Nên giảm số lượng bài kiểm tra đối với học sinh vì dịch Covid-9
Nhiều giáo viên cho rằng nên giảm số lượng bài kiểm tra để phù hợp với bối cảnh học sinh phải nghỉ học kéo dài cũng như chương trình đã giảm tải.
Nhiều ý kiến cho rằng nên giảm số bài kiểm tra trong học kỳ 2 – B.THANH
Việc học bị gián đoạn vì dịch Covid-19, kiến thức đã được điều chỉnh theo hướng giảm tải, do vậy nhiều giáo viên có ý kiến nên giảm số bài kiểm tra đối với học sinh.
Giảm từ 1 đến 2 bài kiểm tra 1 tiết
Theo như quy định của Bộ, trong thời gian tạm nghỉ do ảnh hưởng của dịch bênh, giáo viên thực hiện các bài giảng online, bài giảng trực tuyến và có thể chủ động tổ chức thực hiện bài kiểm tra 15 phút, bài kiểm tra miệng có hệ số 1. Còn bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra học kỳ sẽ thực hiện khi học sinh quay trở lại trường thì
Theo giáo viên Võ Kim Bảo, Trường THCS Nguyễn Du (Q.1, TP.HCM) trong học kỳ 2 của học sinh lớp 9, riêng môn ngữ văn có 9 cột điểm, trong đó 4 cột điểm kiểm tra thường xuyên có hệ số 1, thầy cô sẽ căn cứ vào tiến độ bài học online, trực tuyến hay truyền hình để kiểm tra học sinh sao cho nhẹ nhàng, không gây áp lực không đáng có. Nhưng còn lại là các bài kiểm tra 1 tiết, khi trở lại với việc học, các em sẽ phải liên tục làm để hoàn thành, sẽ rất áp lực.
Video đang HOT
Đặc biệt, thầy Bảo còn cho hay, trong hướng dẫn giảm tải môn ngữ văn lớp 9, các bài kiểm tra về thơ, kiểm tra về truyện, kiểm tra phần tiếng Việt đều được chỉ định “không thực hiện”. Vậy nên theo cô Bảo, nên giảm bớt số cột điểm kiểm tra đối với học sinh, có thể từ 1 đến 2 bài, chẳng hạn.
Tương tự, giáo viên T.T.L, dạy ngữ văn tại Q.9, TP.HCM, nói rằng trong nội dung hướng dẫn giảm tải, bài kiểm tra thường xuyên thì không quy định, còn các bài kiểm tra 1 tiết là bài kiểm tra định kỳ thì không thực hiện. Vậy không biết Bộ có tính toán phương án giảm bài kiểm tra một tiết hay không?
Áp lực lớn nếu thực hiện đủ cột điểm
Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), phân tích sau khi đã giảm tải nội dung chương trình và trong bối cảnh thời gian học tập cũng như hình thức học tập bị ảnh hưởng nhiều mà vẫn thực hiện đúng chỉ tiêu số cột điểm thì cũng gây khó cho cả giáo viên lẫn học sinh. Theo tôi, nên giảm số cột điểm kiểm tra để thích ứng với thực tế và giảm áp lực cho cả thầy lẫn trò.
Hiện nay, khi thực hiện dạy online, trực tuyến chỉ kiểm tra thường xuyên, giám sát đánh giá thái độ năng lực học tập của học sinh và tinh thần là khi nào đi học trở lại mới kiểm tra định kỳ. Như vậy, lúc đó giáo viên cùng học sinh phải gấp rút bổ sung kiến thức, gấp rút kiểm tra cho đủ số cột và đặc biệt học sinh lớp 12 còn gấp rút ôn thi THPT quốc gia. Tất cả mọi việc đều phải gấp rút thực hiện với cường độ cao, áp lực lên học trò là rất lớn vì vậy cần có giải pháp hữu hiệu.
Do thời gian không nhiều và cũng không biết khi nào dịch bệnh mới kết thúc, nên chăng Bộ cân nhắc tính toán sao cho cột điểm bài kiểm tra tỷ lệ thuận với thời gian học tập cho phù hợp.
Ở bậc tiểu học, cô Võ Thị Thùy Linh (Q.Tân Phú, TP.HCM), cho hay nên giảm tải bài kiểm tra giữa kỳ đối với học sinh lớp 4, lớp 5. Thực ra, bài kiểm tra này chỉ là bước đệm để giáo viên nắm bắt tình hình học tập, năng lực học tập của học trò. Còn phụ huynh cũng biết để tham gia kèm cặp con em. Tuy nhiên với tình hình hiện tại thì không nên tạo áp lực cũng như thực ra giáo viên vẫn chủ động đánh giá được khả năng của học sinh, qua nhiều hình thức chứ không cứ là bài kiểm tra.
Bích Thanh
Giảm tải thi THPT quốc gia 2020, học sinh bớt lo
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 phải nghỉ học kéo dài trong khi kỳ thi THPT quốc gia ngày càng gần hơn, khiến không ít học sinh lo lắng.
Theo dự kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi THPT Quốc gia 2020 sẽ diễn ra từ ngày 8-11/8/2020 và đề thi THPT Quốc gia năm nay sẽ không có kiến thức của phần đã giảm tải của chương trình học. Điều này giúp nhiều học sinh cảm thấy bớt lo lắng hơn khi mà dịch bệnh Covid-19 đang gây xáo trộn việc dạy và học.
Kỳ thi THPT Quốc gia 2020 về cơ bản được tổ chức như năm 2019. Tuy nhiên sẽ tăng mức kỷ luật so với năm ngoái như: hủy toàn bộ kết quả bài thi nếu bị đình chỉ thi; Phó Trưởng điểm thi hoặc thư ký trực tại phòng bảo quản đề thi, bài thi trong suốt thời gian thi, bài thi được lưu lại điểm thi (trước đây chỉ trực đêm); mỗi hội đồng được chấm thi tại không quá 2 khu vực (Thay vì 1 khu vực) và cán bộ đánh phách phải được cách ly tuyệt đối. Điều đáng chú ý hơn cả trong kỳ thi năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh giảm 5-7 tuần học và đề thi THPT quốc gia sẽ được xây dựng theo chương trình tinh giản.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 phải nghỉ học kéo dài trong khi kỳ thi THPT Quốc gia lại đang đến gần, theo em Trần Tố Uyên, học sinh lớp 12, trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TPHCM), nghỉ học kéo dài đồng nghĩa với việc kiến thức học kỳ 2 lớp 12 gần như không đảm bảo để thi, mặc dù có học online. Nhưng sau khi biết được kỳ thi sắp tới sẽ được giảm chương trình học, giảm tải nội dung thi, Uyên bớt lo hơn
So với năm 2019, kỳ thi THPT Quốc gia năm nay không có sự thay đổi về kết cấu các môn thi, vẫn là 3 môn chính (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và tổ hợp môn Khoa học Tự nhiên, Khoa học xã hội. Tuy nhiên trước tình hình hiện nay, nội dung chương trình học được điều chỉnh, tinh giản để phù hợp với điều kiện học của học sinh trong mùa dịch.
Bà Nguyễn Ngọc Khánh Vân, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Gia Định, quận Bình Thạnh cho rằng, số lượng môn thi hiện giờ là phù hợp để chúng ta có thể phân định được học sinh tùy theo năng lực các em, bỏ môn thi sẽ ảnh hưởng đến kết quả tuyển sinh của các trường đại học, điều chỉnh đề thi là phù hợp: "Việc giảm tải nội dung để các em có thể thi được trong các kỳ thi thì nó sẽ tốt hơn. Đề thi có thể nằm trong kiến thức mà các em đã học ở lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12 là chính, kiến thức kỳ 2 lớp 12 gọn nhẹ lại thì các em vẫn được đánh giá và được lựa chọn đúng"
Mặc dù chương trình học giảm tải, đề thi tinh giản nhưng phương thức tuyển sinh đại học 2020 không thay đổi nhiều so với năm ngoái.
Theo Tiến sỹ Nhan Cẩm Trí, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP HCM, do học sinh nghỉ dài, thời gian thi bị lùi tới tháng 8 nên các trường sẽ kéo dài thời gian nhận hồ sơ tuyển sinh, chia ra làm nhiều đợt và sẽ linh động trong việc xét học bạ, sẽ xét 5 kỳ thay vì 6 kỳ học như mọi năm.
Ông Nhan Cẩm Trí cho biết: "Năm 2020 có 4 phương thức xét tuyển. Đầu tiên dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia, thứ 2 dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM, thứ 3 xét tuyển học bạ lớp 12 với tổ hợp 3 môn và xét học bạ theo tổng điểm trung bình của 5 học kỳ. Tại thời điểm này, các bạn học sinh lớp 12 có thể ứng tuyển vào trường Đại học TP HCM bằng kết quả học tập của mình".
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã công bố đề tham khảo thi THPT Quốc gia 2020 giúp học sinh và các nhà trường định hướng ôn tập dễ dàng và phù hợp hơn. Tuy nhiên, theo một số ý kiến, nội dung tinh giản ở mỗi môn học là khác nhau nhưng nguyên tắc chung của đề thi là cần giảm các nội dung nâng cao, chỉ giữ phần cốt lõi của mỗi môn học, đảm bảo yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng để phù hợp với tình hình hiện nay./.
Thúy Mai-Hà Anh
Kỳ thi vào lớp 10 THPT của Hà Nội: Có kiến nghị bỏ môn thi thứ 4 Nhiều ý kiến tiếp tục kiến nghị nên bỏ môn thi thứ 4 cho phù hợp với học sinh phải nghỉ học kéo dài do dịch bệnh Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố phương thức tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2020-2021 giữ nguyên như năm ngoái, với 4 môn thi, theo nội dung...