Nắng nóng, học sinh vẫn phải “quay cuồng” trong lịch học thêm dày đặc
Thời điểm này như mọi năm, học sinh đã được nghỉ hè. Do dịch Covid-19 nên năm nay, những ngày nắng như đổ lửa, nhiều học sinh vẫn phải “nhao” ra đường để đi học thêm, chạy đua cho kỳ thi chuyển cấp…
Dù không phải năm học chuyển cấp nhưng lịch học thêm của cậu con trai học lớp 10 của chị Nguyễn Hải Bình (đường Trường Chinh, Hà Nội) vẫn kín mít. Chị Bình cho biết, suốt mấy tháng nghỉ dịch, con học online nhưng không hiệu quả.
Thế nên, khi hết dịch, chị cho con đi học thêm nhiều hơn so với đợt trước dịch để bù lại những kiến thức con còn hổng. Quan trọng hơn, tháng 6 con sẽ thi cuối kỳ, chị muốn việc học thêm của con sẽ khiến con cải thiện được điểm số.
Chạy sô học thêm, không ít học sinh phải ăn trên đường. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Chính vì vậy mà ngoài những buổi học chính, học thêm ở trường, thời gian còn lại con đều dành cho học thêm. Trở về từ trường lúc hơn 12g trưa, con trai chị Bình nhễ nhại mồ hôi chỉ kịp thay quần áo và ngồi vào bàn ăn cơm. Dù mệt nhưng cậu cũng không rề rà được. Bởi ăn xong, cậu phải chợp mắt một lúc để chiều còn đi học thêm. 2g chiều, trời nắng như thiêu như đốt, nhiệt độ ngoài trời hơn 40 độ C, cậu vẫn phải đội nắng để đi học.
5g chiều tan ca học thêm Toán thì cậu lại mướt mải đến trung tâm tiếng Anh để kịp buổi học lúc 6g tối. 1 tuần, cậu có 3 buổi chiều học thêm ở trường, 4 buổi chiều học thêm giáo viên bên ngoài, 2 buổi tối học tiếng Anh.
Lịch học kín đặc như thế là “chuyện rất thường ngày” của nhiều học sinh hiện nay. Điều đáng nói là việc học thêm quá nhiều trong thời tiết nắng gay gắt thế này khiến các em vô cùng mệt. Có những em đã bị sốc nhiệt, bị ảnh hưởng sức khỏe khi phải học quá nhiều giữa mùa hè oi ả này.
Học sinh mệt mỏi, thiếu ngủ vì học thêm nhiều. Ảnh minh họa
Những ngày này, chị Phạm Minh Yến (đường Lê Hồng Phong, Nam Định) lo đứng lo ngồi khi con gái lớp 7 liên tục bị xỉu và phải đi bệnh viện. Con bị tê chân tay, tê cả người, khó thở, chảy nước mắt, hạ đường huyết… Con ăn được một chút lại nôn hết ra. Thế nên, dù rất tiếc các buổi học của con nhưng chị Yến quyết định cho con nghỉ ở nhà vài hôm.
Giống như nhiều phụ huynh, chị Yến cũng là một “bà mẹ thành tích”. Ngoài việc học ở trường, tự học ở nhà, chị Yến bắt con phải tham gia mấy nhóm học thêm do các phụ huynh lập ra. Những nhóm học thêm này do phụ huynh mời giáo viên giỏi dạy nên không phải học sinh cũng được vào học. Chính vì vậy, dù lịch học của con đã dày đặc nhưng chị Yến vẫn cố “nhét” cho con đi học. Chị lo rằng, không theo các lớp này, con sẽ khó mà “trụ” được ở lớp chuyên của trường.
Thế nên, cả ngày, cả tuần cô con gái chạy sô học thêm. Ở tuổi lớn, con không có chút thời gian nào nghỉ ngơi. Đến việc ăn, con cũng phải ăn vội ăn vàng. Nếu trời mát mẻ, con hoàn toàn đáp ứng được guồng học ấy. Nhưng dưới cái nắng như thiêu như đốt, con đã bị kiệt sức.
Đến giờ, khi con phải nhập viện, phải nghỉ học, chị Yến mới thấy sức khỏe của con mới là điều quan trọng. Quan trọng hơn rất nhiều điểm số và thành tích – những thứ mà phụ huynh như chị luôn bắt con phải đeo đuổi bao lâu.
Bạc Liêu: Không dạy và học thêm để phòng dịch Covid-19
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu thống nhất cho cấp Tiểu học, Mầm non trở lại học từ ngày 11/5; giao sở, ngành, địa phương đảm bảo an toàn cho trẻ sau khi đi học trở lại.
Ngày 7/5, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh này thống nhất cho trẻ các lớp Mầm (3 tuổi), Chồi (4 tuổi), Lá (5 tuổi) đi học trở lại từ ngày 11/5; còn trẻ nhà trẻ đi học lại từ ngày 18/5.
Bạc Liêu cho học sinh Tiểu học và Mầm non đi học trở lại từ ngày 11/5. (Ảnh minh họa)
Trong khoảng thời gian từ ngày 11/5 đến 18/5, đối với cấp Tiểu học và Mầm non chỉ tổ chức học một buổi (riêng các lớp chất lượng cao, tổ chức học theo kế hoạch đã được phê duyệt); không tổ chức ăn bán trú tại trường.
Thời gian tổ chức cho học sinh và trẻ mầm non ăn bán trú tại trường bắt đầu từ ngày 25/5, sau khi các cơ sở giáo dục đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm.
"Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ, cùng UBND các địa phương chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện của các cơ sở giáo dục, đảm bảo an toàn cho học sinh và trẻ mầm non sau khi đi học lại", Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo rõ.
Chủ tịch tỉnh Bạc Liêu cũng giao Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện nghiêm việc không tổ chức dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường (trừ việc tổ chức ôn tập cho các lớp cuối cấp tại trường theo kế hoạch) để đảm bảo an toàn cho học sinh trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19.
Tại tỉnh Cà Mau, Sở GD&ĐT tỉnh này cho biết trong buổi đầu tiên đi học trở lại (ngày 4/5), cấp THCS có 98% và cấp THPT có 99% học sinh đến lớp. Tuy nhiên, ở cấp học Tiểu học vắng hơn 1.500 em; còn ở cấp Mầm non vắng hơn 12.000 em (đạt chưa tới 60% tổng số học sinh).
Trong ngày 7/5, đã có khoảng 70% học sinh cấp học Mầm non đến lớp.
Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Cà Mau, qua 2 ngày đầu đi học, có tình trạng học sinh bỏ học hẳn dù số này không nhiều. Nguyên nhân là do gia đình gặp khó khăn, các em đi lao động ngoài tỉnh.
Học tiếng Anh online, muốn hiệu quả đừng quên 6 lưu ý này Giáo viên dù nhiệt tình đến mấy nhưng học sinh bị ép học, bị học quá nhiều lớp khiến mệt mỏi, chán nản cũng không hiệu quả. Ảnh minh họa Chọn lớp học dưới 10 học sinh Nhiều trung tâm tiếng Anh gộp nhiều lớp lại để dạy online. Có những lớp lên tới 50-60 học sinh, thậm chí còn nhiều hơn. Tuy...