Nâng thể trạng sức khỏe học đường hậu Covid-19
Nhiều quốc gia châu Á từng ghi nhận tỷ lệ học sinh mắc bệnh béo phì, cận thị tăng cao. trong những năm qua, đặc biệt sau tác động của Covid-19, các quốc gia đã chú trọng chăm sóc sức khỏe trong trường học.
Nhân viên y tế Trường Trung học Soka Higashi, thành phố Saitama, Nhật Bản trò chuyện với học sinh về các vấn đề sức khỏe tâm thần sau dịch Covid-19.
Nhật Bản
Hệ thống y tế học đường tại Nhật Bản được đánh giá sở hữu chất lượng hàng đầu trong khu vực châu Á. Trước khi vào tiểu học, trẻ sẽ được kiểm tra sức khỏe toàn diện. Nếu các em mắc khiếm khuyết về mặt thể chất hoặc trí tuệ cần được hỗ trợ giáo dục đặc biệt, phụ huynh thường được hướng dẫn các chương trình giáo dục phù hợp với trẻ. Khi chọn trường, yếu tố chăm sóc sức khỏe, chất lượng hệ thống y tế cũng được nhiều phụ huynh quan tâm.
Chương trình chăm sóc sức khỏe học đường của Nhật Bản được quy định bởi Đạo luật An toàn và Sức khỏe trường học. Hầu hết các trường đều có bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ. Nha sĩ và dược sĩ có thể làm việc tại nhiều trường phổ thông khác nhau. Tuy nhiên, mỗi trường đều phải có tối thiểu một nhân viên điều dưỡng và điều phối viên y tế học đường.
Nhiệm vụ của nhân viên điều dưỡng, điều phối viên là xây dựng kế hoạch y tế học đường, kế hoạch an toàn trường học; đồng thời, quản lý, giáo dục và tư vấn sức khỏe cho học sinh theo cá nhân, lớp hoặc khối.
Trong khi đó, bác sĩ trong trường học sẽ tham mưu xây dựng kế hoạch y tế học đường và kế hoạch an toàn trường học. Phối hợp cùng nhân viên điều dưỡng, điều phối viên, tổ chức bài học về sức khỏe thể chất và tinh thần cho học sinh. Kiểm tra sức khỏe học sinh và đưa ra phương pháp điều trị dựa trên kết quả khám bệnh.
Tương tự, nha sĩ tư vấn sức khỏe răng miệng, khám răng cho học sinh. Đồng thời, tổ chức các buổi trò chuyện, hướng dẫn học sinh phòng ngừa sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác. Còn dược sĩ chuẩn bị đơn thuốc, quản lý môi trường vệ sinh trường học.
Các trường phổ thông tại Nhật Bản có trách nhiệm khám sức khỏe cho học sinh, phòng chống các bệnh truyền nhiễm, giáo dục sức khỏe, giáo dục giới tính. Bên cạnh hệ thống y tế bài bản, các trường thường xuyên tổ chức cho học sinh hoạt động ngoài trời, tham gia câu lạc bộ thể dục thể thao hoặc tham quan dã ngoại. Cùng với nhà trường, phụ huynh khuyến khích con cái dậy sớm đi bộ, đạp xe đến trường. Sau giờ học, các em được thỏa sức chạy nhảy tại sân chơi.
Nhờ đó, trẻ em Nhật Bản được đánh giá có sức khỏe tốt hàng đầu thế giới. Sau dịch Covid-19 khi trường học mở cửa lại, các trường tăng cường trò chuyện với học sinh về sức khỏe tâm thần, nâng số giờ học Thể dục hoặc hoạt động câu lạc bộ.
Tỷ lệ học sinh cận thị, béo phì tại Trung Quốc tăng trong thập kỷ qua.
Singapore
Tháng 12/2021, Bộ Giáo dục Singapore thông báo sẽ xây dựng chương trình giáo dục sức khỏe tâm thần cho các trường phổ thông trên cả nước trong 2 năm tới. Chương trình khuyến khích học sinh phát hiện các vấn đề sức khỏe tâm thần, tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết và xây dựng khả năng phục hồi.
Trước đó, trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Bộ Giáo dục yêu cầu các trường dành thời gian đầu học kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của học sinh. Trong năm học, giáo viên được bồi dưỡng kỹ năng hỗ trợ tâm lý như cách trò chuyện với học sinh về hạnh phúc, cách đưa ra lời khuyên khi trẻ gặp khó khăn…
Singapore luôn chú trọng đến chăm sóc sức khỏe học đường. Năm 2001, nước này thành lập Phòng Dịch vụ Y tế Học đường (SHS) thuộc Ban Nâng cao Sức khỏe của Bộ Y tế Singapore. Các trường phổ thông Singapore đều có bác sĩ, nha sĩ và nhân viên y tế. Trong đó, bác sĩ, nha sĩ kiểm tra, chăm sóc sức khỏe cho học sinh còn nhân viên y tế tư vấn sức khỏe, quản lý vấn đề cân nặng, cận thị hay vấn đề học sinh hút thuốc.
Hàng năm, Bộ Giáo dục phối hợp với các nhà trường tổ chức chuyên đề giáo dục sức khỏe, giáo dục giới tính với sự tham gia của học sinh và phụ huynh.
Học sinh Philippinemng bộ dụng cụ vệ sinh.
Philippines
Video đang HOT
Từ năm học 2020 – 2021, Bộ Giáo dục Philippines thông qua Chương trình Sức khỏe và Dinh dưỡng dành cho học sinh phổ thông nhằm giáo dục sức khỏe trong trường học. Dựa trên chương trình, các trường sẽ phân phát thực phẩm dinh dưỡng và sữa cho trẻ mẫu giáo, học sinh tiểu học. Khi các trường tạm đóng cửa vì dịch Covid-19, phụ huynh có thể đến nhận sản phẩm tại trung tâm phân phối hoặc nhân viên nhà trường giao đến nhà cho học sinh.
Ngoài ra, hơn một triệu trẻ mẫu giáo, học sinh tiểu học công lập được phát bộ dụng cụ vệ sinh nhằm xây dựng thói quen cá nhân lành mạnh. Bộ dụng cụ gồm bàn chải đánh răng, kem đánh răng và xà phòng.
TS Leoncio del Corro, nha sĩ học đường, nhận định bộ dụng cụ vệ sinh là biện pháp giáo dục trẻ em chăm sóc sức khỏe và phòng tránh bệnh lây nhiễm phù hợp trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay. Chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách và duy trì thói quen này giúp học sinh cải thiện vấn đề sức khỏe và học tập tốt hơn.
Trung Quốc
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe học đường sau những chỉ trích về việc nền giáo dục nước này quá tập trung vào điểm số và thi cử, gây tác động đến sức khỏe thể chất và tinh thần của học sinh.
Từ năm 2020, nước này áp dụng chính sách “giảm kép” nhằm cấm dạy thêm ngoài giờ học, giảm gánh nặng bài tập và tăng cường hoạt động thể chất cho học sinh phổ thông.
Ngoài ra, Bộ Giáo dục Trung Quốc ban hành hàng loạt hướng dẫn, yêu cầu các trường tạo điều kiện cho học sinh ngủ sớm, ngủ đủ giấc. Học sinh tiểu học phải ngủ ít nhất 10 tiếng mỗi ngày, học sinh THCS và THPT ngủ 8 – 9 mỗi ngày. Theo đó, nhiều trường đã lùi giờ học để học sinh ngủ thêm.
Các trường tăng cường giờ học Thể dục, thuê thêm giáo viên môn Thể dục hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên môn này nhằm cải thiện chất lượng đào tạo. Trường học có ít nhất một nhân viên y tế quản lý các vấn đề sức khỏe, xây dựng chuyên đề giáo dục sức khỏe cho học sinh. Hàng năm, các trường tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho học sinh công lập một lần.
Dù đã nỗ lực giảm bớt gánh nặng cho học sinh, tuy nhiên, tỷ lệ học sinh Trung Quốc mắc bệnh béo phì, cận thị, sâu răng cùng các vấn đề sức khỏe tâm thần vẫn tiếp tục tăng trong thập kỷ qua.
Trường mầm non ngoài công lập lao đao thời hậu Covid-19
Sau hai năm liên tiếp bị tác động bởi dịch Covid-19, các trường mầm non tư thực đã nhiều lần phải tạm dừng hoạt động.
Thực trạng này khiến nhiều cơ sở buộc phải đóng cửa, phá sản, giáo viên thất nghiệp buộc phải loay hoay với đủ thứ nghề để mưu sinh.
Sau 2 năm chịu áp lực lớn từ Covid-19, hệ thống trường mầm non ngoài công lập đã và đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ. (ẢNH: SƠN BÁCH)
Thực tế, hệ thống trường mầm non ngoài công lập đang điêu đứng khi "dòng tiền bị bóp nghẹt". Theo thống kê, có tới 95,2% cơ sở giáo dục mầm non tư thục không có doanh thu kéo dài, trong khi đây là nơi học tập của 22,4% trẻ em trong độ tuổi mầm non.
Bài 1: "Trăm dâu đổ đầu" hệ thống trường mầm non tư thục
Trong căn phòng trọ nhỏ nằm lọt thỏm trong làng Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội), cô giáo mầm non Đỗ Thị Hồng Ngọc lật bật mở chiếc điện thoại thông minh đã xước màn hình. Tin nhắn báo đã có phụ huynh đồng ý thuê Ngọc trông giúp 2 cậu con trai đang phải ở nhà do dịch.
"Hai năm nay, tôi đã phải nghỉ việc. Vừa mới ra trường không được bao lâu chưa có tích lũy nên tiền bạc cũng ra đi. Trong khi những chi phí khác như thuê nhà, ăn uống... vẫn y nguyên. Nhiều lần, tôi buộc phải vay mượn bạn bè, người quen để đợi... ngày trường được mở lại," cô Ngọc nghẹn ngào.
Cũng giống như Ngọc, trong suốt hơn 2 năm qua, hàng trăm giáo viên mầm non tư thục ở nhiều địa phương đã rơi vào... bi kịch khi các trường phải tạm đóng cửa dưới tác động khủng khiếp của Covid-19.
Giáo viên cạn kiệt vì nghỉ dịch
Năm nay vừa tròn 25 tuổi, Ngọc tốt nghiệp khoa Tâm lý-Giáo dục học (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội). Ngày ra trường, thay vì lựa chọn như số đông, cô quyết tâm theo nghiệp "gõ đầu trẻ". Thế nhưng, suốt 3 năm qua, thời gian Ngọc được "đứng lớp" chỉ vỏn vẹn đúng... 18 tháng. Còn lại là nghỉ ở nhà vì... Covid-19.
"Khó khăn đủ đường, từ kinh tế đến tâm lý", cô giáo trẻ quê Nam Định tâm sự.
Cũng như hàng trăm cô giáo mầm non tư thục khác, Ngọc rơi vào cảnh... ở không và cạn tiền. Ngồi trong căn phòng trọ nhỏ tại làng Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội), Ngọc không giấu nổi nỗi buồn. Cô giáo sinh năm 1997 chia sẻ: "Do đi làm chưa được bao lâu nên chỉ sau 2 tháng, số tiền tích lũy gần như đã hết. Chi phí thuê nhà, ăn uống... vẫn phải lo, trong khi thu nhập bằng 0".
Một trường mầm non tại Khu đô thị Linh Đàm đã tận dụng cơ sở thành điểm tập trung khẩu trang để các giáo viên bán kiếm thêm thu nhập mùa dịch. (Ảnh: SƠN BÁCH)
Cạn kiệt mọi bề vì nghỉ dịch cũng là hoàn cảnh chung của gần 30 giáo viên tại trường của Ngọc. Sau khi trụ lại thêm vài tháng với hy vọng mong manh, phần lớn trong số họ đã buộc phải trả nhà, về quê.
N.H.V-giáo viên một trường mầm non quốc tế tại quận Thanh Xuân đã quyết định về quê ở Thanh Hóa chỉ sau 3 tháng đợi chờ. Gánh nặng kinh tế quá lớn khiến V. buộc phải đưa ra lựa chọn mà cô chưa bao giờ tưởng tượng được. Từ một cô giáo, V. đã xin vào khu công nghiệp Hoằng Hóa... làm công nhân.
Tại Nghệ An, N.T.T-đồng nghiệp của H.V cũng trở về nhà và đầu quân cho một công ty chuyên viết content chạy quảng cáo với giá 30.000 đồng/bài dài cả nghìn chữ.
Chị Huỳnh Minh Thảo-Trường mầm non V.X buộc phải chuyển đến cơ sở của mình để vừa trông giữ tài sản, vừa tiết kiệm chi phí. (Ảnh: SƠN BÁCH)
Bi đát hơn, có những giáo viên đã lâm vào cảnh nợ nần. Cô Nguyễn Thị X.H (Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội) buồn rầu: "Chồng tôi lái xe nên công việc cũng bị ảnh hưởng nhiều. Được hơn 6 tháng thì cả nhà 5 người của chúng tôi không còn cả tiền tích lũy nữa. Hai vợ chồng buộc phải vay tạm ông bà hai bên trong lúc chờ đợi tình hình khá hơn. Nhưng thực sự không biết sẽ phải chờ tới lúc nào nữa".
Nhắc đến các cô giáo mầm non, chị Huỳnh Minh Thảo-quản lý Trường mầm non V.X (Linh Đàm) nhớ lại: Đã có một lần nhóm các hiệu trưởng, các trường mầm non phường Hoàng Liệt đã phải chung tay kêu gọi giúp đỡ một cô giáo trẻ.
"Cô giáo không còn tiền ăn, đến cả tiền để về quê cũng không còn. Ban đầu tưởng chỉ đóng cửa mấy tháng rồi mở lại lớp nên cô vẫn cố trụ trên Hà Nội. Đến khi trường không còn khả năng ứng lương hay hỗ trợ gì thêm, lại đúng vào thời điểm giãn cách xã hội nên cô giáo lâm vào hoàn cảnh quá bi đát," chị Thảo thở dài kể.
Hình ảnh tại Trường mầm non V.X (Hoàng Mai, Hà Nội) trước khi có dịch.
Ngay cả các hệ thống trường lớn cũng rơi vào cảnh lực bất tòng tâm khi nhìn các giáo viên bỏ nghề. Bởi "thứ khiến giáo viên mầm non "dứt áo" không hẳn vì thu nhập tốt hơn mà vì đại dịch vừa qua khiến họ quá sợ hãi một cuộc sống bấp bênh và bất an", cô Đinh Thị Phương Lan-quản lý hệ thống Trường mầm non T.L.A nhấn mạnh.
Là một trong những người vẫn quyết định trụ lại với nghề, Thu Huyền-giáo viên Trường mầm non S.N.H (Ba Đình, Hà Nội) tâm sự: "Trước dịch, trường tôi có 16 giáo viên, đến giờ chị em vẫn chưa có ai có ý định bỏ nghề nhưng ai cũng phải vật lộn mọi cách để sống".
Nhớ trường, nhớ nghề là điều Huyền nhắc tới nhiều nhất khi nói về thời gian gần 2 năm nghỉ dạy vì dịch bệnh. Tuy nhiên, ngay bản thân Huyền cũng không biết có đợi được đến ngày được đi dạy lại hay không. Bởi đơn giản, nguy cơ các trường mầm non tư thục giải thể vì gánh nặng kéo dài tới 2 năm qua là quá nặng nề...
Phá sản, giải thể và rao bán hàng loạt bởi Covid-19
Không chỉ các giáo viên, hệ thống trường mầm non ngoài công lập nói chung cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Từ chối gặp mặt trực tiếp vì... đã quá mệt mỏi, chị Trần Thu Hương-chủ Trường mầm non tư thục T.L (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ qua điện thoại: Ngay sau cú sốc trường phải tạm nghỉ dịch thì ít lâu sau, chị đã ngất lịm đi khi toàn bộ tài sản trong cơ sở của chị đã bị kẻ gian lấy sạch.
"Trước Tết 2 tháng, tôi nhận được thông báo từ công ty nước sạch về việc phải thanh toán 800.000 tiền nước. Tôi giật mình vì mấy tháng qua trường đã đóng cửa", chị Hương kể lại.
Ngay sau đó, chủ trường T.L đã tới kiểm tra thì mới ngã ngửa khi khóa cổng đã bị cắt phá. Bên trong, toàn bộ tài sản có giá trị đều không cánh mà bay. Kể cả những thứ nhỏ như nồi, niêu, xoong chảo cũng bị mất.
"Cơ sở mầm non của tôi mới hoạt động chưa được bao lâu thì dịch bệnh nên không có tiền để thuê người trông coi", chị Hương buồn rầu nói với phóng viên qua điện thoại.
Vừa đóng cửa do dịch, cơ sở mầm non tư thục T.L đã bị kẻ gian đột nhập, lấy sạch. Phần còn lại chỉ còn ngổn ngang như thế này. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Rút kinh nghiệm từ trường T.L, chủ trường V.X (Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội) đã... chuyển cả nhà xuống cơ sở dạy học để làm bảo vệ.
"Vừa tiết kiệm tiền thuê, vừa trông coi, bảo quản được đồ đạc đỡ mối mọt", chị Huỳnh Thị Minh Thảo-quản lý cơ sở này cho hay.
Nói đoạn, chị Thảo mở cánh cửa nặng trịch đã lâu không tra dầu cho chúng tôi vào "ngôi nhà thứ hai" của chị. Nhìn từ phía ngoài, rêu xanh đã chờm lên cả mảng tường phía chân cánh cổng sắt. Trong khoảng sân phía trước, chiếc cầu trượt phủ đầy lá rụng. Một quả bóng nhựa nằm chỏng chơ, thi thoảng lại lăn lọc cọc theo gió chiều.
Ngó quanh, chị Thảo ngẩn ngơ nhìn một lượt quanh nhà, lẩm nhẩm đếm những đồ đạc có thể còn tận dụng dùng lại được nếu... trường được hoạt động tới đây. "Suốt thời gian qua, nhiều trường tại khu vực Linh Đàm không thu về được một đồng nào, trong khi vẫn phải bỏ ra 40 triệu đồng thuê nhà mỗi tháng, chưa kể chi phí điện nước phát sinh".
Cửa đóng, then cài-các trường mầm non tư thục tê liệt và đứng trước nguy cơ đổ vỡ thời hậu Covid-19. (Ảnh: SƠN BÁCH)
Chị cho biết thêm: Chi phí ban đầu để mua dụng cụ dạy học, đồ chơi cho trẻ rơi vào khoảng từ 300 đến 500 triệu đồng. Ngoài ra, tiền trang trí, nội thất, quỹ lương cũng đẩy tổng giá trị đầu tư lên tới xấp xỉ 1,5 tỷ đồng. Toàn bộ các khoản này hiện đều "đắp chiếu", nằm không.
Gắng gượng gần 2 năm ngóng chờ ngày mở lại lớp, nhiều cơ sở do không thể cố gắng đã buộc phải rao bán hoặc giải thể trường. Kể lại với phóng viên Báo Nhân Dân, chị Minh Thảo-chủ cơ sở V.X giọng đượm buồn: "Hầu hết các trường tư thục đều hết sức khó khăn. Riêng tại khu vực phường Hoàng Liệt đã có ít nhất 3 trường "buông" và tuyên bố đóng cửa. Buồn nhất là có trường hợp do không trả được tiền thuê nhà nên chủ cho thuê đã tự vứt hết đồ đạc ra ngoài vì họ không thông cảm. Nói chung, các trường tư thục như chúng tôi đang lâm vào hoàn cảnh cực kỳ bi đát".
"Mình cần chuyển nhượng nhóm lớp mầm non khu vực Xuân La rất tiềm năng. Giá "hạt rẻ" 4xx triệu"
Sẽ không quá khó để bắt gặp những dòng trạng thái rao bán, sang nhượng quyền sở hữu trường mầm non trên các trang mạng xã hội. Thậm chí đã có rất nhiều group với tên gọi tương tự được lập ra.
Rao bán, giải thể trường-hệ lụy nhãn tiền của dịch Covid-19.
Chị Đinh Thị Phương Lan-chủ cơ sở T.L.A cay đắng nhận xét: Dòng tiền trong doanh nghiệp giống như máu trong cơ thể. Qua thời gian, các trường mầm non ngoài công lập đã rơi vào cảnh cạn kiệt, thực sự không sao sống nổi.
"Xét tới thời điểm hiện tại, chúng tôi đã bị đóng cửa tròn một năm và điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp hoàn toàn không có dòng tiền vào. Tổn thất mà chúng tôi phải gánh chịu quá lớn và gần như các hệ thống đang rơi vào tình trạng phá sản hàng loạt. Tổn thất này tùy theo từng quy mô, nhưng phổ biến là quy mô trường học với 50 nhân sự/điểm trường ước tính thiệt hại hơn 10 tỷ đồng/năm. Với 650 trường tư thục và hàng nghìn nhóm trẻ tư thục trên địa bàn thành phố, ước tính thiệt hại lên tới hàng nghìn tỷ đồng trong những năm qua".
Cũng theo chị Phương Lan, ngoài vấn đề dễ nhận thấy về tài chính, các trường còn tổn thất trầm trọng về giáo viên và nhân sự. Nhiều giáo viên buộc phải chuyển nghề để mưu sinh, sinh viên cũng không còn thiết tha với ngành Giáo dục mầm non do công việc vất vả, áp lực cao, bấp bênh không ổn định.
"Đây là những đứt gãy với những hệ lụy dài lâu", Quản lý hệ thống trường T.L.A nhấn mạnh.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo được đưa ra tại hội thảo "Tăng cường giải pháp bảo đảm an toàn cho trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non", chỉ tính riêng từ tháng 5 đến tháng 12/2021, cả nước đã có hơn 28.500 cơ sở giáo dục mầm non phải tạm dừng hoạt động; 58 trường và 526 cơ sở giáo dục mầm non độc lập tư thục phải giải thể.
Trong khi đó, rà soát, đánh giá thực trạng các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập cũng của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy có tới 95,2% cơ sở giáo dục mầm non tư thục không có doanh thu trong nhiều tháng (đa phần là 6 tháng trở lên); 81,6% cơ sở không trả được lương cho giáo viên.
Tại Hà Nội, theo báo cáo của Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng tại cuộc làm việc của Thường trực Thành ủy Hà Nội với Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo sáng 8/3 vừa qua: Khó khăn hiện nay là do tác động của dịch bệnh, một số cơ sở giáo dục mầm non giải thể hoặc nguy cơ giải thể; nhiều giáo viên, nhân viên mầm non bỏ nghề, chuyển nghề do thu nhập quá thấp dẫn đến nguy cơ thiếu giáo viên, nhân viên khi trẻ được đi học trở lại.
Trẻ mầm non Hưng Yên trở lại trường từ ngày 15/3 UBND tỉnh Hưng Yên vừa có văn bản cho phép trẻ mầm non, học sinh phổ thông trên địa bàn đến trường học tập từ ngày 15/3. Ảnh minh họa. Ngày 11/3, UBND tỉnh Hưng Yên có văn bản số 552 về việc tổ chức hiệu quả các hoạt động kinh tế - xã hội trong tình hình mới. Theo đó, UBND tỉnh...