trong khi đó, các chuyên ngành Báo chí của Học viện Báo chí & Tuyên truyền cũng lấy từ 22 đến 34.25 điểm (thang điểm 40).
Tại Hà Nội, Học viện Báo chí & Tuyên truyền và ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn được xem là 2 trường top đầu trong việc đào tào lĩnh vực Báo chí. Điều này cũng khiến nhiều sĩ tử băn khoăn không biết nên chọn lựa ngôi trường nào thì phù hợp hơn.
Dưới đây, chúng tôi so sánh một số tiêu chí như danh tiếng, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, mức học phí để sĩ tử có cái nhìn tổng quát hơn.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC)
- Địa chỉ: 36 Xuân Thủy, quận Cầu Giấy
Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC), được thành lập năm 1962. Đây là trường Đảng, trường đại học trọng điểm quốc gia, trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và cũng là trường đầu ngành về giảng dạy lý luận chính trị và báo chí, truyền thông ở Việt Nam.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Hiện tại trường đang đào tạo 40 ngành/chuyên ngành, trong đó các chuyên ngành liên quan đến báo chí bao gồm: Báo in, Báo phát thanh, Báo truyền hình, Báo mạng điện tử, Báo truyền hình chất lượng cao, Báo mạng điện tử chất lượng cao, Ảnh báo chí, Quay phim truyền hình.
Ngoài ra, trường còn mở thêm các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí, nghiệp vụ Sư phạm,…
> Về cơ sở vật chất:
Ngoài ra AJC có wifi phủ sóng toàn khuôn viên trường và các phòng học. Trường cũng có 5 căn tin để phục vụ nhu cầu ăn uống của sinh viên.
> Đội ngũ giảng viên:
Vì là trường chuyên về đào tạo Báo chí – Truyền thông nên đội ngũ giảng viên của AJC có chuyên môn cực vững. Hiện đội ngũ cán bộ, giảng viên của Học viện có hơn 390 người. Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy chiếm 70%, trong đó có 23 GS, PGS; 77 Tiến sĩ; 164 Thạc sĩ.
> Đại học liên kết:
Học viện đã và đang hợp tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học với nhiều trường ĐH có uy tín trên thế giới như ĐH Công nghệ Sydney (UTS), ĐH Monash, ĐH Latrobe của Australia,…
> Học phí:
Học phí sinh viên các lớp đại học chính quy khóa 40 (2020-2024), độc giả tham khảo:
Video đang HOT
Học phí các ngành đào tạo chất lượng cao khóa học 2021 – 2025 được công bố trên website chính thức của nhà trường:
So với nhiều trường đại học top đầu khác, Học viện Báo chí và Tuyên truyền được đánh giá là có mức học phí “mềm” hơn. Ngoài ra học bổng được trao 2 lần/năm.
> Hoạt động ngoại khóa: Trường Báo có rất nhiều CLB như Văn nghệ xung xích, Sinh viên xung kích, Sóng trẻ, CLB ghi ta, CLB sáo trúc, CLB võ thuật,… Các CLB đều hoạt động cực kỳ sôi nổi và thường xuyên tổ chức các hoạt động, sự kiện. Cũng vì vậy mà sinh viên đặt cho trường Báo biệt danh “Học viện Biểu diễn và Tổ chức sự kiện”.
> Vị trí địa lý : Học viện Báo chí và Tuyên truyền là “hàng xóm” của Đại học Ngoại ngữ Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội. Xa hơn chút nữa là trường Đại học Giao thông Vận tải. Xung quanh trường có nhiều điểm xe bus, thuận tiện cho sinh viên di chuyển. Ngoài ra, trường còn gần khu chợ sinh viên nổi tiếng nhất nhì Hà Nội là chợ Nhà Xanh. Ngoài ra, cách trường không xa là “thiên đường ăn vặt Nghĩa Tân”,…
Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (VNU-USSH)
- Địa chỉ: 336 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân
VNU-USSH là trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội. Khoa Báo chí (Trường Đại học Tổng hợp, thành lập năm 1990) – nay là Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) – là một trong những trung tâm đào tạo và nghiên cứu báo chí/truyền thông lớn nhất ở Việt Nam. Đây là đơn vị đầu tiên đào tạo/nghiên cứu báo chí tại một trường đại học không nằm trong hệ thống trường Đảng.
> Về cơ sở vật chất:
- Hệ thống phòng học thông minh, giảng đường, phòng tự học của sinh viên.
- Trung tâm Đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin với hơn 300 máy tính đồng bộ, 4 máy chủ, cài đặt hệ thống phần mềm giảng dạy trực tuyến Learning Management System, phần mềm chuyên dụng cho các hoạt động của Nhà trường (phần mềm về đào tạo như đăng ký môn học, phần mềm quản lý các học phần, phần mềm thu học phí, phần mềm quản lý công tác sinh viên…).
- Bên cạnh đó, mạng internet được lắp đặt, với tốc độ đường truyền là 80Mb, mạng wifi đã được phủ sóng toàn trường giúp SV có thể truy cập internet được dễ dàng.
> Đội ngũ giảng viên: Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông của trường có đội ngũ hơn 50 giảng viên kiêm nhiệm, mời giảng là những chuyên gia hàng đầu về báo chí và quản lý báo chí ở Việt Nam hiện nay.
> Học phí:
Độc giả tham khảo mức học phí ngành Báo chí năm 2020:
> Hoạt động ngoại khóa: Giống như trường Báo chí, trường Nhân văn cũng có rất nhiều câu lạc bộ hoạt động sôi nổi. Một số câu lạc bộ nổi bật có thể kể đến như: CLB Ngọn lửa tuổi 20 (Đoàn TN), Đội SVTN Xung kích (Hội SV), Đội Sinh viên làm CTXH (Hội SV), CLB Hoa đá (Hội SV), Đội thanh niên vận động hiến máu Nhân văn (Hội SV), CLB Nhân văn bình đẳng giới (Hội SV),…
> Vị trí địa lý: Nằm ở vị trí trung tâm ở phía Nam Hà Nội, sinh viên trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn có nhiều địa điểm vui chơi. Trong đó nổi bật là Trung tâm Thương mại Royal City, Siêu thị Big C Thăng Long… hay địa điểm ngắm cảnh như: hồ Văn Quán, chợ sinh viên Phùng Khoang.
>> Nhìn chung cả hai trường đều là “ông lớn” trong khối ngành Báo chí và có chất lượng đào tạo không hề thua kém nhau. Quan trọng nhất, ngoài học ở trường lớp thì sinh viên còn phải tích cực học tập, trau dồi thêm các kiến thức ở ngoài xã hội, các kỹ năng mềm,… Cái căn bản, cái nền móng, sự chăm chỉ, không ngại làm từ những việc nhỏ nhất mới khiến con người có thể trở nên thành công thực sự và bền vững.
Học ngành Truyền thông chính sách ra trường có thể ứng tuyển các vị trí nào?
Truyền thông chính sách đang trở thành ngành nghề quan trọng và cần thiết đối với nhu cầu thực tiễn hiện nay. Vậy ngành Truyền thông chính sách là ngành gì?
Truyền thông chính sách là một khái niệm khá mới ở nước ta và thường xuyên được nhắc tới thời gian qua.
Để làm rõ hơn về chuyên ngành mới mẻ này, phóng viên Tạp chí điện tử giáo dục Việt Nam có trao đổi với Tiến sĩ Đinh Thanh Tâm - Phó Trưởng khoa Tuyên truyền, đồng thời đang là chủ nhiệm lớp truyền thông chính sách K38 - Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Tiến sĩ Đinh Thanh Tâm- Phó Trưởng khoa Tuyên truyền - Học viện Báo chí và Tuyên Truyền
Phóng viên: Tiến sĩ có thể cho biết có điểm gì mới ở chuyên ngành truyền thông chính sách - Khoa Tuyên truyền ?
Tiến sĩ Đinh Thanh Tâm: Truyền thông chính sách là một phần trong hoạt động của chính phủ nhằm đưa thông tin về chính sách đến người dân, thuyết phục họ thay đổi nhận thức và hành vi đúng pháp luật, là kênh để chính phủ lấy ý kiến nhân dân khi xây dựng chính sách mới, điều chỉnh chính sách hiện tại, tạo ra sự đồng thuận xã hội.
Quá trình truyền thông chính sách không chỉ là quá trình áp đặt mong muốn của chủ thể chính sách hay chủ thể truyền thông chính sách đối với công chúng.
Truyền thông chính sách cần là quá trình đối thoại chính sách, kích thích sự tham gia tích cực, chủ động của công chúng. Sự tham gia của công chúng không chỉ dựa trên nền tảng lợi ích mà cả hiểu biết và trách nhiệm xã hội.
Năng lực truyền thông và trách nhiệm truyền thông khi đó trở thành hai mặt của một vấn đề với mối quan hệ biện chứng thúc đẩy lẫn nhau.
Nhận thức rõ vai trò của truyền thông chính sách sẽ giúp chính phủ và các nhà truyền thông có chiến lược phù hợp, xây dựng sự đồng thuận xã hội.
Trong bối cảnh hiện nay, truyền thông chính sách của các cơ quan nhà nước càng trở nên quan trọng và cấp thiết, là nhiệm vụ quan trọng trong công tác truyền thông của các cơ quan quản lý nhà nước, là khâu không thể thiếu được trong quá trình tổ chức, thực thi chính sách trong giai đoạn hiện nay tuy nhiên vấn đề này lại chưa được quan tâm đúng mức.
Tuy vậy, Truyền thông chính sách là một chuyên ngành rất mới mẻ ở nước ta việc nhu cầu nhân lực cho ngành này rất lớn.
Tại Việt Nam đã có rất nhiều trường dạy về truyền thông, quảng cáo, báo chí..., nhưng riêng với chuyên ngành truyền thông chính sách thì có rất ít trường đào tạo chuyên sâu.
Có thể nói rằng, các vấn đề xây dựng, ban hành, thực thi chính sách và truyền thông chính sách ở nước ta đang phát triển ngày càng gây được sự chú ý, thậm chí quan tâm cao độ của công chúng và dư luận xã hội.
Vì vậy, chú trọng đào tạo truyền thông chính sách là vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Nhận thức rõ ý nghĩa to lớn đó, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã đưa Truyền thông chính sách vào thành chuyên ngành giảng dạy từ năm 2018 và đến nay đã dần khẳng định được tầm quan trọng của lĩnh vực này.
Các cán bộ Giảng viên khoa Tuyên truyền. Ảnh Khoa Tuyên truyền
Phóng viên : Đối với một cử nhân chuyên ngành Truyền thông chính sách, sinh viên ra trường sẽ được trang bị những kỹ năng gì thưa Tiến sĩ?
Tiến sĩ Đinh Thanh Tâm : Theo học Truyền thông chính sách tại Khoa Tuyên truyền - Học viện Báo chí và Tuyên tuyền, các học viên sẽ được trau dồi những kiến thức cơ bản về văn hóa, xã hội...; kĩ năng thẩm định, tổ chức, triền khai thực hiện để đánh giá các dự án, kế hoạch, dịch vụ và đặc biệt là sáng tạo những sản phẩm truyền thông chính sách qua quá trình học tập và hoạt động ngoại khóa tại trường.
Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được củng cố thêm về kĩ năng giao tiếp, phát ngôn, thuyết trình trước công chúng và soạn thảo được các văn bản truyền thông chính sách.
Ngoài ra, quá trình học tập sẽ giúp các bạn có kĩ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, thích ứng với sự sáng tạo của công việc.
Phóng viên: Tiến sĩ có thể cho biết Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành truyền thông chính sách có thể ứng tuyển ở các vị trí nào?
Tiến sĩ Đinh Thanh Tâm : Truyền thông chính sách là ngành học có sự giao thoa kiến thức của nhiều lĩnh vực như : Truyền thông, tuyên truyền, báo chí, văn hóa chính trị - xã hội... nên cơ hội việc làm sau khi ra trường là khá đa dạng, hấp dẫn.
Đối với sinh viên thuộc chuyên ngành Truyền thông chính sách, khi tốt nghiệp có thể ứng tuyển ở các vị trí sau: cán bộ tuyên truyền giáo dục trong các cơ quan từ trung ương đến cơ sở; cán bộ truyền thông ở các văn phòng chính phủ, các bộ ngành Ủy ban nhân dân các cấp.
Người phát ngôn phụ trách giao tiếp báo chí của các cơ quan chính quyền, của lực lượng vũ trang, của các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp công lập.
Đội ngũ cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về lĩnh vực truyền thông chính sách.
Phụ trách các mảng truyền thông ở những cơ quan, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, hoặc là hoạt động truyền thông nội bộ ở trong các doanh nghiệp....
Sinh viên chuyên ngành Truyền thông chính sách K38. Ảnh Khoa Tuyên truyền
Phóng viên: Đối với ngành Truyền thông chính sách, sinh viên muốn đăng ký vào ngành này cần đáp ứng những yêu cầu gì thưa Tiến sĩ?
Tiến sĩ Đinh Thanh Tâm : Trước hết, để ứng tuyển vào ngành này vẫn phải theo những quy định đầu vào của Bộ Giáo dục và Đào tạo (tốt nghiệp Trung học phổ thông, đủ điểm xét tuyển, ...)
Ngoài ra, sinh viên cần phát huy tính tích cực trong các hoạt động dạy và học; tăng cường trao đổi, thảo luận, tạo sự hứng thú và nâng cao hiệu quả môn học.
Tuy nhiên, yêu cầu quan trọng nhất đối với người học ngành này là phải có sự đam mê, say mê, năng động sáng tạo, muốn thử nghiệm mình để công tác trong những lĩnh vực về truyền thông thì hoàn toàn có thể tham gia ứng tuyển vào lĩnh vực này.
Xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ!
Chương trình đào tạo, môi trường thực hành
Với đội ngũ giảng viên nhiều kinh nghiệm cùng mô hình đào tạo của các trường đại học tiên tiến trong và ngoài nước, chuyên ngành Truyền thông chính sách thuộc học viện Báo chí và Tuyên truyền hướng đến mục tiêu đào tạo sinh viên có kiến thức, đạo đức, kỹ năng và năng lực toàn diện để phù hợp với các tổ chức chính trị, đơn vị truyền thông hay cơ quan báo chí.
Các học viên sẽ được thực tập tại các trung tâm truyền thông thuộc các sở, ban ngành. Ngoài ra có thể tham gia làm việc tại các mảng truyền thông của các cơ quan, doanh nghiệp.
Một số môn học tiêu biểu của chương trình cử nhân chuyên ngành Truyền thông chính sách:
Lý thuyết truyền thông và vận động chính sách, lý thuyết và kỹ năng truyền thông trực tiếp, quản lý truyền thông đại chúng và phương tiện truyền thông mới, cổ động và tổ chức sự kiện... cùng nhiều môn học khác.
Với tổng cộng 130 tín chỉ tích lũy - tương đương với 4 năm đào tạo, sinh viên có thể hoàn thành khóa học và sẵn sàng làm việc trong môi trường thực tế.
Đến nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền là trường đại học duy nhất trên cả nước đào tạo về chuyên ngành Truyền thông chính sách bậc cử nhân.
Năm 2021, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tuyển sinh 50 chỉ tiêu với ngành Truyền thông chính sách.
Đối với các thí sinh muốn ứng tuyển có thể tham gia xét tuyển bằng 4 phương thức sau: Xét tuyển học bạ; Xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông; Xét tuyển kết hợp; Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển.
Đại học Cần Thơ và Đại học Trà Vinh tham gia đào tạo tiến sĩ theo Đề án 89 Bộ Giáo dục và ào tạo (GD&T) vừa có Quyết định số 1835/Q-BGDT ban hành danh sách các cơ sở đào tạo tham gia đào tạo và các ngành đào tạo (đợt tháng 6-2021) theo ề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn...