Nâng tầm giáo dục di sản
Giáo dục di sản đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc lan tỏa các giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc. Tuy nhiên, việc giáo dục bằng những cách làm xưa cũ, khô khan đang khiến việc lan tỏa các giá trị di sản gặp nhiều hạn chế.
Một hoạt động giáo dục di sản tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Ảnh: Quang Vinh.
Thay đổi cách tiếp cận
Tại các trường việc giáo dục di sản được giảng dạy chủ yếu dựa trên các bài học cụ thể, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hay tổ chức học sinh học trải nghiệm tại di sản. Thông qua hình thức này không thể phủ nhận năng lực của nhiều giáo viên đã được nâng cao, thể hiện ở khả năng thiết kế tiến trình dạy học và tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh một cách phong phú và sinh động.
Các bài học được xây dựng phù hợp với việc sử dụng di sản trong dạy học, đảm bảo dựa theo chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông. Nhiều giáo viên đã chủ động sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, băng đĩa về các di sản có liên quan đến bài học để phục vụ cho tổ chức các hoạt động của học sinh.
Ngoài ra, một số giáo viên còn xây dựng hệ thống tư liệu về di sản cho chủ đề dạy học nhằm hỗ trợ hoạt động tìm tòi, khám phá của học sinh… Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì thực tế hiện nay với học sinh nói riêng và thế hệ trẻ nói chung việc tiếp các di sản còn khá hời hợt, chứ chưa nói đến việc tạo ra được niềm đam mê. Việc tham gia các buổi học trải nghiệm tại di sản với nhiều bạn trẻ chỉ đơn thuần là “một chuyến đi chơi”.
TS Lê Thị Minh Lý, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát huy giá trị di sản văn hóa cho rằng: UNESCO khuyến nghị di sản văn hóa phải trở thành nơi cung cấp cơ hội học tập suốt đời cho công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ, tập trung vào ba trụ cột chính: Kiến thức, kỹ năng và năng lực. Các chương trình giáo dục di sản văn hóa tạo ra kênh kết nối giá trị, ý nghĩa và nội dung của di sản văn hóa với công chúng, thu hút sự quan tâm của họ.
Tuy nhiên, để làm được hiệu quả, theo TS Lê Thị Minh Lý cho rằng, giáo dục di sản cần có không gian trải nghiệm chuyên biệt để hoạt động hiệu quả; đồng thời có chính sách thu hút đội ngũ cộng tác viên và đào tạo cán bộ chuyên sâu về giáo dục di sản trong quá trình triển khai. Ở đó, với các hoạt động giáo dục di sản theo phương pháp mới tại di tích chú trọng tăng cường hoạt động trải nghiệm, tương tác.
Nâng cao sự phối hợp
Video đang HOT
Có thể nói, việc giáo dục di sản hiện nay đang đòi hỏi sự phối hợp giữa nhà trường và các di tích. Việc biến các di sản vốn “khô cứng” trở nên thân thiện trong nhiều năm qua vẫn là bài toán “hóc búa” trong việc “chiều lòng” những người trẻ. Ở đó đòi hỏi sự thay đổi trong cách thức tiếp cận trong các chương trình giáo dục di sản đến từ các di tích, mà thực tế điều này mới chỉ được áp dụng ở một vài di sản lớn.
Đơn cử, các di sản Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, di tích Nhà tù Hỏa Lò… đã tạo dựng được thương hiệu, bằng những hành trình khám phá di sản. Theo ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám, các chương trình giáo dục di sản được trung tâm đặt nhiều kỳ vọng là hoạt động tìm hiểu lịch sử khoa cử, khám phá họa tiết trên bia tiến sĩ… cùng trải nghiệm in tranh qua mộc bản, mặc trang phục của trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa… thời xưa. Sau thời gian các di tích tạm ngừng hoạt động để thực hiện giãn cách xã hội, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho giáo dục di sản để phục vụ tốt hơn đối tượng khách tham quan trong nước, những người đã có những hiểu biết nhất định về di sản, cần có những hành trình trải nghiệm chuyên sâu hơn.
Hay di sản Nhà tù Hỏa Lò đã phối hợp với một số trường đại học trên địa bàn thành phố, khởi động chương trình giáo dục lịch sử Đảng thông qua hoạt động tìm hiểu tư liệu lịch sử về các hình thức đấu tranh của các đảng viên trung kiên trong nhà tù đế quốc… Còn Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đang ấp ủ chương trình giáo dục di sản mới mang tên “Trạng nguyên thành Thăng Long”, trong đó tập trung xây dựng các hoạt động trải nghiệm, tương tác để tìm hiểu kiến thức văn hóa, lịch sử qua kỳ thi Đình – kỳ thi cao nhất trong hệ thống khoa cử thời xưa, được tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long.
Từ thực tế trên, để nâng tầm được giáo dục di sản đang hỏi chính những người làm giáo dục, quản lý các di tích cần phải nắm bắt được tâm lý, nhu cầu của người trẻ xem họ thích gì ? Cách tiếp cận ra sao? Từ đó tìm ra những giải pháp hiệu quả vừa phát huy được giá trị của di sản, vừa tạo ra không gian bổ ích cho người trẻ. Thậm chí những người quản lý di sản, làm giáo dục phải “trẻ lại” để có thể nắm bắt được nhu cầu của chính những bạn trẻ, thay vì những cách làm khô cứng trước đó.
Dấu ấn một nhiệm kỳ bền bỉ tiếp lửa đất học Hà Tĩnh
Dấu ấn đậm nét trong công tác khuyến học Hà Tĩnh nhiệm kỳ thứ IV (2015 - 2020) là đã thực hiện tốt 2 chức năng trọng yếu: khuyến học và xây dựng xã hội học tập theo tinh thần Chỉ thị 11 của Bộ Chính trị và Chỉ thị 47 của BTV Tỉnh ủy.
Dòng họ Phan Tùng Mai (xã Tùng Ảnh - Đức Thọ - Hà Tĩnh) có 64 vị đỗ đạt cao, trong đó có 7 vị được khắc tên trên bia đá ở Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) và Văn Miếu Huế qua các triều đại. (Trong ảnh: Ông Phan Như Quý (áo trắng) tự hào giới thiệu truyền thống của dòng họ). Ảnh: PV
Những đóng góp của người làm khuyến học và toàn dân, các doanh nhân, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh trong những năm qua đã góp phần quan trọng vào sự phát triển giáo dục của tỉnh nhà.
Cùng với nhiệm vụ khuyến học, khuyến tài, Hội Khuyến học đã tập trung tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020" và Bộ tiêu chí đánh giá, công nhận danh hiệu gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị học tập; tham mưu BTV Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 47 về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Sau khi triển khai làm điểm tại 3 huyện, 36 xã, 226 thôn, 216 dòng họ và 1.156 gia đình, hội và ngành giáo dục đã phối hợp khảo sát phổ cập giáo dục gắn với khảo sát đại trà gia đình, dòng họ, cộng đồng để tham mưu giải pháp chỉ đạo sát đúng.
Thư viện trung tâm học tập công đồng xã Thạch Châu (Lộc Hà) với hàng ngàn đầu sách, trở thành điểm đến đọc sách từ gần 20 năm nay của người dân nhiều lứa tuổi trên địa bàn. Ảnh: PV
Hằng năm, hội đã tham mưu tổ chức hội nghị sơ kết để đánh giá, bổ cứu kịp thời những hạn chế trong tổ chức chỉ đạo. Đến cuối năm 2019, tỷ lệ đạt các danh hiệu toàn tỉnh tăng (gia đình học tập 83,2%, dòng họ học tập 70%, cộng đồng thôn/tổ dân phố học tập 85%, đơn vị (cơ quan, trường học, doanh nghiệp) học tập 82%, "Cộng đồng học tập" cấp xã 78% - xếp thứ 15 các tỉnh, thành phố.
Về hoạt động khuyến học, khuyến tài, hội đã phối hợp với các đoàn thể đẩy mạnh các hoạt động bổ trợ giáo dục như phối hợp quản lý học sinh trên địa bàn dân cư; vận động hội viên và Nhân dân đóng góp tiền, vật liệu, ngày công xây dựng trường chuẩn, cơ sở vật chất, cảnh quan, môi trường sư phạm, sáp nhập trường, hiến đất làm trường học...
Cùng với Quỹ Khuyến học đất Hồng Lam, nhiệm kỳ qua, Tỉnh hội đã tham mưu thành lập thêm Quỹ Khuyến học, khuyến tài Nguyễn Du. Hội đã trực tiếp đến các tổ chức, doanh nhân, nhà hảo tâm, nhất là hội đồng hương và con em xa quê ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khác để vận động ủng hộ quỹ khuyến học.
Ngay tại đêm giao lưu nghệ thuật "Ươm mầm trí tuệ đất Hồng Lam", hội đã vận động ủng hộ quỹ và xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị trường học trên 37 tỷ đồng.
Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Tĩnh Trần Thanh Bình trao học bổng Quỹ Khuyến học, khuyến tài Nguyễn Du cho giáo viên, học sinh đạt thành tích cao trong học tập và giảng dạy, sinh viên đạt điểm cao trong kỳ thi đại học năm học 2018-2019. Ảnh: PV
Trong nhiệm kỳ, hội đã huy động nguồn quỹ các cấp đạt 346,5 tỷ đồng, tăng 300% so với năm 2014. Bình quân quỹ trên nhân khẩu hơn 72 ngàn đồng, xếp thứ 15 tỉnh, thành trong cả nước.
Nhiều đơn vị có nguồn quỹ khuyến học tăng nhanh như quỹ cấp huyện Nghi Xuân trên 1,8 tỷ đồng. Xã Tùng Ảnh, Cẩm Thành, Cẩm Nhượng, Mai Phụ, Khánh Lộc (nay là xã Khánh Vĩnh Yên), Gia Phố, Thạch Vĩnh (nay là xã Lưu Vĩnh Sơn) có số quỹ từ 300 - 700 triệu đồng. Dòng họ Nguyễn Tiến Sỹ (Nghi Xuân), họ Dương (Cẩm Hòa), họ Nguyễn (Cẩm Thành), họ Bùi (Bùi Xá)... có số dư quỹ từ 100 - 300 triệu đồng.
Hiệp Hội doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh phối hợp Hội Khuyến học Hà Tĩnh tổ chức lễ trao học bổng Trần Đình Trấp cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, học giỏi trên địa bàn toàn huyện Can Lộc. Ảnh: PV
Đồng hành cùng Hội Khuyến học, các ngành, đoàn thể, doanh nghiệp trực tiếp trao học bổng, thăm hỏi, tặng quà cho học sinh, sinh viên; ủng hộ xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị trường học với số tiền hàng trăm tỷ đồng.
Tiêu biểu như Quỹ "Học bổng Trần Đình Trấp" 10 tỷ đồng cho con em Hà Tĩnh; Công ty CP Tập đoàn Phú Tài Đức 2,89 tỷ đồng; Bộ đội Biên phòng 1,957 tỷ đồng; Bảo hiểm xã hội 1,361 tỷ đồng; Cục Hải quan 1,208 tỷ đồng; Hội Liên hiệp Phụ nữ 1,559 tỷ đồng; Tỉnh đoàn Hà Tĩnh trên 3 tỷ đồng; Hội Bảo trợ người tàn tật & Trẻ mồ côi 3,5 tỷ đồng; học bổng Bà giáo Hồng 4,2 tỷ đồng; học bổng Nguyễn Thị Cẩn (vợ liệt sỹ) hơn 1,5 tỷ đồng...
Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh và lãnh đạo huyện Vũ Quang trao kỷ niệm chương cho những người đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp khuyến học, khuyến tài ở Vũ Quang tại Đại hội Hội Khuyến học - Cựu Giáo chức lần thứ V, nhiệm kỳ 2019 - 2024 của huyện. Ảnh: PV
Hội khuyến học các cấp cũng đã khuyến dạy, khuyến học, khuyến nghề, khuyến tài và cứu trợ cho 666.051 lượt giáo viên, học sinh, sinh viên với tổng số tiền trên 284 tỷ đồng. Số lượng được khuyến dạy, khuyến học, khuyến tài năm 2019 so với năm 2014 tăng 290%, số tiền tăng 182 tỷ đồng.
Kết quả công tác khuyến học nhiệm kỳ qua đã góp phần khích lệ, động viên tinh thần vượt khó học tập, rèn luyện của con em, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh nhà. Hà Tĩnh liên tục nhiều năm là tốp đầu về giáo dục cả nước. Mạng lưới tổ chức hội được hình thành ở xã, thôn, cơ quan, đơn vị, trường học và 75% dòng họ. Tỷ lệ hội viên so với dân số 28,4%.
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Võ Hồng Hải trao cờ thi đua xuất sắc giai đoạn 2014-2919 của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam cho Hội Khuyến học Hà Tĩnh. Ảnh: PV
Kết luận số 49 của Ban Bí thư Trung ương đã khẳng định: "Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể; trước hết là người đứng đầu...". "Phải củng cố và phát triển tổ chức khuyến học trong các cộng đồng dân cư, cơ quan, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp... và trong các lực lượng vũ trang".
Những người làm công tác khuyến học mong muốn cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Kết luận số 49, sớm làm rõ mô hình tổ chức và tạo môi trường thuận lợi để hội làm tròn nhiệm vụ được giao.
Trao giải thưởng 'Trạng nguyên Tiếng Anh toàn quốc 2019' Tối 23.12 tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội, Báo Nhi đồng tổ chức gala trao giải "Festival Trạng nguyên Tiếng Anh toàn quốc năm 2019". Ông Nguyễn Phan Khuê - Tổng Biên tập Báo Nhi Đồng trao học bổng cho 32 tân Trạng Nguyên Tiếng Anh Festival Trạng Nguyên Tiếng Anh toàn quốc 2019 chính thức được khởi động từ tháng...