NATO điều 4.000 quân răn đe đến gần biên giới Nga
NATO thống nhất việc điều lực lượng “ răn đe” và thậm chí cả lực lượng “ chiến đấu” bao gồm 4.000 quân đến khu vực Baltic vào tháng 5.2017.
Lực lượng NATO trong một cuộc tập trận.
Theo RT, người đứng đầu Bộ Tư lệnh châu Âu đã kêu gọi liên minh tiếp cận Nga ở vị thế vượt trội hơn. Quyết định điều 4.000 quân được đưa ra khi các tướng lĩnh hàng đầu trong khối NATO nhóm họp tại thành phố Split (Croatia) cuối tuần trước.
Tại hội nghị, tướng quân đội Czech, Petr Pavel nói, 4 nhóm chiến đấu sẽ lần lượt được điều đến khu vực trong khoảng thời gian khác nhau nửa đầu năm 2017.
Video đang HOT
Với 4 nhóm tác chiến này, chúng ta không nhắc đến các hoạt động huấn luyện, tướng Pavel nói. “Đây là lực lượng đóng vai trò răn đe và nếu cần thiết sẽ trở thành lực lượng chiến đấu”.
Lực lượng NATO ở Baltic sẽ nhận lệnh từ trung tâm chỉ huy ở Ba Lan, do tướng quân đội Mỹ Curtis Scaparrotti giám sát.
Trong một tuyên bố công khai, quan chức Mỹ nói 1.000 quân sẽ được điều đến Ba Lan từ căn cứ ở Vilseck (Đức) vào tháng 4. Bên cạnh đó, Đức gửi quân đến Lithuania, Canada hỗ trợ lực lượng ở Latvia và Anh sẽ có nhóm chiến đấu ở Estonia. Các thành viên khác thuộc NATO như Na Uy, Đan Mạch, Pháp đóng vai trò bổ sung thêm lực lượng.
Các nhân viên quân sự sẽ hiện diện ở gần biên giới tây bắc với Nga cùng với lực lượng đặc nhiệm đa quốc gia, theo thỏa thuận đã được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Ba Lan hồi tháng 7.
Cũng trong cuộc họp ở Croatia, người đứng đầu các hoạt động của NATO ở châu Âu hối thúc thành viên thống nhất trong cách tiếp cận với Nga từ vị thế vượt trội hơn.
Trong khi nhấn mạnh khả năng hợp tác với Nga, tướng Scaparotti phát biểu: “Theo quan điểm của đồng minh, tôi muốn nói rằng họ coi Nga là một thách thức trong nhiều lĩnh vực”.
Quan hệ Nga-NATO đã trở nên xấu đi sau khi Moscow sáp nhập bán đảo Crimea và can thiệp vào xung đột ở miền đông Ukraine năm 2014.
Nga coi việc NATO tăng cường lực lượng, mở rộng các cuộc tập trận gần biên giới Nga cũng như lắp đặt lá chắn tên lửa ở châu Âu là hành động đe dọa đến an ninh quốc gia.
Theo Đăng Nguyễn – RT (Dân Việt)
Nhật chế tạo hệ thống khẩn cấp ngăn tên lửa Triều Tiên
3 quả tên lửa đạn đạo Triều Tiên bắn vào biển Nhật Bản cách đây ít hôm không hề được Tokyo biết đến cho đến khi nó rớt xuống nước.
Tên lửa đạn đạo Triều Tiên thực sự là mối nguy với Nhật Bản.
Nhật Bản đang chế tạo hệ thống khẩn cấp hoàn toàn mới nhằm đáp ứng nhanh chóng và tốt hơn trước những vụ bắn tên lửa đạn đạo bất chợt của Triều Tiên, IBT đưa tin. Kế hoạch này thực hiện sau khi Bình Nhưỡng bắn liền một lúc 3 quả tên lửa đạn đạo hôm 5.9 và rơi vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật.
Hệ thống mới sẽ chú trọng cảnh báo các tàu chiến, máy bay ở vùng biển Nhật Bản và cả vùng đặc quyền kinh tế. Hệ thống cũ không thể đáp ứng được yêu cầu này, hãng tin NHK đưa tin.
Theo thông tin, hệ thống mới hoạt động ở nhiều tầng khác nhau. Ban Thư ký Nội các sẽ thông báo cho Bộ Đất đai và Cơ sở hạ tầng, Bộ Giao thông và Du lịch, lực lượng bảo vệ bờ biển, Cục nghề cá về tên lửa bắn từ Bình Nhưỡng. Tất cả những tàu chiến và máy bay cũng sẽ được thông báo về mối nguy này.
Động thái bắn 3 tên lửa của Bình Nhưỡng khiến Mỹ và Hàn Quốc phản đối kịch liệt.
Theo Quang Minh - IBT (Dân Việt)
Nếu phe phát xít thắng, Địa Trung Hải có thể bị tát cạn Tát cạn Địa Trung Hải để nối liền châu Phi và châu Âu là một trong những kế hoạch đầy tham vọng của Đức Quốc xã. Địa Trung Hải bị tát cạn một phần để xây đập (ảnh minh họa) Năm nay, Amazon Studios sẽ phát hành phần 2 loạt phim giả tưởng The Man in the High Castle, mô tả thế giới...