Nắng nóng kỷ lục gây cháy rừng ở nhiều nước châu Âu
Nắng nóng và nhiệt độ tăng cao trong những ngày qua là nguyên nhân khiến cháy rừng tại nhiều nước châu Âu rơi vào tình trạng thảm họa.
Lính cứu hoả nỗ lực dập lửa cháy rừng ở Baiao, phía Bắc Bồ Đào Nha, ngày 15/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, tại nhiều khu vực ở Tây Ban Nha, các nhân viên hộ đang phải vật lộn để kiểm soát một số đám cháy rừng sau nhiều ngày nhiệt độ liên tục tăng trên 40 độ C, thậm chí có ngày lên tới 45,7 độ C. Viện Y tế Carlos III cho biết đã có 360 trường hợp tử vong liên quan đến đợt nắng nóng vài ngày qua. Trên trang Twitter ngày 16/7, cơ quan tình trạng khẩn cấp tỉnh Malaga cho biết ít nhất 3.000 người đã phải sơ tán khỏi nhà sau khi đám cháy rừng xảy ra gần Mijas – một thị trấn nổi tiếng với khách du lịch Bắc Âu, bắt đầu lan rộng.
Tại vùng Extremadura, lực lượng cứu hộ đã phải huy động trực thăng phun nước sau khi khoảng 3.000 ha rừng bị lửa tấn công, buộc 2 ngôi làng phải sơ tán và đe dọa công viên quốc gia Monfrague gần đó. Hiện, tại các khu vực miền Trung như Castilla, Leon và Galicia ở Tây Bắc, nhiều đám cháy cũng đã xuất hiện.
Trong khi đó, tại tỉnh Gironde, Pháp, hơn 1.200 nhân viên cứu hỏa cũng đang nỗ lực kiểm soát các đám cháy rừng bùng phát trong ngày thứ 5 liên tiếp.
Phát biểu trước báo giới, ông Vincent Ferrier, Quận Phó Langon thuộc Gironde cho biết đám cháy sẽ tiếp tục lan rộng nếu không được kiểm soát kịp thời. Tính tới ngày 16/7, hơn 10.000 ha rừng đã bị thiêu rụi ở Gironde, tăng gần 3.000 ha chỉ sau một đêm. Tuy nhiên, đám cháy lớn gần khu nghỉ dưỡng Arcachon, nằm ở ven biển Đại Tây Dương đã được dập tắt.
Video đang HOT
Hiện hơn 1/3 các cơ quan hành chính và tiểu khu của Pháp phải đối mặt với cảnh báo “màu cam” và người dân được yêu cầu cảnh giác trước đợt nắng nóng tại Pháp dự kiến sẽ đạt đỉnh trên 40 độ C vào ngày 18/7.
Còn tại Bồ Đào Nha, nhiệt độ ngày 16/7 đã giảm sau nhiều ngày liên tục ở mức 40 độ C, cho phép nhân viên cứu hỏa và người dân có thời gian nghỉ ngơi sau nhiều ngày vất vả ứng phó nạn cháy rừng. Tuy nhiên, người đứng đầu Cơ quan Quốc gia về Bảo vệ Dân sự của Bồ Đào Nha, ông Andre Fernandes, khẳng định “sẽ giữ cảnh giác cao độ vào cuối tuần này”, ngay cả khi nhiệt độ xuống thấp.
Theo số liệu thống kê từ Viện Bảo tồn Thiên nhiên và Rừng trong hơn 6 tháng tính đến giữa tháng 6/2022, Bồ Đào Nha đã ghi nhận hơn 39.550 ha rừng bị tàn phá. Chỉ trong tuần trước, gần 2/3 diện tích rừng này đã cháy. Trong đợt nắng nóng tuần qua, Bộ Y tế Bồ Đào Nha cho biết 238 người đã tử vong liên quan đến nắng nóng, trong đó hầu hết là người cao tuổi với tình trạng sức khỏe yếu từ trước.
Nắng nóng như thiêu đốt càn quét nhiều quốc gia trên thế giới
Trong những ngày qua, Mỹ và nhiều quốc gia Tây Âu đã ghi nhận nhiệt độ cao chưa từng thấy, lên tới trên 40 độ C. Ở châu Á, nắng nóng cũng bao trùm hàng chục tỉnh của Trung Quốc ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu dân.
Các gia đình tắm mát ở sông Darent ở Eynsford, Anh. Ảnh: CNN
Ngày 15/7, Cơ quan dự báo thời tiết quốc gia Anh (Met Office) đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, theo đó cảnh báo đỏ "nắng nóng đỉnh điểm" tại nhiều vùng ở xứ England trong đầu tuần tới, khi nhiệt độ được dự báo có thể lên đến các mức cao kỷ lục.
Người dân London ăn kem giải nhiệt. Ảnh: CNN
Tại châu Âu, hàng nghìn người cũng đã phải sơ tán khỏi nhà của mình khi cháy rừng bùng phát tại nhiều nơi, như Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Giới chức cũng đã nhanh chóng đưa ra cảnh báo sức khỏe cho đợt nắng nóng chưa từng thấy này.
Người dân giải nhiệt ở đài phun trong đợt nắng nóng ở Seville, Tây Ban Nha. Ảnh: CNN
Đám cháy rừng ở Palmela, Bồ Đào Nha vào ngày 13/7. Ảnh: CNN
Đám cháy rừng thiêu rụi thảm thực vật ở Landiras, tây nam nước Pháp. Ảnh: CNN
Lực lượng cứu hỏa dập tắt đám cháy rừng bùng phát ở đáy Dune du Pilat gần Teste-de-Buch, tây nam nước Pháp. Ảnh: CNN
Giới chức cảnh báo nắng nóng gay gắt có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người và nguy cơ gây ra các vấn đề như đột quỵ. Bộ Y tế Tây Ban Nha khuyến cáo người dân uống nước thường xuyên, mặc đồ mỏng, ở trong bóng râm và phòng điều hòa.
Nhiệt độ tại thành phố Ourense, Tây Ban Nha có thời điểm đạt mức 47 độ C vào hôm 12/7. Ảnh: Reuters.
Nhiều thành phố miền tây nam nước Mỹ ghi nhận mức nhiệt độ cao nhất lịch sử những ngày gần đây. Ảnh: Bloomberg.
Tại Trung Quốc, nhiều thành phố tại quốc gia tỉ dân này đã chìm trong đợt nắng nóng hơn một tháng và có nơi nhiệt độ tăng vọt lên trên 44 độ C. Những đợt nắng nóng kéo dài đã đe dọa mùa màng và cuộc sống của người dân, đồng thời đẩy mức sử dụng điện của Trung Quốc lên mức cao kỷ lục.
Người phụ nữ bịt kín để che tại Bắc Kinh. Ảnh AP
Người dân che ô đi bộ dưới hàng cây. Ảnh: AP
Công nhân uống nước giải khát tại công trường xây dựng ở Trùng Khánh, Tây Nam Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã
Không chỉ Trung Quốc, các nhà khí tượng cảnh báo biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến các đợt nắng nóng trên toàn cầu kéo dài hơn, cực đoan hơn, thường xuyên hơn và ảnh hưởng đến nhiều người hơn. Điều này sẽ trở thành "bình thường mới".
Anh ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vì nắng nóng Ngày 15/7, Cơ quan dự báo thời tiết quốc gia Anh (Met Office) đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, theo đó cảnh báo đỏ "nắng nóng đỉnh điểm" tại nhiều vùng ở xứ England trong đầu tuần tới khi nhiệt độ được dự báo có thể lên đến các mức cao kỷ lục. Người dân nghỉ ngơi tránh nóng tại...