Nắng sớm ban mai trên những phiên chợ làng chài
Chợ cá làng chài là sản phẩm du lịch bản địa mang dấu ấn đặc sắc của Việt Nam mà du khách thế giới rất ưa thích. Ở một đất nước nhiệt đới bờ biển dài như Việt Nam, ánh nắng đầu tiên của ngày mới ló rạng cũng là lúc phiên chợ bến cá náo nhiệt như trảy hội. Văn hóa, lối sống, tập quán của lao động nghề biển đặc trưng mỗi vùng miền bày cả ra trên cát, mấp mé những đợt sóng vỗ và nồng nàn mùi biển mặn.
Chợ cá Phước Đồng, An Hải, Phú Yên, một vùng biển đẹp và hấp dẫn của Nam Trung bộ. Ảnh: TTH
Vùng biển Nam Trung bộ nước ta đã trở thành nơi tiên phong khai thác các phiên chợ cá vào hành trình du lịch khám phá văn hóa bản địa của khách du lịch. Các vùng du lịch trọng điểm như Phan Thiết có chợ cá Mũi Né, Nha Trang có chợ hải sản Cầu Bóng, Phan Rang-Tháp Chàm có chợ cá Ninh Chữ, Quy Nhơn có chợ hải sản Nhơn Lý… và hàng loạt chợ cá của các làng chài lâu đời dọc bờ biển. Đây hầu như là do tập quán cư trú lâu đời của ngư dân mà hình thành nên các hải cảng nhỏ, kèm theo đó là chợ mua bán hải sản tại chỗ. Rất nhiều làng biển có nghề cá vùng lộng, ngư dân chỉ đi đánh cá đêm, sáng hôm sau thì trở về bãi để bán tất cả số hải sản đánh bắt được ngay đêm đó.
Chợ hải sản hình thành rất tự nhiên, sau đó dần dà khi nghề cá phát triển thì các khu dân cư mới tụ về các vùng đất ven biển, lấy tâm là chợ cá để quần cư và xây dựng nên các thiết chế văn hóa vệ tinh. Khi quy hoạch lại các khu dân cư, các kiến trúc sư cũng tính toán rằng các chợ cá địa phương không thể bị loại bỏ khỏi không gian đô thị hiện đại. Ngược lại, đó là minh chứng của văn hóa miền biển thân thiện, thói quen cư trú bình dị, tôn trọng tự nhiên của người Việt.
Ở mỗi làng biển, ta nhận thấy các cảng cá nhỏ được hình thành hết sức thuận tự nhiên. Nếu vùng đất nào toàn bãi ngang, tức là đã trải qua chọn lựa của ngư dân, không thể mở cảng ở đó vì nước nông và hải lưu bất trắc. Đó là chọn lọc tự nhiên. Tất cả các cảng cá đều là vị trí ngư dân đã chọn cập tàu an toàn. Suốt hai mùa gió nồm nam và gió chướng trong một năm, chính những người điều khiển phương tiện đánh cá nhỏ của họ mới biết rõ luồng lạch và biết chỗ nào có thể cập cảng, tránh đá ngầm, có thể tránh trú mùa mưa bão và có thể dễ dàng mang hải sản vào chợ cá đất liền. Chính vì thế, các phiên chợ cá địa phương không chỉ là nơi tụ lại để người ra khơi trở về và người đất liền ra đón cá, đó còn là nơi nối liền và là điểm tựa của đời sống nghề biển, khai thác sản vật đại dương, rồi từ đó, hải sản mới tỏa đi các chợ đô thị, vào sâu nội địa.
Một loại hình lưu trú du lịch phát triển gần đây nổi lên là các homestay làng chài. Đó là các căn nhà cũ, chủ nhà cải tạo lại để làm dịch vụ du lịch. Du khách ưa thích vì những nơi lưu trú này rất thuận tiện để có thể dậy sớm tham quan chợ cá vào lúc bình minh lên. Thường thì khi mặt trời ló rạng, chợ đã họp đông đủ. Chủ nhà cũng dậy sớm ra chợ cá, du khách thì kết hợp chạy bộ thể dục buổi sáng tới chợ luôn và ngắm bình minh lên trên biển. Nếu dậy muộn, du khách sẽ bỏ lỡ phiên chợ đặc sắc diễn ra trên cát, vì chỉ nắng nóng gần trưa là việc trao đổi buôn bán đã xong, chợ giải tán.
Hằng ngày, tàu nào nhỏ có thể vào sát bờ, ghe lớn phải đậu bên ngoài vùng nước êm, rồi chuyển tải bằng thúng chai hải sản vừa đánh bắt được trong đêm. Những người vợ của ngư dân miền Trung hiếm khi được theo chồng ra biển. Tập quán phụ nữ không đi biển có nhiều đời truyền lại và không ai muốn làm khác đi. Chỉ có những phiên chợ cá buổi sáng, phụ nữ trong các gia đình ngư dân hạnh phúc nhất. Họ đứng trên bờ cát nhìn những chiếc thúng chai đang xoay vào bờ, rồi đón lấy những mớ cá tôm mực tươi xanh vừa vớt lên khỏi nước biển, ước chừng có thể bán ở đâu, bán cho ai và bán được bao nhiêu tiền. Cá dù nhỏ hay to, dù ít hay nhiều, họ cũng phấn khởi ra mặt. Mấy ngư phủ đưa mớ chiến lợi phẩm đêm cho vợ rồi đón mấy can dầu, lưới đã vá, nhu yếu phẩm từ tay vợ mang trở ra tàu lớn, chuẩn bị cho lần đi biển sau.
Video đang HOT
Chợ cá ban mai, sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng duyên hải Việt Nam hấp dẫn du khách. Ảnh: TTH
Có điều lạ là cả khu chợ trải ra trên bãi cát trong ánh bình minh đông đúc chen nhau những bóng nón lá, nhưng không nghe tiếng ồn ào, ì xèo cãi vã. Ngư dân các thôn ven bờ đa số đánh bắt hải sản tàu nhỏ, thường chỉ đi biển 1 đến 2 ngày, hoặc chỉ đi 1 đêm rồi sáng về lại. Cá tôm nhỏ nhưng tươi rói và đặc biệt là không cần ướp đá. Mỗi đêm, lao động nghề biển thu nhập từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng, trừ những đêm trăng sáng.
Những mẻ cá, ghẹ, ốc, sò được bán sang tay rất nhanh. Gần như cá vừa xuống bờ đã đặt lên cân, rồi trút vào vai mấy cô gánh thuê lên trên đường lớn đổ về các chợ huyện, chợ tỉnh. Nếu may mắn bắt được cá chình biển lớn, mực nang, cá giò, cá mú bông, cá mú đỏ, các chủ tàu giữ hải sản sống trong các xô nước biển sạch sẽ bán được giá cao hơn cho các nhà hàng. Du khách có thể nhìn ngắm đã mắt nhất là hải sản còn sống đựng trong các thùng nước mặn, nhìn chính thành quả lao động và niềm vui, nỗi buồn mang lại cho đời sống những ngư dân, đó mới là một hành trình khám phá văn hóa vùng đất đích thực.
Các địa phương trên đường tìm kiếm sản phẩm du lịch đặc trưng không thể bỏ qua sức hấp dẫn của các chợ hải sản đón bình minh vốn đã tồn tại rất tự nhiên như đời sống. Sự đầu tư thiết yếu nhất là giữ sạch sẽ vùng biển, bảo vệ nguyên dạng bờ biển tự nhiên, tôn trọng tập quán văn hóa, lối sống của người địa phương. Gần đây, các đơn vị BĐBP đóng quân ở các vùng bờ biển, hải đảo thường xuyên tham gia làm sạch biển, dọn rác thải và giữ gìn môi trường cảnh quan. Những khu dân cư ven biển an ninh, thân thiện, giàu văn hóa riêng chính là những sản phẩm du lịch hấp dẫn.
Kéo lưới rùng Sơn Trà
Qua góc nhìn trên cao, quang cảnh ngư dân kéo lưới rùng ở Mân Thái hiện lên như bức tranh 'vũ điệu trên biển'.
Quang cảnh kéo lưới rùng gần bờ tại bãi biển Mân Thái, nép mình bên chân núi Sơn Trà. Kéo lưới rùng là phương pháp đánh bắt bằng lưới gần bờ độc đáo, lưới bao vây một vùng biển và kéo lưới lên bờ để thu hoạch cá.
Vịnh Đà Nẵng có dãy núi Sơn Trà án ngữ, che chắn và ít có sóng lớn nên kéo lưới bắt cá thuận lợi.
Kéo lưới rùng là công việc đời thường của ngư dân địa phương nhưng qua góc nhìn nhiếp ảnh từ trên cao, vẻ đẹp của lưới trở thành những tác phẩm nghệ thuật.
Công việc kéo lưới này được thực hiện vào sáng sớm, nếu mẻ lưới đầu tiên có cá tôm thì ngư dân tiếp tục thả các mẻ lưới tiếp theo.
Mỗi đội kéo lưới rùng khoảng 15 người và đợt kéo lưới gần 2 tiếng, bao gồm việc chèo ghe thúng ra biển thả lưới.
Lưới quây cách bờ hơn 1 km theo vòng cánh cung, trên bờ chia ra 2 tốp đứng về hai bên, kéo giật lùi và dần tiến lại gần nhau khi lưới được kéo lại gần bờ.
Những ngư dân, chủ yếu là đàn ông căng mình kéo lưới với đôi bàn tay thoăn thoắt và những bước chân chịu lực trên các làn sóng dạt vào bờ.
Trong ảnh là khi những tấm lưới rùng được kéo lên bờ và chuẩn bị trút cá, tôm ra sọt.
Trên bờ là những người phụ nữ sẵn quang gánh, thúng và sọt chuẩn bị để đựng mẻ cá kéo lên. Họ chia nhau mang về hoặc bán cho những người đi tắm biển, tập thể dục buổi sáng.
Mẻ lưới tiếp theo được nhiều cá hơn, có thể kể đến các loại cá như cá nục, cá trích và cá cơm. Vào những ngày may mắn ngay luồng cá, ngư dân có thể kéo được hàng trăm kg cá có giá trị cao và bán cho các thương lái.
Nghề truyền thống kéo lưới rùng của ngư dân Mân Thái có từ nhiều đời, đến nay vẫn là nghề mưu sinh chính. Trải qua bao thăng trầm, làng nghề này vẫn được gìn giữ bởi nhiều thế hệ, tạo thêm thu nhập và góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa trong đời sống người dân miền biển Đà Nẵng.
Phố đi bộ chung quanh hồ Hoàn Kiếm tấp nập trở lại Cuối tuần qua, TP Hà Nội đã tổ chức chương trình quảng bá điểm đến văn hóa - du lịch Hà Nội năm 2020 với các hoạt động quảng bá di sản văn hóa, lễ hội kích cầu du lịch và giới thiệu đồ uống không cồn đặc trưng của Hà Nội tại Không gian phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Hàng nghìn...