NATO bước vào kỷ nguyên nguy hiểm hơn cả thời Chiến tranh Lạnh
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg thừa nhận rằng những nguy cơ ngày nay vượt qua cả thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Các nhà lãnh đạo NATO đối mặt với các mối đe dọa và thách thức mới. Ảnh: AFP/Getty Images
Các nhà lãnh đạo NATO hôm 30/6 đã kết thúc Hội nghị thượng đỉnh tại Madrid, sự kiện định vị liên minh này trên bờ vực một cuộc đối đầu với Nga. Các đồng minh Bắc Đại Tây Dương khẳng định sẽ hỗ trợ Ukraine “chừng nào có thể” để đẩy lùi quân đội của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đồng thời cũng cố gắng giữ cho liên minh tránh khỏi một cuộc chiến trực tiếp với Nga, cảnh báo rằng xung đột có thể vượt khỏi tầm kiểm soát bất cứ lúc nào.
Các đồng minh tuyên bố sẽ tăng cường khả năng huy động thêm quân, nhanh chóng hơn dọc theo biên giới của Nga so với bất kỳ thời điểm nào kể từ khi Liên Xô sụp đổ.
Nhưng không giống như ở đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô ở thế kỷ trước, bế tắc hiện tại không nằm ở sự cân bằng của hai đối thủ lớn, hai siêu cường. Kiến trúc không phổ biến hạt nhân của những năm 1980 và 1990 hầu hết đã tan rã. Các quốc gia không liên kết trong lịch sử là Phần Lan và Thụy Điển đã ngả về một phe.
Chiến tranh mạng, thông tin sai lệch, vũ khí công nghệ cao như tên lửa siêu vượt âm và máy bay không người lái vũ trang, và các không gian xung đột mới như Bắc Cực và không gian vũ trụ đều tiềm ẩn những rủi ro chưa từng thấy trước đây.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, tại cuộc họp báo bế mạc hội nghị ở Madrid, đã thẳng thắn thừa nhận rằng hiểm họa hiện đã vượt quá thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Ông cảnh báo Nga rằng bất kỳ sự xâm phạm nào vào lãnh thổ của đồng minh NATO sẽ ngay lập tức gây ra toàn bộ sự phẫn nộ của sức mạnh quân sự phương Tây chống lại Moskva.
“Chúng ta đang sống trong một thế giới nguy hiểm hơn và chúng ta đang sống trong một thế giới khó đoán hơn”, ông Stoltenberg nói. “Chúng ta sống trong thế giới thực sự có một cuộc chiến tranh nóng đang diễn ra ở Châu Âu, với các hoạt động quân sự quy mô lớn mà chúng ta chưa từng thấy ở Châu Âu kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai”.
Lãnh đạo NATO nói tiếp: “Tất nhiên, điều này đang gây ra đau khổ cho người dân Ukraine – chúng tôi thấy điều đó hàng ngày và chúng tôi tôn vinh lòng dũng cảm, sự dũng cảm của họ. Đồng thời, chúng tôi cũng biết rằng tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn – bởi vì nếu đây trở thành một cuộc chiến toàn diện giữa Nga và NATO, thì chúng ta sẽ chứng kiến sự đau khổ, thiệt hại, chết chóc, tàn phá ở quy mô còn tồi tệ hơn rất nhiều những gì chúng ta thấy ở Ukraine hôm nay”.
Ông Stoltenberg cho biết: “Chúng tôi đã tăng cường đáng kể sự hiện diện của mình ở phần phía đông của liên minh – với hơn 40.000 quân dưới sự chỉ huy trực tiếp của NATO – nhằm loại bỏ mọi chỗ cho những tính toán sai lầm, gây hiểu lầm ở Moskva về sự sẵn sàng của chúng ta trong bảo vệ từng tấc lãnh thổ của NATO”.
“Trách nhiệm cốt lõi của NATO là: đảm bảo rằng không có sự hiểu lầm trong tâm trí của bất kỳ đối thủ nào, rằng nếu họ làm bất cứ điều gì giống như những gì Nga đã làm với Gruzia năm 2008 hoặc Ukraine hiện nay, điều đó sẽ kích hoạt phản ứng của toàn bộ liên minh.”
Hàng ngàn người ở Đông Đức trèo lên Bức tường Berlin, một biểu tượng của Chiến tranh Lạnh. Ảnh: Getty Images
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez cho biết chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine tương đương với một “sự thay đổi mang tính kiến tạo trong trật tự quốc tế” và các đồng minh buộc phải hành động vì họ không thể coi an ninh của riêng mình, hoặc hòa bình ở châu Âu, là điều hiển nhiên nữa.
Video đang HOT
Các nhà lãnh đạo Stoltenberg, Sánchez, Tổng thống Mỹ Joe Biden… cho rằng quyết định lịch sử của Phần Lan và Thụy Điển từ bỏ nhiều năm không liên kết để gia nhập NATO, đã giúp tăng đáng kể khả năng của liên minh, đặc biệt là trong chiến tranh vùng khí hậu lạnh Baltic và Bắc Cực. Và tất cả đều tạo ra những thách thức mới đáng kể cho Nga
Ông Biden nói rằng việc mở rộng NATO cho thấy cuộc chiến về cơ bản đã phản tác dụng như thế nào đối với Nga: “Tôi đã nói với ông Putin rằng nếu ông ấy tấn công Ukraine, NATO sẽ không chỉ mạnh lên mà chúng ta sẽ còn đoàn kết hơn”.
Tuy nhiên các đồng minh khác trong khối thừa nhận rằng bất chấp sự thống nhất của NATO, nguy cơ xảy ra xung đột lớn sẽ tăng lên.
“Chúng tôi chắc chắn đang ở trong tình trạng an ninh nguy hiểm nhất trong 30 năm”, Thủ tướng Estonia Kaja Kallas nói trong một cuộc phỏng vấn ngắn với POLITICO sau hội nghị thượng đỉnh. Chúng ta không chỉ nói về chiến tranh thông thường, mà đang nói về chiến tranh mạng, chúng ta nói về chiến tranh thông tin, và chúng ta cũng đang nói về các cuộc tấn công hỗn hợp ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Vì vậy, chúng ta đang ở trong một thời đại rất nguy hiểm”.
Để đối phó với tất cả những điều này, các nhà lãnh đạo NATO đã thông qua một bản kế hoạch chiến lược kéo dài một thập kỷ, được gọi là “Khái niệm chiến lược”, khẳng định rõ ràng Nga là “mối đe dọa trực tiếp và đáng kể nhất đối với an ninh của các nước Đồng minh cũng như đối với hòa bình và ổn định trong Khu vực châu Âu-Đại Tây Dương”.
Đó là một sự thay đổi lớn so với Khái niệm Chiến lược trước đó của năm 2010, khi đó đề cập đến mong muốn có một “quan hệ đối tác chiến lược” với Nga.
Tiếp nối Phần Lan-Thuỵ Điển, danh sách các quốc gia châu Âu trung lập có thể sẽ thu hẹp
Với việc Phần Lan và Thụy Điển đang tiến hành các bước gia nhập NATO, danh sách các quốc gia "trung lập" hoặc không liên kết ở châu Âu có thể sẽ thu hẹp lại.
Cờ các nước thành viên bên ngoài trụ sở NATO ở Brussels, Bỉ ngày 7/2/2022. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, giống như hai nước Bắc Âu, các quốc gia khác đã gia nhập Liên minh châu Âu vì lời hứa thống nhất về kinh tế và chính trị mà không đứng về phía nào trong sự phân chia Đông-Tây vốn kéo dài kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Tuy nhiên, những lo ngại về an ninh liên quan đến chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đã thay đổi tính toán của Phần Lan và Thụy Điển - hai quốc gia từ lâu theo đường lối không liên kết - và khiến các nước trung lập truyền thống khác phải suy nghĩ lại về ý nghĩa thực sự của thuật ngữ đó đối với họ.
Hôm 15/5, Phần Lan tuyên bố muốn gia nhập NATO, và cùng ngày đảng Dân chủ Xã hội cầm quyền của Thuỵ Điển cũng tuyên bố ủng hộ gia nhập liên minh quân sự này. Cả hai quốc gia dự kiến sẽ chính thức nộp đơn trong vòng vài ngày.
Mặc dù các thành viên EU cam kết bảo vệ lẫn nhau trong trường hợp bị tấn công từ bên ngoài, nhưng cam kết đó phần lớn vẫn nằm trên giấy vì Điều 5 của NATO có thể làm lu mờ quan niệm của EU về phòng thủ tập thể.
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn có thể dội một gáo nước lạnh vào tham vọng NATO của cả Phần Lan và Thụy Điển. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết chính phủ của ông "không có quan điểm thuận lợi" với ý tưởng này vì các nước Bắc Âu bị Ankara cáo buộc ủng hộ dân quân người Kurd vốn bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là khủng bố.
Nhà sử học Samuel Kruizinga tại Đại học Amsterdam nhận xét rằng: "Điều cốt lõi của tính trung lập là: Nó có ý nghĩa khác biệt đối với những người khác nhau".
Binh sĩ Phần Lan tham gia tập trận chung Arrow 22 cùng các nước NATO ngày 4/5/2022 tại Kankaanpaa, phía tây Phần Lan. Ảnh: AP
Dưới đây là một số quốc gia đã quy định "tính trung lập" trong luật pháp hoặc thường coi mình là trung lập trong cuộc đối đầu Mỹ - Nga và các đồng minh tương ứng. Áo, Ireland, Cyprus (Síp) và Malta là các thành viên EU chưa gia nhập NATO trong khi Thụy Sĩ đứng ngoài cả hai.
THỤY SĨ
Được cho là quốc gia trung lập nổi tiếng nhất ở châu Âu, Thụy Sĩ đưa tính trung lập vào hiến pháp và các cử tri nước này đã quyết định đứng ngoài EU từ nhiều thập kỷ trước. Nhưng trong những tuần gần đây, chính phủ Thuỵ Sỹ đã rất đau đầu khi phải giải thích khái niệm trung lập khi họ đứng sau trong danh sách các nước áp đặt lệnh trừng phạt của EU đối với Nga. Sự trung lập của Thụy Sĩ được phân tích gần như hàng ngày trên các phương tiện truyền thông địa phương.
Có rất ít khả năng Thụy Sĩ sẽ xa rời vị thế trung lập của mình, và trên thực tế chính phủ nước này đã yêu cầu Đức không chuyển thiết bị quân sự của Thụy Sĩ cho Ukraine.
Đảng dân túy, cánh hữu nắm giữ số ghế lớn nhất trong quốc hội Thuỵ Sỹ đã do dự về các biện pháp tiếp theo trừng phạt Nga, và người Thụy Sĩ đang quyết liệt bảo vệ vai trò hòa giải của họ đối với các quốc gia đối địch và là trung tâm của các chương trình nhân đạo và nhân quyền. Họ tin rằng tính trung lập giúp củng cố danh tiếng đó.
ÁO
Nền trung lập của Áo là một thành phần quan trọng trong nền dân chủ hiện đại của nước này. Như là một điều kiện để các lực lượng Đồng minh rời khỏi đất nước, cho phép giành lại độc lập vào năm 1955, Áo tuyên bố trung lập về quân sự.
Kể từ khi Nga bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine, Thủ tướng Karl Nehammer đã đạt được sự cân bằng ổn thoả liên quan đến lập trường của Áo. Ông khẳng định rằng Áo không có kế hoạch thay đổi tình trạng an ninh, đồng thời tuyên bố rằng trung lập về quân sự không nhất thiết có nghĩa là trung lập về đạo đức, và Áo lên án mạnh mẽ các hành động của Nga ở Ukraine.
Tổng thống Ukraine phát biểu qua video trước Quốc hội Thụỵ Điể ngày 24//3/2022. Ảnh: AP
IRELAND
Nền trung lập của Ireland từ lâu đã trở thành một "vùng xám". Vào đầu năm nay, Thủ tướng Micheal Martin tóm tắt quan điểm của đất nước là: "Chúng tôi không trung lập về chính trị, nhưng chúng tôi trung lập về quân sự".
Cuộc chiến ở Ukraine đã mở lại cuộc tranh luận về ý nghĩa vai trò trung lập của Ireland. Ireland đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga và gửi viện trợ phi sát thương tới Ukraine.
Ireland đã và đang tham gia vào các nhóm chiến đấu của Liên minh châu Âu - vốn là một phần trong nỗ lực của khối nhằm tạo sự hài hòa của lực lượng quân đội từ các nước thành viên.
Kruizinga, người đã đóng góp cho cuốn "Lịch sử Cambridge về Chiến tranh Thế giới thứ nhất về tính trung lập", cho rằng các thành viên EU và NATO càng giống nhau thì càng tốt để khối "thể hiện mình là một sức mạnh địa chính trị".
MALTA
Hiến pháp của Malta quy định rằng hòn đảo nhỏ ở Địa Trung Hải này chính thức giữ vị trí trung lập, do chính sách "không liên kết và từ chối tham gia vào bất kỳ liên minh quân sự nào". Một cuộc thăm dò do Bộ Ngoại giao Malta ủy quyền được công bố hai tuần trước khi Nga đưa quân vào Ukraine cho thấy đại đa số người được hỏi ủng hộ trung lập, và chỉ 6% phản đối.
Tờ Times of Malta hôm 11/5 đưa tin Tổng thống Ireland Michael Higgins, trong chuyến thăm cấp nhà nước đến Malta, đã nhấn mạnh ý tưởng trung lập "tích cực" và cùng với Tổng thống Malta George Vella lên án cuộc chiến ở Ukraine.
Người biểu tình phản đối gia nhập NATO bên ngoài trụ sở đảng Dân chủ Xã hội Thuỵ Điển ở Stockholm, ngày 14/5/2022. Ảnh: AP
CYPRUS (SÍP)
Các mối quan hệ giữa CH Síp với Mỹ đã phát triển đáng kể trong thập kỷ qua, nhưng bất kỳ ý tưởng nào về tư cách thành viên NATO vẫn chưa được bàn thảo, ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại.
Tổng thống của quốc đảo bị chia rẽ sắc tộc này cho biết "còn quá sớm" để suy nghĩ về một động thái luôn vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của đối thủ Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhiều người Síp - đặc biệt là những người theo cánh tả - tiếp tục đổ lỗi cho NATO về sự chia rẽ trên hòn đảo sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân vào Síp giữa những năm 1970. Thời điểm đó Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên NATO và liên minh đã không làm gì để ngăn cản hành động quân sự này.
Vương quốc Anh, thành viên NATO, có hai căn cứ quân sự trên đảo Síp, nơi đặt một trạm nghe ngóng tiên tiến ở bờ biển phía đông, với sự hợp tác của quân đội Mỹ.
Síp cũng muốn duy trì trung lập, thậm chí còn cho phép tàu chiến Nga tiếp tế tại các cảng của nước này, mặc dù đặc quyền đó đã bị đình chỉ sau khi cuộc xung đột ở Ukraine bắt đầu.
Biển Baltic sẽ trở thành một ưu tiên trong chiến lược của NATO Biển Baltic sẽ trở thành "lưu vực nội bộ" của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), sau khi Phần Lan và Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự này. Đây là nhận định của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda. Biển Baltic. Ảnh: Sputnik "Biển Baltic về cơ bản đã sẵn sàng trở thành lưu vực nội bộ của...