Nên chọn thời điểm nào để ăn trứng vịt lộn
Ăn trứng vịt lộn đã nhiều nhưng rất ít người biết được nên chọn thời điểm nào để ăn mới đúng. Ăn 1 quả trứng vịt lộn vào thời điểm này sẽ “bổ tựa nhân sâm” nhưng có 5 nhóm người không nên ăn để tránh hại các cơ quan nội tạng.
Nhìn theo góc độ khoa học, trứng vịt lộn chính là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, có thể cung cấp mọi thứ mà cơ thể cần. Một quả trứng vịt lộn thường chứa khoảng 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi, 212mg phốt pho, 600mg cholesterol, 182kcal năng lượng, ngoài ra còn có thêm nhiều vitamin A, chất sắt, gluxit, vitamin C…
Còn theo Đông Y, trứng vịt lộn mang tính hàn, có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí và có thể chữa được nhiều bệnh như suy nhược, yếu sinh lý, đau đầu chóng mặt…
Được cả Đông Y lẫn Tây Y chứng minh về độ bổ dưỡng, xong nhiều chuyên gia khẳng định: “Trứng vịt lộn ăn đúng cách sẽ bổ tựa nhân sâm nhưng nếu dùng sai thì cũng gây hại sức khỏe không kém”.
Để có thể hấp thụ trọn vẹn dinh dưỡng của chúng, bạn cần phải ghi nhớ những thông tin sau:
Thời điểm tốt nhất trong ngày để ăn trứng vịt lộn
Ăn trứng vịt lộn đã nhiều nhưng rất ít người biết được nên chọn thời điểm nào để ăn mới đúng. Có nhiều người thích nhâm nhi một quả trứng vịt lộn vào bữa sáng để no bụng, có người lại thích ăn vào bữa tối cho thảnh thơi, vậy ăn lúc nào là hợp lý nhất?
Theo Viện Dinh dưỡng Lâm sàng Trung Quốc, “thời điểm vàng” để ăn trứng vịt lộn chính là vào buổi sáng. Tránh ăn vào bữa tối vì lúc này quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra chậm hơn nên dễ gây đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi, khó ngủ nhất là khi ăn nhiều.
Đối tượng nào không nên ăn?
1. Người bệnh thận: Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), người bệnh thận thường gặp vấn đề lớn trong quá trình trao đổi chất, lượng nước tiểu giảm khiến thận không thể lọc hết mọi độc tố ra bên ngoài. Trong khi đó, việc ăn trứng vịt lộn sẽ làm cho lượng urê trong cơ thể tăng cao, gây tổn thương thận, thậm chí nhiễm độc đường tiết niệu.
Video đang HOT
2. Bệnh nhân bị bệnh viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch: Theo PGS.TS. Trần Dình Toán (Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Lâm sàng), nhóm người này nên kiêng hoặc tránh ăn nhiều vì sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, tăng nguy cơ vữa xơ động mạch gây tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
3. Người mắc bệnh gút: Món ăn này có chứa rất nhiều protein, càng ăn nhiều càng gây tăng lượng protein trong máu khiến tình trạng bệnh gút trở nên nguy hiểm hơn.
4. Trẻ dưới 5 tuổi: Hệ tiêu hóa của trẻ lúc này vẫn chưa thực sự trưởng thành, chỉ nên cho ăn hạn chế để tránh tình trạng chướng bụng, đầy hơi, ậm ạch khó tiêu thậm chí là tiêu chảy.
5. Người bị cao huyết áp: Theo lương y Bùi Đắc Sáng, bệnh nhân cao huyết áp cần tuyệt đối tránh xa trứng vịt lộn bởi khi ăn thực phẩm này, cơ thể sẽ thu nạp một lượng lớn chất đạm và cholesterol – 2 chất gây nên tình trạng cao huyết áp.
Vậy ăn như thế nào để hấp thụ trọn vẹn dinh dưỡng của trứng vịt lộn?
PGS.TS. Trần Đình Toán cho biết, trứng vịt lộn cần luộc chín tới, không luộc nhừ quá để hạn chế tối đa các hormone (enzyme) trong phôi thai bị phá hủy bởi nhiệt độ. Tốt nhất là luộc chín tới rồi ăn ngay, trứng lộn sẽ tươi ngon và chất lượng hơn.
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, khi ăn trứng vịt lộn nhất định phải kèm theo rau răm. Trong Đông y, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng. Trong khi đó, trứng vịt lộn tính hàn, sự kết hợp này giúo cân bằng âm – dương, đem lại sự cân bằng cho cơ thể. Ngoài ra, bạn nên ăn trứng vịt lộn cùng gừng và hạt tiêu để chống lạnh bụng, đầy hơi, chậm tiêu hóa.
Dù là người khỏe mạnh, các chuyên gia vẫn khuyên không nên ăn quá nhiều trứng vịt lộn trong một lúc, với người lớn chỉ nên ăn mỗi tuần 2 quả, trẻ em mỗi tuần 1 quả.
Giám đốc Bệnh viện K: Tế bào ung thư rất "khôn", đừng kiêng ăn, hãy làm điều này để chiến thắng bệnh
Theo GS Thuấn, ăn kiêng không làm chết tế bào ung thư mà còn khiến người bệnh suy kiệt. Ăn uống đa dạng, cân đối 4 nhóm chất mới giúp cho bệnh nhân đủ sức theo đuổi việc điều trị.
Tế bào ung thư "rất khôn"
Có vô số các quan niệm về người bệnh được chẩn đoán ung thư nên ăn gì, không nên ăn gì. Thông tin sai lệch và không chính xác có thể khiến mọi người bối rối và sợ hãi.
Tình trạng phổ biến ở đa số bênh nhân ung thư hiện nay chính là suy kiệt cơ thể. Đây có thể là phản ứng phụ của quá trình điều trị hoặc do tâm lý chán nản, lo lắng của người bệnh nhưng phần nhiều là do chính khối u gây ra.
Hiện nay nhiều bệnh nhân ung thư vẫn còn suy nghĩ ăn kiêng các loại thực phẩm giàu đạm như thịt các động vật 4 chân, trứng vịt lộn, đường sữa, chỉ ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật hoặc các loại nước ép trái cây.
Ví dụ như trường hợp chị Bùi Thị M. 34 tuổi, một giáo viên ở Hà Nội không may mắc ung thư vú. Quá trình điều trị ung thư vú, chị M. không dám ăn gì mà chỉ uống các loại nước ép trái cây, củ quả.
GS Trần Văn Thuấn
Tuy nhiên, sau 7 liệu trình điều trị hóa chất, nữ bệnh nhân này kiệt quệ sức khỏe vì không đủ sức để vào tiếp hóa chất. Lúc này, chị M. mới cho biết chị không dám ăn uống nhiều mà chỉ uống nước ép để trừ bữa.
Theo GS Trần Văn Thuấn, các tế bào ung thư rất tham ăn nhưng cũng rất "khôn". Chúng có thể thay đổi cách chuyển hóa và sử dụng các chất tùy thuộc chế độ ăn uống của người bệnh.
Tế bào ung thư háo đường, người bệnh nghĩ rằng mình sẽ không ăn đường để nó chết và khi đó các tế bào ung thư có thể thay đổi và sử dụng chất béo hoặc protein làm năng lượng cho chúng chứ chúng không phải tự chết như ta vẫn nghĩ.
GS Thuấn cho biết theo ước tính khoảng 40% người bệnh ung thư có dấu hiệu suy dinh dưỡng trong quá trình điều trị, dẫn đến mệt mỏi, sụt cân, tiêu tổ chức mỡ, teo cơ, gầy mòn. Khoảng 30% người bệnh ung thư tử vong vì các biến chứng của suy mòn hơn là vì bệnh nguyên phát.
Do vậy, việc ăn kiêng thiếu khoa học hoặc nhịn ăn để khối u phát triển chậm lại hay chết đi là một quan niệm rất sai lầm, gây nguy hiểm và khiến người bệnh suy kiệt hơn.
Người bệnh duy trì chế độ dinh dưỡng tốt là đảm bảo cơ thể đủ năng lượng chống đỡ lại bệnh tật và các tác dụng phụ trong quá trình điều trị.
Ăn như thế nào cho đúng?
Theo giáo sư Thuấn, chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh ung thư là sử dụng đa dạng nhiều loại thực phẩm, chia thành nhiều bữa trong ngày, đảm bảo cân bằng 4 nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.
Nên ăn nhiều hơn thực phẩm có nguồn gốc thực vật, hạn chế đồ hộp, đường và chất béo, tránh ăn quá nhiều do có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa và thừa cân, béo phì.
Bệnh nhân ung thư nên ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau theo từng cá thể
Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng khác nhau đối với từng người bệnh cụ thể. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào dữ liệu lâm sàng, cận lâm sàng, đánh giá tình trạng và nhu cầu dinh dưỡng trong quá trình điều trị của người bệnh để đưa ra lời khuyên hữu ích về chế độ ăn cũng như quyết định can thiệp dinh dưỡng phù hợp.
Thực hành dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng kìm hãm sự phát triển của ung thư, tăng cường hiệu quả điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Người bệnh cần thực hiện ăn uống như cân bằng chế độ ăn 50% là rau xanh và trái cây. Các loại rau xanh, trái cây nên ăn theo mùa và không cần kiêng hay chỉ ăn một loại rau nào. Ngoài ra, 25% chất đạm không mỡ, 25% ngũ cốc nguyên hạt là các loại hạt như ngô, gạo, kê, lúa mì, lúa mạch. Hạn chế ngũ cốc đã chế biến tinh.
Chế độ ăn thực vật màu cầu vồng tức là chế độ ăn nhiều rau quả với các màu sắc khác nhau giúp cơ thể thu nhận được tối đa các hoạt chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng các loại thực phẩm màu đỏ như cà chua, củ cải... cung cấp lycopene - được cho là làm giảm một số loại ung thư nhất định.
Các loại thực phẩm xanh và tím như quả việt quất, cà tím và nho tím có tác dụng tích cực đối với sự lão hóa cũng như cải thiện trí nhớ của bạn.
Các loại thực phẩm giàu màu xanh như bơ, măng tây và rau bina có chất dinh dưỡng giúp duy trì thị lực mắt khỏe mạnh. Các loại quả và rau quả màu sắc rực rỡ cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.
Chất đạm giúp nâng cao sức đề kháng và miễn dịch, phòng mất cơ và sút cân, chất đạm ưu tiên các loại đạm có nguồn gốc từ trứng, thịt nạc, cá, đậu, các loại hạt.
Chia nhỏ 6 - 8 bữa một ngày, việc chia nhỏ bữa trong ngày giúp hạn chế các triệu chứng buồn nôn, chán ăn, tăng cường hấp thu và giúp chuyển hóa tốt hơn trong cơ thể.
Những người thường ăn trứng vịt lộn cần lưu ý điểm này để không gây hại cho cơ thể Không chỉ mang lại nhiều chất dinh dưỡng, trứng vịt còn có thể gây ra nhiều mặt trái cho sức khỏe nếu bạn không biết ăn cho đúng cách. Theo các BS, một quả trứng vịt lộn cung cấp 182 kcal năng lượng; 13,6 gam protein; 12,4 gam lipid; 82 mg canxi; 212 gam photpho và 600 mg cholesterol. Ngoài ra còn có...