Nên dừng đào tạo đại học tại chức, đào tạo từ xa?

Theo dõi VGT trên

Nhiều ý kiến kiến nghị nên hạn chế dần, tiến tới xóa bỏ hệ đào tạo không chính quy trong giáo dục đại học để tập trung đào tạo chính quy.

Nên dừng đào tạo đại học tại chức, đào tạo từ xa? - Hình 1

Lớp học hệ vừa làm vừa học tại một trường đại học ở TP.HCM – Ảnh: NHƯ HÙNG

Luật giáo dục đại học sửa đổi đã chính thức có hiệu lực từ tháng 7-2019, trong đó quy định bằng tốt nghiệp đại học sẽ không ghi hình thức đào tạo chính quy hay không chính quy (giáo dục thường xuyên, tại chức, vừa làm vừa học, đào tạo từ xa).

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, thời buổi hiện nay, đào tạo không chính quy trở nên không cần thiết vì yêu cầu nguồn nhân lực hiện chủ yếu coi trọng chất lượng. Thực tế xã hội hiện cũng không tin tưởng chất lượng đào tạo đại học không chính quy.

Tuyển sinh “lặng lẽ”, đào tạo bát nháo

Đó là thực tế trong tuyển sinh và đào tạo không chính quy đã diễn ra hàng chục năm qua. Theo nhiều chuyên gia, việc tuyển sinh, đào tạo không chính quy luôn “lặng lẽ” vì các trường tổ chức tuyển sinh riêng lẻ, nhiều đợt trong năm. Tuy nhiên, đằng sau vẻ lặng lẽ ấy là sự nhốn nháo, mạnh ai nấy làm, “xé rào” tuyển sinh đào tạo sai quy định.

Đào tạo không chính quy được quy định trong Luật giáo dục đại học và ở nhiều văn bản pháp quy với nhiều điều kiện để đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, nhiều trường đại học coi đào tạo không chính quy là “nồi cơm chính”, mở lớp ở bất cứ đâu.

Hiện ở TP.HCM có không ít trường đại học thuê mướn địa điểm để mở lớp đại học vừa học vừa làm theo kiểu ghi danh (không thi), rồi cho học viên học ban đêm, cuối tuần…

Một giảng viên nhiều năm dạy đại học hệ không chính quy cho hay có nhiều lớp hệ vừa học vừa làm sĩ số lên đến 80 người nhưng thường số sinh viên đi học không quá 30 người.

“Có rất nhiều sinh viên đi học một học kỳ chỉ vài ba buổi, đến giờ kiểm tra hoặc thi cuối kỳ thì mới rủ nhau đến làm bài. Vậy mà họ vẫn tốt nghiệp, được nhận được bằng. Nói thẳng ra đây là hình thức bán bằng đại học”, giảng viên này nhận định.

Video đang HOT

Phó hiệu trưởng một trường đại học ở TP.HCM cho rằng hiện nay chất lượng đào tạo được coi là yếu tố quyết định. Do vậy việc đào tạo không chính quy kiểu như trên góp phần quan trọng gây nên “thảm cảnh” tỉ lệ người có bằng đại học thất nghiệp ngày càng tăng.

Không còn lý do để tồn tại hình thức đào tạo kém chất lượng

TS Lê Trường Tùng – chủ tịch hội đồng quản trị Trường ĐH FPT, cho rằng trước đây một trường đại học thường có hai sản phẩm tung ra thị trường, giáo dục chính quy – loại 1, giáo dục không chính quy – loại 2. Và xã hội bằng lòng với việc chất lượng giáo dục không chính quy thấp hơn chính quy vì nhiều lý do. Tuy nhiên, hiện nay xã hội đòi hỏi các trường chỉ được phép đưa ra thị trường sản phẩm loại 1.

Cũng như trước đây, hệ chuyên tu (trong ngành y) là sản phẩm của giai đoạn chiến tranh và sau chiến tranh, khi chưa có điều kiện để đào tạo y bác sĩ đủ để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Hiện nay hệ này đã bị bỏ vì đã hoàn thành “sứ mệnh lịch sử”.

“Đào tạo không chính quy cũng vậy, giai đoạn trước cần vì xã hội có nhu cầu, nay thì không có lý do gì để tồn tại nữa”, một chuyên gia giáo dục đại học nhấn mạnh.

Theo TS Hoàng Ngọc Vinh – nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD-ĐT, xã hội vẫn nghi ngại giá trị văn bằng đào tạo không chính quy do thái độ người học, khâu kiểm soát chất lượng lỏng lẻo.

Ông Vinh cho rằng luật thông qua rồi nhưng thực tế còn nhiều thách thức. Thứ nhất là thái độ, động cơ của người học, học để làm việc khác với học vì tấm bằng. Thứ hai, tùy thuộc giáo viên và nhà trường.

“Một số trường thiếu tài chính, chấp nhận giảm chất lượng, hạ thang bậc đánh giá để thu hút sinh viên. Đào tạo như vậy mà ra trường, bằng có giá trị như nhau là làm méo mó chính sách”, ông Vinh nhận định.

Theo các chuyên gia, trước mắt để việc coi bằng tại chức và chính quy tương đương nhau thật sự có ý nghĩa, ngành giáo dục cần chú trọng, tập trung nâng cao chất lượng, siết chặt tuyển sinh và đào tạo không chính quy từ đầu vào đến đầu ra, hạn chế tình trạng gian lận thi cử, học hộ, đề thi quá dễ, mua điểm… Đồng thời có lộ trình tiến tới dừng đào tạo không chính quy càng sớm càng tốt.

TRẦN HUỲNH

Theo tuoitre

Không 'chính quy' hay 'tại chức', thông lệ quốc tế nào?

Câu thần chú 'thông lệ quốc tế' biện minh cho dự định không ghi hệ đào tạo tại chức hay chính quy trên bằng đại học.

Khác với niềm lạc quan của các vị lãnh đạo ngành giáo dục, dự thảo Thông tư quy định chi tiết nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học, trong đó quy định không còn ghi bằng chính quy hay tại chức, mà chỉ theo từng trình độ đào tạo (bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ) đang khiến dư luận nghi hoặc, lo ngại.

Dù các nhà quản lý giáo dục đã kịp thời bổ sung rằng, ngoài tấm bằng chính thức, sẽ có một phụ lục đi kèm, trong đó ghi rõ các thông tin không thể hiện trên bằng như hệ đào tạo, xếp loại... Thế nhưng, cứ từ bụng ta suy ra bụng người, khi tấm bằng cử nhân được coi như giấy thông hành gõ cửa các đơn vị tuyển dụng, phụ lục trên trong nhiều lúc, ở nhiều nơi sẽ không mang quá nhiều ý nghĩa.

Không 'chính quy' hay 'tại chức', thông lệ quốc tế nào? - Hình 1


Chất lượng đào tạo đại học Việt Nam chưa đạt 'thông lệ quốc tế'.

Viện dẫn thông lệ quốc tế không đủ sức thuyết phục. Quan niệm không mấy tích cực về hệ đào tạo 'chuyên tu, tại chức' sẽ không vì những chủ trương, biện pháp để đẩy chất lượng đào tạo hệ tại chức đi lên bằng cách áp chuẩn tương đương với hệ đào tạo chính quy từ việc tuyển sinh đầu vào đến các bài kiểm tra, bài thi, các môn học... mà thay đổi. Điều này rất dễ hiểu bởi nếu có đủ thời gian và năng lực, chắc hẳn họ không chọn hệ tại chức, vốn đòi hỏi chi phí học tập, thời gian học lớn hơn nhiều.

Trong khi đó, khó trông chờ vào "những người học siêu nhân": sáng đi làm, hoàn thành nhiệm vụ, tối đi học với chương trình ngang các cháu tuổi mười tám đôi mươi, lại thêm gánh nặng 'vợ bìu, con ríu' đạt được trình độ ngang với hệ đào tạo chính quy. Tất nhiên vẫn có những trường hợp hi hữu, thế nhưng không thể dựa vào đó mà đi đến ngộ nhận chất lượng đào tạo ở hai hệ đã đồng đều.

Mặt khác, cũng chính đáng không kém khi đặt câu hỏi ngược lại. Nếu thật sự giá trị của hai tấm bằng như nhau thì tại sao phải xóa đi chữ 'chính quy', 'tại chức', vốn chỉ đơn giản như tấm thẻ ghi... địa chỉ? Và không thể lập lờ một sự thật không thể chối cãi, chỉ có Việt Nam, với một giai đoạn phát triển hết sức đặc thù, mới mở ra hệ đào tạo tại chức để nâng cao nghiệp vụ cho những cán bộ, công chức thời kỳ đầu thiếu cả kiến thức lẫn kinh nghiệm. Như vậy, áp dụng 'thông lệ quốc tế' đã lệch chuẩn ngay từ vạch xuất phát.

Xét kỹ về vấn đề chất lượng, sự xuất hiện ào ạt của các trường đại học ngoài công lập, từng được ví như nấm sau mưa, dẫn đến tình trạng chỉ đạt 9-10 điểm/3 môn thi cũng đã đỗ đại học mà có khoa vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu. Vậy ai sẽ lựa chọn làm học viên tại chức và mức xét tuyển của hệ tại chức sẽ như thế nào? Nếu dám khẳng định, đầu vào không quan trọng, các vị quản lý ngành giáo dục khó có thể thuyết phục nổi ai.

Tất nhiên, sẽ vẫn là những tranh luận không hồi kết nếu không dựa vào căn cứ có sức thuyết phục hơn cả: thị trường tuyển dụng. Đầu tiên, xin xem xét khu vực ngoài nhà nước. Ở đây đã xuất hiện xu hướng tuyển dụng thực dụng, nghĩa là bằng cấp tương ứng với vị trí công việc. Nôm na, doanh nghiệp không cần tuyển một thủ quỹ hay kế toán có bằng thạc sĩ.

Cụ thể hơn nữa, việc cử nhân phải giấu bằng để xin đi làm công nhân thể hiện một thực tế là doanh nghiệp ngại tuyển dụng người có bằng cấp cao cho những vị trí lao động phổ thông, đơn giản, vì sợ nhân sự nhảy việc, phí công đào tạo.

Thậm chí, đã có những doanh nghiệp mạnh dạn tuyển dụng những vị trí nhân sự chủ chốt, đãi ngộ hấp dẫn mà không cần có bằng cấp ở lĩnh vực liên quan. Thước đo chỉ là hiệu quả và chắc chắn họ không chọn người chỉ để lấp đủ số ghế trống.

Tiếp cận theo cách này, khó có thể xảy ra một cuộc phổ cập bằng tại chức cho những người nhắm đến những công việc thuộc khu vực ngoài nhà nước. Thứ nhất, tấm bằng không thể là giấy thông hành vạn năng để xin việc. Thứ hai, năng lực tài chính của đại đa phần người dân khó có thể kham nổi mức chi phí của hệ đào tạo này, và dù có 'chuộng bằng cấp tới đâu', không ai bỏ tiền ra đi học, rồi tấm bằng chỉ dùng để... trưng như giấy khen học sinh giỏi.

Ở khu vực nhà nước, câu chuyện lại được nhìn nhận khác hẳn. Phát biểu mới đây của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng trong buổi họp thảo luận các vấn đề của Luật Lao động (sửa đổi) sắp trình Quốc hội rằng, 'nhiều cán bộ nhàn nhã quá' đã không gây thêm sự bất ngờ nào, vì với thành tích tinh giản biên chế đạt được, vấn nạn công chức, viên chức 'sáng cắp ô đi, tối cắp ô về' đương nhiên chưa được dẹp hết.

Thêm nữa, như các chuyên gia và các vị ĐBQH vẫn luôn thẳng thắn, phép màu 'vừng ơi, mở ra' với cánh cổng vào các cơ quan nhà nước vẫn hiệu nghiệm hơn với các nhân sự thuộc công thức 5C. Từ đó có thể suy ra, đối với một bộ phận công chức, viên chức, năng lực không cần là yếu tố hàng đầu. Đầu tiên phải là... đủ tiêu chuẩn, đồng nghĩa, đủ bằng cấp. Đặc biệt, khi nỗi ngần ngại về chữ tại chức trên văn bằng tốt nghiệp được dẹp bỏ, nhóm đối tượng này sẽ hoàn toàn tự tin với một bộ hồ sơ không tì vết, đúng quy trình.

Xét trong mối tương quan với một chủ trương khác, dự định áp dụng ở quy mô nhỏ hơn, cũng căn cứ vào thông lệ quốc tế là việc cho phép sinh viên học thẳng lên thạc sĩ, bức tranh không mấy sáng sủa lại càng hiện rõ. Khi việc trả lương theo vị trí công việc, không theo thâm niên và bằng cấp chưa được áp dụng đại trà, rất dễ mường tượng, một phần đóng thuế của người dân sẽ dùng để trả cho những anh chị thạc sĩ, tiến sĩ chuyên viên phòng hành chính với ngạch bậc cao chót vót. Nỗi tréo ngoe 9 người dân gánh một cán bộ, vì thế sẽ càng thêm... ngang trái.

Điểm lạc quan nhất, nếu cố gắng đãi cát tìm vàng, là một sự tương thân tương ái hiếm có giữa công chức ngành giáo dục với các đồng nghiệp tương lai. 'Gái có công, chồng chẳng phụ', đã thế họ cũng là nguồn thu thường xuyên và ổn định cho các trường đại học. Việc 'tự chủ' của các cơ sở đào tạo này sẽ phần nào dễ dàng hơn, còn hệ lụy quản lý thì cứ hạ hồi phân giải.

Dẫu vậy, cũng không thể mau mắn phủ nhận những cáo buộc có phần tiêu cực, các nhà quản lý đang... lạc đề. Rộng cửa cho hệ tại chức, xóa nhòa các 'chỉ tiêu kỹ thuật' về đầu ra của cử nhân... dẫu có được dư luận chấp nhận, cũng không thể giải quyết được điều mà xã hội kỳ vọng hơn: chất lượng đào tạo. Tiêu chuẩn quốc tế cần thiết biết nhường nào áp dụng trong việc đo đếm chất lượng, nhưng tiếc thay, trong trường hợp này, lại bị ngó lơ.

Hãy mở rộng đôi tai, lắng nghe cho rõ ràng hơn điệp khúc đáng buồn, sinh viên ra trường phải đào tạo lại. Dù từ khía cạnh người đào tạo hay người tuyển dụng, thay đổi đầu tiên phải bắt đầu từ chính những vị công bộc đang nhận trọng trách chấn hưng nền giáo dục nước nhà.

Khánh Nguyên

Theo baodatviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hà Thanh Xuân đáp trả tin yêu Quang Lê, nói thẳng về biến cố đổ vỡ
06:35:02 08/11/2024
Nữ NSND là mỹ nhân sân khấu: "Cả TP.HCM dậy sóng vì tôi"
06:29:37 08/11/2024
Một nghệ sĩ không giấu được hạnh phúc khi con trai "5 tuổi biết ê a, nghe hiểu được lời mẹ nói"
06:19:15 08/11/2024
1 cặp đôi phim giả tình thật bị fan ép chia tay: Nhà trai giàu bậc nhất showbiz, nhà gái bị ghét vì bất tài
08:06:56 08/11/2024
Nữ thần đầm trắng Hoa ngữ đẹp điên đảo: Diện đồ của NTK Việt, nhan sắc xứng danh "thần tiên tỷ tỷ"
05:57:20 08/11/2024
Chiến thắng của ông Trump giúp tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD
07:47:04 08/11/2024
Sao nam hạng A ế vợ vì keo kiệt bủn xỉn, có 1,4 triệu đồng cũng không chịu chi?
07:50:23 08/11/2024
Sao Việt 8/11: Trường Giang khoe con trai, Thanh Hằng 'dính như sam' bên chồng
07:55:40 08/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hoa sữa về trong gió: Khang đau đầu tìm cách thoát vòng lao lý

Phim việt

10:47:19 08/11/2024
Khang rủ bạn cùng liên kết với các nhà đầu tư khác, tạo thành một làn sóng lớn để gây áp lực cho phía ngân hàng, điều này có thể giúp anh lấy lại được tiền, đồng thời có thể là cơ hội để anh thoát khỏi vòng lao lý.

Phạm Tuấn Ngọc hội ngộ dàn thí sinh "cực phẩm" của Nam vương quốc tế 2024

Sao việt

10:34:45 08/11/2024
Hơn 60 nam vương từ khắp nơi trên thế giới đã đến Việt Nam, nhận sash và sẵn sàng tham dự các phần thi hấp dẫn trong chuỗi sự kiện của Nam vương Quốc tế 2024.

"Phi công" 16 tuổi đâm bạn gái trọng thương trong nhà nghỉ

Pháp luật

10:15:52 08/11/2024
Ngày 8/11, cơ quan CSĐT Công an TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) cho biết đang tạm giữ hình sự Phạm Minh Tiến (SN 2008, ngụ phường 2, TP Sóc Trăng) về hành vi cố ý gây thương tích.

Bản viết tay bài tập về nhà thời đại học của tỷ phú Elon Musk bị đào lại

Netizen

10:13:00 08/11/2024
Mới đây, loạt ảnh về bài tập về nhà môn Vật lý với điểm tuyệt đối 5/5 của CEO Tesla Elon Musk được chia sẻ rầm rộ trên mạng. Được biết, những hình ảnh được một người dùng tên Dima Zeniuk chia sẻ trên nền tảng mạng xã hội X (trước đây là...

Thánh giả tạo của showbiz: Lộ clip "lật mặt nhanh hơn lật bánh tráng", mắng chửi bạn diễn bằng từ ngữ tục tĩu

Sao châu á

10:06:53 08/11/2024
Ngày 7/11, tờ 163 đưa tin hình ảnh Triệu Lộ Tư với biểu cảm lật mặt nhanh hơn lật bánh tráng , có thái độ lồi lõm với bạn diễn Lưu Vũ Ninh được chia sẻ rầm rộ trên MXH Weibo.

Gái trẻ đôi mươi lấy chồng già 84 tuổi, ai nghe cũng mỉa mai vì danh lợi nhưng khi biết nguyên nhân đều xót thương

Góc tâm tình

10:06:50 08/11/2024
Em kết hôn được hơn một năm thì chồng qua đời. Đối với em, đây là một giải thoát, nhưng cũng là một nỗi buồn. Chào mọi người, em năm nay 25 tuổi.

Uống trà xanh mỗi ngày, loại nào tốt cho sức khỏe?

Sức khỏe

10:06:34 08/11/2024
Tất cả các loại trà xanh đều có những lợi ích riêng. Tuy nhiên, matcha và sencha được coi là hai loại trà tốt nhất cho việc giảm cân nhờ hàm lượng catechin cao, giúp tăng cường trao đổi chất và đốt cháy mỡ thừa.

Cách chữa bệnh quái dị của 'thầy lang' ở Quảng Ninh

Tin nổi bật

10:00:02 08/11/2024
Không được cấp phép, không chứng chỉ hành nghề, nhưng ông Phùng Văn Tuyển ở khu Vành Kiệu 2, phường Phương Nam (TP Uông Bí, Quảng Ninh) tự khám, chữa bệnh tại gia. Người này tự nhận có khả năng chữa khỏi nhiều bệnh hiểm nghèo.

5 thói quen hàng ngày giúp trẻ trung hơn tuổi

Làm đẹp

09:38:53 08/11/2024
Giữ cho làn da sạch sẽ là điều khá quan trọng để có được vẻ tươi trẻ rạng rỡ. Hãy tạo thói quen rửa mặt ít nhất hai lần mỗi ngày - một lần vào buổi sáng, một lần trước khi đi ngủ và khi cần thiết như sau khi đổ mồ hôi.

Mỹ Linh và con gái Mỹ Anh thổi bùng lễ khai mạc LHP QT Hà Nội có 800 nghệ sĩ dự

Nhạc việt

09:29:14 08/11/2024
Hai ca khúc đình đám từ phim La La Land và The Greatest Showman trở thành điểm nhấn ấn tượng trong đêm khai mạc LHP Quốc tế Hà Nội tối 7/11 bên cạnh tiếng hát của Mỹ Linh.

Dự đoán ngày mới 8/11/2024 cho 12 con giáp: Mão gây họa thị phi

Trắc nghiệm

09:26:17 08/11/2024
Tử vi 12 con giáp đầy đủ nhất ngày 8/11/2024, tử vi ngày mới nhận định Mão cần đặc biệt chú ý đến cách cư xử và lời ăn tiếng nói.