Nên có biện pháp thay đổi hình thức và chủ thể chọn SGK theo chương trình GDPT 2018
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được ban hành kèm theo Thông tư 32/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đây là bước chuyển mình của giáo dục phổ thông nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào các dân tộc Việt Nam trong giai đoạn mới. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề xoay quanh chương trình này trong khi thực hiện.
Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được ban hành kèm theo Thông tư 32/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đây là bước chuyển mình của giáo dục phổ thông nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào các dân tộc Việt Nam trong giai đoạn mới. Điều đặc biệt đáng nói ở đây là chúng ta thực hiện chủ trương một chương trình, nhiều sách giáo khoa mà Luật Giáo dục và Nghị quyết 88 của Quốc hội và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra cho ngành Giáo dục.
Nếu chủ trương này được thực hiện nghiêm túc thì chẳng những khắc phục được tình trạng độc quyền lạc hậu và giảm bớt khoản chi từ ngân sách nhà nước trong biên soạn, in ấn và phát hành sách giáo khoa mà còn huy động được nguồn lực xã hội, tạo ra cuộc thi đua lành mạnh để không ngừng nâng cao hình thức và chất lượng sách giáo khoa; tạo điều kiện cho phụ huynh học sinh phối kết hợp với các cơ sở giáo dục thống nhất lựa chọn những cuốn sách trong các bộ sách giáo khoa được phát hành có đầy đủ nội dung từng môn học, hoạt động giáo dục theo quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sao cho phù hợp với trường (cơ sở) mình, địa phương mình.
Việc này đã được thực hiện ngay trong năm học đầu tiên (năm học 2020-2021) cả nước triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nhiều cơ sở giáo dục, sau khi nghiên cứu các cuốn sách của từng môn học trong tất cả các bộ sách, đã tiến hành thành lập Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa và bỏ phiếu kín để quyết định lựa chọn những cuốn sách mà các thầy cô giáo và nhà trường cho là chuẩn mực nhất, bám sát Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhất để sử dụng trong cơ sở giáo dục của mình.
Tuy nhiên, sang năm học thứ hai (năm học 2021-2022) triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, theo quy định của Luật Giáo dục sửa đổi (2019) và Thông tư 25/2020 thì việc lựa chọn sách giáo khoa lại do Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương quyết định. Quy trình lựa chọn sách được Thông tư 25 đề ra là: các cơ sở giáo dục lấy ý kiến giáo viên, thành lập Hội đồng lựa chọn những cuốn sách phù hợp nhất để báo cáo lên Phòng Giáo dục và Đào tạo. Các phòng giáo dục tập hợp số liệu báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo. và tTrên cơ sở tham mưu của Sở Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định lựa chọn.
Với quy định trên, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ là người thực hiện ý nguyện của đa số giáo viên và các cơ sở giáo dục để ra quyết định lựa chọn sách. Nhưng trên thực tế, ai đảm bảo được rằng quyết định lựa chọn đó là ý nguyện của đông đảo, đa số giáo viên và các cơ sở giáo dục?! Bởi lẽ, sau khi sách được chọn xong đưa vào dạy học, giáo viên một số tỉnh, thành đã gặp rất nhiều khó khăn do một số cuốn sách không theo đúng Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Có môn thiếu kiến thức, có môn học đưa ra những bài học vượt quá quy định của Chương trình. Điều đáng nói ở đây là, một cuốn sách giáo khoa trước khi đến tay thầy trò của các cơ sở giáo dục phải qua rất nhiều khâu duyệt mà vẫn còn nhiều sai sót rất sơ đẳng. Chỉ đơn cử, sau khi tác giả viết xong thì chủ biên cuốn sách đó phải đọc, duyệt. Tiếp đó là khâu đọc, duyệt của tổng chủ biên cuốn sách. Cuối cùng, theo Luật Xuất bản thì biên tập viên và tổng biên tập nhà xuất bản phải biên tập, kiểm tra và chịu trách nhiệm về nội dung cuốn sách. Đối với sách giáo khoa phổ thông, theo quy định của Luật Giáo dục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) sẽ mời các chuyên gia và giáo viên tham gia Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa. Hội đồng này phải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về chất lượng sách giáo khoa do mình thẩm định. Cũng theo quy định của Luật Giáo dục thì Bộ trưởng Bộ GDĐT là người ký quyết định ban hành cuốn sách giáo khoa đã được Hội đồng thẩm định thông qua. Bộ trưởng chịu trách nhiệm về việc ký quyết định này.
Sau một quy trình thẩm định như vậy, các địa phương mà cụ thể là các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục việc thẩm định để lựa chọn sách phù hợp với địa phương mình theo quy định tại Thông tư 25/2020 của BGD&ĐT.
Với ngần ấy khâu trong quy trình thẩm định, vậy mà vẫn bỏ lọt những cuốn sách viết không đúng với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì quả thật là một điều khó hiểu và khó chấp nhận.
Video đang HOT
Điều đáng nói ở đây sách giáo khoa Tiếng Việt 1 – bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, không dạy âm và chữ P với tư cách là một phụ âm đầu, gây khó khăn cho các thầy giáo, cô giáo và học sinh. Học sinh nhiều dân tộc thiểu số lần đầu tiên học tiếng phổ thông không thể tự ghép P với các nguyên âm để đọc tên địa phương mình, tên cha mẹ mình, thậm chí ngay chính tên mình. Vậy mà cuốn sách ấy lại được nhiều tỉnh miền núi phía Bắc lựa chọn dạy cho con em các dân tộc tỉnh mình. Ví dụ như Hà Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Lai Châu… trong đó có tỉnh số dân là người dân tộc ít người chiếm trên 80% dân số toàn tỉnh. Vậy ở đây có lý do gì?
Có một số cán bộ quản lý giáo dục cho rằng nếu mỗi huyện, thậm chí mỗi trường chọn một quyển sách giáo khoa sẽ gây khó khăn cho công tác chỉ đạo, quản lý chuyên môn. Người viết bài này lại cho rằng, khi chỉ có duy nhất một bộ sách giáo khoa, thì sách giáo khoa là căn cứ duy nhất để ngành giáo dục phổ thông chỉ đạo chuyên môn còn khi thực hiện “Một chương trình, nhiều sách giáo khoa” thì từ giáo viên đứng lớp tới các nhà quản lý chuyên môn phải thay đổi tư duy cũ, căn cứ vào Chương trình giáo dục phổ thông 2018 để dạy học, kiểm tra đánh giá và chỉ đạo, quản lý. Bởi vì, Chương trình được ban hành bằng Thông tư của Bộ mới mang tính pháp lệnh, dù dạy sách nào cũng phải đúng theo Chương trình. Có nghĩa các nhà quản lý cần chuyển từ việc quản lý một quyển sách giáo khoa cụ thể sang quản lý việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của các cơ sở giáo dục và các giáo viên đứng lớp.
Dư luận xã hội và báo chí cũng đã đặt câu hỏi, có hay không lợi ích nhóm trong việc thẩm định và phát hành sách giáo khoa. Câu hỏi này, Bộ GDĐT và các cơ quan bảo vệ pháp luật cần xem xét và làm rõ để sớm khắc phục. Về vấn đề phát hành sách, người viết bài này tha thiết đề nghị Quốc hội, Chính phủ và Bộ GDĐT nên thay thế quy định trao quyền lựa chọn sách giáo khoa phổ thông từ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sang cho các cơ sở giáo dục tự lựa chọn như năm học 2020-2021 (nên trao quyền lựa chọn sách giáo khoa phổ thông như năm học 2020-202), đảm bảo quyền lợi thiết thực cho giáo viên và học sinh, bởi vì Luật Giáo dục chỉ giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định “việc lựa chọn sách giáo khoa”, chứ không giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm thay, chọn sách thay cho giáo viên là những người có chuyên môn. Việc giao cho các cơ sở giáo dục tự lựa chọn sách giáo khoa, sẽ làm tăng lên hàng vạn đầu mối lựa chọn sách, chắc chắn sẽ hạn chế hoặc ngăn chặn được những dấu hiệu lợi ích nhóm trong phát hành sách giáo khoa.
Như vậy, thẩm định sách giáo khoa và phương pháp phát hành sách giáo khoa có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới giáo dục mà Đảng và Nhân dân giao cho ngành Giáo dục và Đào tạo.
Không tổ chức học bán trú cho trẻ là gây khó cho phụ huynh
Các chuyên gia cho rằng Hà Nội nên mạnh dạn cho học sinh học bán trú. Việc mở cửa trường học cần tạo điều kiện thuận lợi cho cả học sinh và phụ huynh.
Hà Nội vừa cho phép học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 thuộc 12 quận nội thành học trực tiếp từ ngày 21/2. Tuy nhiên, thành phố yêu cầu các trường chỉ dạy trực tiếp một buổi/ngày, không tổ chức bán trú.
Các chuyên gia cho rằng việc cho học sinh trở lại trường là yêu cầu cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên, các phương án đưa ra cần tạo thuận lợi cho cả nhà trường, học sinh và phụ huynh.
"Nhiệm vụ của nhà trường là tạo điều kiện thuận lợi nhất để phục vụ nhu cầu học tập của học sinh, không gây khó khăn cho phụ huynh", bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội, nói.
Trẻ được đến trường nhưng phụ huynh vẫn áp lực
Chưa kịp vui mừng vì thông báo cho học sinh học trực tiếp từ ngày 21/2, chị Phạm Thị Tuyết (trú quận Hà Đông, Hà Nội) đã phải lo lắng bàn bạc với chồng về phương án đưa đón con, do trường không dạy bán trú.
Theo chị Tuyết, con gái chị học lớp 2 tại một trường tư thục cách nhà 3 km, nhưng cách cơ quan chị và chồng đi làm gần 10 km. Chị nhẩm tính mỗi buổi học của con gái sẽ kết thúc muộn nhất vào lúc 11h hàng ngày. Như vậy, chị phải chạy xe từ cơ quan về lúc 10h30 thì mới kịp đón con.
Thời điểm cháu học online, chị Tuyết phải xin cơ quan làm việc tại nhà để trông con học. Sau Tết, nghe tin học sinh ở nhiều nơi đã được học trực tiếp, chị sốt ruột mong từng ngày con được đến trường để bản thân cũng sớm trở lại với công việc. Dù vậy, khoảnh khắc nhận tin con được đi học trở lại không vui như chị nghĩ.
"Nếu không cho học bán trú thì ngay cả khi cháu đến trường, tôi cũng không thể quay về công việc như trước kia do ngày nào cũng phải canh giờ đón cháu vào giữa trưa. Như vậy còn mệt hơn là cho con học online cả ngày", chị Tuyết nói.
Chị cho biết nhiều phụ huynh trong lớp của con đang kiến nghị trường cho dời lịch học trực tiếp xuống một tuần để có thời gian thu xếp công việc.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Yên Thường (Gia Lâm, Hà Nội) trở lại trường từ ngày 10/2. Ảnh: Thạch Thảo.
Theo PGS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Hà Nội nên mạnh dạn cho phép các trường tổ chức học bán trú. Việc này giúp các phụ huynh không bị xáo trộn lịch công việc khi phải thu xếp thời gian đưa đón con mỗi buổi.
Chuyên gia cho biết nếu Hà Nội chỉ cho phép dạy học trên lớp một buổi/ngày, học sinh vẫn có thể vui chơi bên ngoài trong thời gian không đến trường. Việc này gây nguy cơ lây nhiễm cao hơn khi trẻ được học ở trường cả ngày.
Ông Phu cũng nhận định thời gian qua, trẻ em mắc Covid-19 nhiều khi ở nhà do lây từ người lớn. Nếu các em được đến trường và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch, nhà trường và giáo viên có kế hoạch đảm bảo an toàn cho học sinh, nguy cơ lây nhiễm của các em ở trường có thể thấp hơn.
"Nhà trường cần tăng cường biện pháp quản lý rủi ro, tránh để lớp này tiếp xúc với lớp kia nhằm dễ dàng khoanh vùng tốt hơn khi xuất hiện ca mắc Covid-19 trong lớp học", ông Phu nói.
Không gây khó cho phụ huynh
Trao đổi với Zing, bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội, nhấn mạnh Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn bình thường mới và dần tiến tới bình thường theo lộ trình để phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Muốn vậy, mở cửa trường học là yêu cầu, nhiệm vụ chính trị.
Chia sẻ với lo lắng của nhiều phụ huynh khi cho trẻ trở lại trường học, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục cho rằng tâm lý cẩn trọng vào "giai đoạn giao thời" này là cần thiết, nhưng cũng không nên quá lo lắng, sợ hãi, vì chúng ta đã có được những điều kiện cơ bản để hạn chế hậu quả của Covid-19.
"Chúng ta không kỳ vọng vào việc không có ca F0 trong trường học, mà quan trọng là chuẩn bị các điều kiện cần nhất để hạn chế lây nhiễm trong học sinh", bà Mai Hoa nêu quan điểm và lưu ý công tác chuẩn bị của nhà trường phải chủ động, có kịch bản cụ thể, được tập dượt các tình huống giả định để khi phát hiện F0, thầy cô sẽ có ứng xử kịp thời, không gây biến động quá lớn trong hoạt động dạy học.
Các chuyên gia cho rằng nhà trường cần có kịch bản cụ thể để thầy cô ứng xử kịp thời khi lớp học xuất hiện F0, không gây xáo trộn trong quá trình dạy và học. Ảnh: Thạch Thảo.
Về việc nhiều phụ huynh phản ứng với phương án của Hà Nội khi chỉ cho các trường dạy một buổi/ngày, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho biết đã ghi nhận việc này.
Theo bà Mai Hoa, việc phụ huynh đồng tình hay phản ứng đều có lý lẽ và cần được tôn trọng. Nhiệm vụ của nhà trường là tạo điều kiện thuận lợi nhất để phục vụ nhu cầu học tập của học sinh, không gây khó khăn cho phụ huynh. Gia đình nào có điều kiện đưa đón thì không bắt buộc ở lại trường buổi trưa, cũng là để hạn chế tập trung các cháu.
Bà phân tích trong giai đoạn bình thường mới, việc mở cửa trường học ngoài đáp ứng nhu cầu của học sinh, để học sinh tiếp cận điều kiện, chất lượng giáo dục tốt nhất còn phải góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Do hầu hết phụ huynh học sinh đang là lực lượng lao động chính để đưa hoạt động kinh tế - xã hội quay trở lại bình thường, việc mở cửa trường học cũng cần tạo thuận tiện cho phụ huynh và nhu cầu cho con học bán trú ở trường là nhu cầu chính đáng.
Dẫn mô hình của một số địa phương khi chuẩn bị tốt đã cho học sinh học bán trú, Phó chủ nhiệm Ủy ban văn hóa - Giáo dục cho rằng Hà Nội cũng nên sớm mở hình thức học bán trú.
"Việc này sẽ giúp nhà trường kiểm soát an toàn tốt nhất cho học sinh thay vì các em phải di chuyển nhiều lần hay phải ăn bên ngoài", bà Nguyễn Thị Mai Hoa nói.
Thông tin với Zing, ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, cho biết ngày 25/2 tới, ủy ban sẽ có phiên giải trình về nội dung mở cửa lại trường học, trong đó có đề cập đến việc chuẩn bị điều kiện cho việc dạy học hậu Covid-19. Đến nay, các nội dung cho phiên giải trình đã được Ủy ban Văn hóa giáo dục chuẩn bị xong.
Bình Phước: Cần nhiều hạng mục để thực hiện Chương trình mới Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, ngành Giáo dục tỉnh Bình Phước đã có lộ trình tiến hành rà soát, chuẩn bị các điều kiện để triển khai. Học sinh mầm non tỉnh Bình Phước đến trường. Bên cạnh những thành quả đạt được bước đầu, tỉnh Bình Phước cũng đang đối diện với những thách thức về cơ...