Nâng mức lương, vị thế nhà giáo như thế nào, xin hiến Bộ trưởng 3 giải pháp
Muốn cải thiện vị thế, nâng cao vai trò nhà giáo thì cần cải thiện mức lương, thu nhập nhà giáo, giảm áp lực,… một cách đồng bộ và quyết liệt.
Sau bức thư của tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn gửi nhà giáo trên toàn quốc, nhiều thầy cô giáo bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ và xúc động đặc biệt là về trăn trở của Bộ trưởng trước “vị thế của nhà giáo” ngày nay.
Trong bức thư, tân Bộ trưởng đề cập “vị thế của nhà giáo”, với sự thấu hiểu “chúng ta mong mỏi vị thế của nhà giáo chúng ta cần phải được củng cố, sự tôn nghiêm của nghề cần phải được giữ gìn”.
Đây không chỉ là mong muốn của Bộ trưởng mà còn là mong muốn của nhân dân cả nước, nếu vị thế của nhà giáo được nâng lên thì chắc chắn giáo dục sẽ tiến bộ, giáo dục sẽ lấy lại thời hoàng kim như trước đây thậm chí còn phát triển hơn trước.
Khó khăn lớn nhất là thu nhập giáo viên còn thấp
Hiên nay, thu nhập từ lương, phụ cấp của giáo viên, nhất là giáo viên trẻ còn khá thấp, chưa tương xứng với nghề giáo, “một nghề cao quý trong tất cả các nghề”, “nghề đặc biệt trong tất cả các nghề”, nghề mà tất cả mọi người gọi là “thầy”.
Khó có thể kêu gọi lòng yêu nghề, mến trẻ, toàn tâm, toàn ý, toàn sức cho nghề khi mà thu nhập không đủ trang trải nhu cầu cuộc sống của cá nhân, khi mà phải cố gắng làm thêm mọi việc bên ngoài.
Chỉ khi giáo viên sống được bằng lương thì mới hy vọng vai trò, vị thế của nhà giáo được nâng lên.
Khó khăn lớn nhất trong việc được sống xứng đáng như một người thầy của các nhà giáo ở ta là vẫn đề thu nhập.
Khi thu nhập không đủ, giáo viên tìm mọi cách làm thêm như dạy thêm, bán hàng online,… trang trải cuộc sống nhưng những việc đó khiến đạo đức nhà giáo bị tha hóa dần, hình ảnh người thầy có phần méo mó.
Làm thế nào để tăng lương và nâng cao vị thế của nhà giáo? (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa, tác giả: Lã Tiến)
Vì làm thêm có thu nhập nên họ tìm cách kiếm thêm càng nhiều càng tốt, khi đó một số toan tính ít lương thiện chen vào, vì đó giáo viên sẵn sàng “bán mình cho quỷ” làm điều trái lương tâm, luật pháp,… nên vị thế người thầy ngày càng mờ nhạt dần.
Giáo viên dạy thêm, bán hàng online,… thì người mua (phụ huynh, học sinh, người dân,…) trở thành thượng đế, họ mua bán song phẳng, họ là thượng đế nên vai trò người thầy lúc này đương nhiên sẽ không còn cao, theo đúng quy luật của nền kinh tế thị trường.
Ở các nước Mỹ, Singapore, Thụy Điển, Phần Lan và các nước châu Âu khác, người thầy rất được tôn trọng, lương trả rất cao, tương xứng.
Do đó khó nhất hiện nay là tìm cách nào để cải thiện thu nhập của nghề giáo, muốn nâng vị thế người thầy, muốn ngành sư phạm lấy lại thời hoàng kim thì lương, thu nhập của nhà giáo phải được cải thiện.
Video đang HOT
Giáo viên mới ra trường thu nhập chỉ khoảng 3 triệu mỗi tháng mà yêu cầu toàn tâm, toàn ý với nghề thì khó mà nói đến vị thế người thầy.
Ba giải pháp khả thi để nâng lương, cải thiện vị thế nhà giáo
Thật ra tăng lương giai đoạn này thì rất khó, khi mà tình hình thiên tai, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, nguồn ngân sách còn được dùng để phòng chống, dịch bệnh vừa phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, việc tăng lương hiện nay không phải do Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định được, phải dựa trên nguồn nhân lực, nhân sự của ngành, việc tính toán cân đối ngân sách của Bộ Tài chính, Chính phủ,…
Tăng như thế nào để không gây gánh nặng lên ngân sách nhà nước đó mới là điều quan trọng nhất.
Do đó, người viết xin được đề xuất các giải pháp sau:
Thứ nhất, tăng lương từ nội lực hiện tại
Nội lực hiện tại là nguồn ngân sách cấp hàng năm cho giáo dục, giảm các khoản chi thường xuyên, nguồn chi hoạt động, các nguồn chi khác,… để tăng lương cho nhà giáo mà không tăng áp lực chi ngân sách.
Các cơ sở giáo dục từ nguồn khoán hàng năm, chi phí tiết kiệm,… xây dụng quy chế để có thể chi trả tăng thu nhập tăng thêm cho nhà giáo.
Bộ Giáo dục và Đào tạo từ nguồn ngân sách cấp hàng năm cho giáo dục thì có thể tiết kiệm các khoản thi, loại bỏ những dự án không hợp lý, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục có nguồn thu,…
Nếu làm tốt, thì từ nguồn ngân sách hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn toàn có khả năng quyết định tăng lương một phần cho giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể quyết định điều này.
Thứ hai, phát triển mạnh mẽ hệ thống trường tư thục
Cả nước hơn 1,3 triệu giáo viên nếu không giảm biên chế thì sẽ rất khó tăng lương.
Mà giảm biên chế theo kiểu tinh giản cơ học áp chỉ tiêu 10% biên chế giáo viên cả nước không khả thi khi mà số lượng học sinh ngày một tăng, việc xuất hiện nhiều môn học mới trong chương trình mới, áp lực giảm sĩ số,…
Do đó, việc giảm biên chế hiện nay là không hiệu quả thậm chí phản tác dụng, khiến cho việc tuyển dụng và phân công công việc vô cùng khó khăn.
Do đó, biện pháp khả thi nhất là có chính sách phát triển hệ thống trường tư thục, nếu tạo điều kiện và tăng quyền hợp lý thì việc mở rộng trường dân lập, tư thục vừa tăng tính cạnh tranh lành mạnh, tăng chất lượng giáo dục và quan trọng nhất là không chỉ giảm 10% biên chế mà có thể giảm đến 20 – 30% biên chế, nhà nước không phải tốn nguồn ngân sách khổng lồ chi cho các trường công lập, khi đó đương nhiên việc tăng lương giáo viên sẽ khả thi hơn rất nhiều.
Thứ ba, thu đủ nguồn thu từ dạy thêm
Hiện nay việc dạy thêm bên ngoài nhà trường dưới hình thức trung tâm (cơ sở dạy thêm) hoặc hộ kinh doanh dạy thêm, nói nôm na là một người đứng tên sau đó hợp đồng với giáo viên theo hợp đồng làm việc.
Cơ sở kinh doanh dạy thêm phải đăng ký kinh doanh.
Việc đó xem như là hoạt động kinh doanh có điều kiện.
Tuy nhiên, bất hợp lý nhất đó là đã gọi là kinh doanh, doanh thu từ cơ sở dạy thêm, cá nhân dạy thêm là rất lớn, tuy nhiên hầu như nhà nước không được lợi gì, nguồn thu từ dạy thêm không mang lại lợi ích gì cho ngân sách nhà nước.
Cụ thể, mặc dù doanh thu rất lớn tuy nhiên các cơ sở, cá nhân dạy thêm tìm mọi cách khai báo gian dối số lượng học sinh học và số tiền thực nhận để trốn thuế kinh doanh, thuế thu nhập cá nhân.
Do đó, nếu làm triệt để đúng quy định của pháp luật thì số tiền thu từ kinh doanh dạy thêm vào ngân sách là khoản không nhỏ, có thể dùng để cải cách tiền lương.
Tôi thiết nghĩ, nếu tổ chức, cá nhân kinh doanh dạy thêm mà cố tình khai báo, gian dối tùy hình thức có thể xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí có thể khởi tố tội trốn thuế theo quy định của pháp luật.
Muốn cải thiện vị thế, nâng cao vai trò nhà giáo thì việc cải thiện mức lương, thu nhập nhà giáo, giảm áp lực,… một cách đồng bộ và quyết liệt và không làm tăng áp lực ngân sách là việc có thể thực hiện được trong thời gian tới nếu có sự quyết tâm.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Đọc thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Nghĩ về nhiệm vụ trau dồi phẩm chất đạo đức của người thầy
Một trong nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn gửi tới các nhà giáo, viên chức, người lao động trong ngành Giáo dục ngay sau ngày nhậm chức là những trăn trở nghề và sự nghiệp.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn. Ảnh: Thế Đại
Dù đó là khát vọng ngàn đời của các nhà giáo nhưng lại khiến tất cả những người làm công tác giáo dục thêm sự lắng kết, nghĩ suy về trách nhiệm làm thầy.
Những trăn trở về nghề
Mở đầu bức thư của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn khẳng định: "Ngành Giáo dục, nghề làm thầy của chúng ta là một nghề vinh quang. Nhiệm vụ càng lớn, trách nhiệm càng nặng nề, yêu cầu càng cao thì vinh quang đó càng lớn. Chúng ta đang sống và đang làm việc, cống hiến trong thời khắc mà đất nước, dân tộc đang dâng niềm khát vọng bứt phá, mong đưa cơ đồ đất nước lên một vị thế phát triển mới, văn minh và thịnh vượng.
Một phần của nhiệm vụ trọng đại đó phó thác cho ngành Giáo dục của chúng ta. Để đảm đương được sứ mệnh này, không có cách nào khác, chúng ta cần tiếp tục kiên trì và tích cực đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới".
Bộ trưởng cho rằng, để làm được điều đó thì "việc đổi mới cần bắt đầu từ người thầy và phát triển người thầy". Sự đổi mới người thầy đó không ở đâu xa, theo như Bộ trưởng đó chính là "sự cố gắng, gương mẫu, bằng trí tuệ và tấm lòng yêu nghề yêu trò, yêu tri thức và lẽ phải, bằng sự tự trọng và tự tôn".
Có thể nói một cách khác, sự đổi mới đó đòi hỏi ở chính sự tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp, cùng những phẩm chất tự học của đội ngũ nhà giáo để thích ứng với hoàn cảnh thực tiễn giáo dục.
Thực tế những yêu cầu đó thời nào cũng cần thiết đối với nghề dạy học, nhưng có lẽ nó đang đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết, bởi giờ đây cái sứ mệnh, nhiệm vụ của mỗi người thầy đã được chỉ rõ không phải chỉ dạy, mà còn phải từng bước dạy cho người học biết tự học, tự đọc sách, tìm tòi, tra cứu, phát hiện ra điều mới... nghĩa là phát huy tích cực nội lực của mình để thông qua tri thức mà phát triển trí tuệ, phát triển tư duy, rèn luyện nhân cách, chứ không phải chỉ tiếp thu tri thức một cách thụ động, dù là tri thức tiên tiến.
Nói cách khác là nhiệm vụ mỗi người thầy là thông qua giáo dục mà đánh thức tiềm năng trong mỗi HS, SV, khơi dậy và phát triển cái nội lực đó của người học. Đó thực sự là một công việc không dễ chút nào, bởi thực tế xã hội đang có những chuyển biến chóng mặt, ở đó nhiều vấn đề, nhiều kiến thức, nhiều quan niệm mới hôm qua còn được chấp nhận, hôm nay đã có thể không còn thích hợp nữa...
Cũng chính từ mục tiêu của sự nghiệp giáo dục đào tạo, là không phải chỉ nhằm tạo ra con người làm ngay được một nghề nghiệp, một công việc cụ thể trước mắt, mà còn phải nhìn xa hơn, đào tạo những con người có khả năng thích ứng linh hoạt với những hoàn cảnh, những nghề nghiệp, những công việc luôn luôn thay đổi sau này, những con người thạo việc, năng động, sáng tạo, biết lo cho bản thân, cho cộng đồng, đồng thời cũng là những công dân có trách nhiệm với xã hội, với đất nước...
Nhất là khi ngày nay trước những đòi hỏi của công cuộc đổi mới giáo dục, Đảng, Nhà nước ta tiếp tục coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, dành sự quan tâm đặc biệt tới sự nghiệp GD-ĐT. Vị thế, vị trí người thầy được xem là nhân vật trung tâm của quốc sách ấy. Điều đó cũng đồng nghĩa vai trò trách nhiệm người thầy càng có vị trí đặc biệt quan trọng, đòi hỏi sự lao động của người thầy càng phải hết sức cẩn trọng, khoa học, nghiêm túc.
Cô và trò Trường THPT Trần Phú, Hà Nội.
Nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi người thầy
Từ thư của Bộ trưởng, một trong những công việc rất cần được mỗi người dạy học phải bắt tay vào làm ngay lúc này là phải không ngừng tự hoàn thiện mình, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Mỗi giáo chức phải không ngừng cập nhật tri thức khoa học, kỹ thuật công nghệ và giáo dục hiện đại, để theo kịp các bước tiến khoa học và đáp ứng kịp thời các yêu cầu thực tiễn đặt ra cho sự nghiệp giáo dục. Bên cạnh đó phải luôn lấy yếu tố đạo đức và phẩm chất nghề nghiệp làm hàng đầu qua việc không ngừng rèn luyện để hoàn thiện lối sống, nhân cách của mình; sống có tấm lòng nhân ái, làm việc có trách nhiệm với chính mình và xã hội.
Ngoài ra mỗi người thầy cũng cần phải thường xuyên tiếp thu, lắng nghe sự đóng góp chân thành từ phía đồng nghiệp và người học; nghiêm túc đánh giá, nhìn nhận những ưu điểm và những khiếm khuyết của bản thân trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu; cần tránh tình trạng dễ làm, khó bỏ, tôn vinh, đánh bóng uy tín của mình và tìm cách hạ uy tín của người khác...
Nói một cách chung nhất đó là mỗi người thầy phải có thế giới quan khoa học đúng đắn, phải được đào tạo một cách có hệ thống, có trình độ về học vấn, chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực chuyên môn mà mình giảng dạy. Đồng thời, nhà giáo phải có trình độ nhất định về các môn khoa học cơ bản, khoa học công nghệ ứng dụng, kĩ thuật và khoa học xã hội nhân văn.
Mặt khác, nhà giáo phải có năng lực chọn lọc các tri thức cơ bản, hiện đại thực tiễn, phù hợp với phương pháp giáo dục của bậc học, để có thể chuyển tải nội dung môn học tới học sinh một cách hấp dẫn, phải không ngừng rèn luyện, trau dồi cả chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp và phải học hỏi suốt cuộc đời. Bởi kiến thức khoa học, xã hội rất rộng lớn, những phát minh, khám phá, kỹ thuật hiện đại thì thay đổi hằng ngày, cho nên người thầy phải cập nhật, học hỏi để có thể theo kịp thời đại.
Hơn thế, giáo dục ngoài tính chất là một khoa học, còn là một nghệ thuật. Người thầy giáo giỏi cần nắm chắc về chuyên môn và giỏi về nghệ thuật truyền đạt; biết gìn giữ tôn nghiên về nghề...
Có thể nói sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đang đặt ra những yêu cầu bức thiết đối với nền giáo dục, đào tạo nói chung và việc lưu giữ, phát huy những giá trị cao đẹp của đạo đức người thầy trong truyền thống nói riêng. Để tạo ra một lớp người Việt Nam cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trí tuệ, đủ năng lực đưa nước ta hội nhập với văn minh nhân loại mà bản sắc dân tộc vẫn được giữ vững, là nhiệm vụ của toàn xã hội, nhưng trong đó người thầy giữ vai trò yếu tố quyết định.
Tập thể người thầy, cá nhân người thầy không ngừng nêu cao đạo đức, tác phong mẫu mực của nhà giáo xã hội chủ nghĩa. Phải làm sao để mỗi người thầy không những là nhà sư phạm mà còn là nhà mô phạm, thực sự là những "tấm gương sáng cho học sinh noi theo".
'Chúng tôi cần không chỉ lương mà cả vị thế của người thầy' Bức thư của tân Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn gửi nhà giáo, viên chức giáo dục cả nước hôm qua 10-4 đã nhận được sự đồng cảm, sẻ chia từ những giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cả phụ huynh. Giáo viên và học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) trong giờ học - Ảnh: NHƯ...