Nâng mức khen thưởng để khuyến khích đào tạo học sinh giỏi?
Theo đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, mức thưởng đối với học sinh đoạt huy chương vàng quốc tế sẽ tăng gấp 20 lần so với hiện tại cùng các chính sách khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên đào tạo học sinh giỏi
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD- ĐT) TP HCM vừa có tờ trình về dự thảo xây dựng nghị quyết quy định một số chính sách về khen thưởng cho giáo viên (GV), học sinh (HS) đoạt giải trong các kỳ thi cấp TP, quốc gia, khu vực, quốc tế và cho GV có công đào tạo HS đoạt giải.
Tổng kinh phí hơn 27 tỉ đồng
Theo tờ trình của Sở GD-ĐT TP HCM, sau 16 năm thực hiện Quyết định số 162/2004 của UBND TP, việc khen thưởng HS, GV đoạt giải trong các kỳ thi và GV có công đào tạo, bồi dưỡng HS đoạt giải đã không còn phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội của đất nước, mức thưởng hiện nay rất thấp.
Cụ thể, HS đoạt huy chương vàng quốc tế năm 2004 được thưởng 10 triệu đồng nghĩa là mức thưởng tăng gấp 47 lần so với mức lương cơ sở thời điểm đó (210.000 đồng). Hiện nay, mức thưởng chỉ còn tăng 7 lần so với mức lương cơ sở (1.390.000 đồng); mức thưởng thấp nhất cho HS đoạt giải nhất cấp TP là 500.000 đồng, gấp gần 2,3 lần mức lương cơ sở năm 2004, hiện nay chỉ còn tương đương 0,35 lần so với mức lương cơ sở hiện hành.
Chính vì những bất cập đó, theo đề xuất của Sở GD-ĐT TP HCM trong tờ trình, dự thảo sẽ điều chỉnh tăng mức tiền thưởng cho HS, học viên đoạt giải trong các kỳ thi cấp TP, quốc gia, khu vực, quốc tế được thưởng theo mức tăng lên từ 10 đến 20 lần so với mức thưởng quy định tại Quyết định số 162.
Đồng thời cũng tăng mức thưởng cho GV đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia được thưởng theo mức tăng lên 10 lần so với mức thưởng quy định trước đó. Đặc biệt bổ sung đối tượng khen thưởng và mức thưởng cho GV đoạt giải trong các kỳ thi cấp TP, khu vực, quốc tế vì Quyết định 162 không quy định đối tượng này được TP khen thưởng.
Sở này cũng cho biết việc điều chỉnh tăng mức thưởng cao như trên góp phần động viên GV và HS TP nỗ lực vươn lên giành được thành tích cao hơn trong học tập và các cuộc thi. Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT TP HCM, dự kiến sau khi điều chỉnh mức thưởng mới, kinh phí khen thưởng HS, GV đoạt giải trong các kỳ thi, GV có công đào tạo bồi dưỡng HS đoạt giải trong các kỳ thi sẽ hơn 27 tỉ đồng mỗi năm.
Video đang HOT
Học sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi thành phố năm học 2019-2020. Ảnh: TẤN THẠNH
Liệu có đạt mục đích?
Đào tạo, bồi dưỡng HS giỏi và tham dự các kỳ thi luôn được xem là yêu cầu và cũng là mục tiêu quan trọng nhằm phát hiện, bồi dưỡng nhân tài. Theo hiệu trưởng các trường phổ thông, trong chiến lược về nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thì việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này tại các trường càng cần thiết và quan trọng hơn nữa. Thế nhưng, thực tế lâu nay, các trường phổ thông không mặn mà với việc này.
Là một trong những trường có nhiều HS giỏi trong các kỳ thi, vậy nhưng ông Hà Hữu Thạch, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3), cho rằng việc nâng mức thưởng hay không thật sự không ảnh hưởng đến việc đào tạo HS giỏi tại trường vì lý do trường tham dự các kỳ thi là vì màu cờ sắc áo, nên tự xây dựng quy chế khen thưởng riêng tại trường vì mức khen thưởng theo quy định chung khá thấp. “Tuy nhiên việc nâng mức khen thưởng là hợp lý, khuyến khích các trường và hơn hết là động viên thầy cô giáo, các em HS” – ông Thạch nhìn nhận.
Theo ông Lâm Triều Nghi – Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (quận Tân Bình), trường ở tốp đầu TP – phải dùng đúng từ là hiện nay các trường phải “dụ dỗ” thì cám em mới chịu vào đội tuyển HS giỏi. Ông Nghi cho rằng việc đào tạo, bồi dưỡng HS giỏi gặp nhiều khó khăn không chỉ do mức khen thưởng thấp.
Trước đây, việc trúng tuyển vào ĐH còn khó khăn, những HS giỏi được tuyển thẳng thì các em còn hào hứng. Còn hiện nay, việc trúng tuyển vào ĐH quá dễ dàng, dễ hơn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, trong khi đó việc đào tạo HS giỏi, mang tính chuyên sâu tốn nhiều thời gian, phải đầu tư nên HS không thiết tha.
“Trường chúng tôi phải xây dựng quy chế khen thưởng riêng dù mức thưởng của trường công cũng không đáng bao nhiêu; phải động viên các em về cái hay, cái đẹp của môn học thì HS mới chịu tham dự. Đó là chưa kể, nhiều em phải giấu phụ huynh tham dự vì phụ huynh không muốn con mình tốn công sức đi thi” – ông Nghi nêu thực tế. Theo ông Nghi, công sức một GV bồi dưỡng ròng rã một năm trời cũng chỉ được 3 triệu đồng thì không GV nào hào hứng.
Cô Th.H, GV môn địa lý một trường THPT tại quận Bình Thạnh, cho biết vì mục tiêu chỉ cần vào ĐH mà vào ĐH hiện nay đã quá dễ, mỗi em có thể đăng ký tới 20 nguyện vọng, nên chuyện HS bỏ công sức, thời gian để học thêm và đi thi HS giỏi là chuyện không còn hấp dẫn. Phụ huynh lo ngại HS sẽ sao nhãng các môn học khác khi đi thi HS giỏi nên cấm cản. “Nhiều GV, nhất là các môn sử, địa phải dùng đủ cách để “năn nỉ” các em tham gia. Rồi thuyết phục phụ huynh đồng ý cho các em đi học bồi dưỡng” – cô H. nói.
Băn khoăn về công nhận HS giỏi cấp tỉnh
Vừa qua, tỉnh Hà Tĩnh công nhận một số HS đạt 6.5 IELTS là HS giỏi cấp tỉnh đã nảy sinh những tranh cãi trái chiều. Ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (quận 10), cho rằng nếu phiên theo khung tham chiếu của Bộ GD-ĐT thì các em đạt chuẩn C1; IELTS lại tập trung tuyệt đối 4 kỹ năng, nếu đem lên “cân” thì rõ ràng IELTS có giá trị toàn cầu. Như vậy, việc công nhận là hợp lý. Trong khi đó, theo ông Hà Hữu Thạch, nếu đã là HS giỏi cấp tỉnh thì phải theo tiêu chuẩn nào chứ không thể chỉ giỏi mình tiếng Anh là được công nhận.
Lan tỏa phong trào học sinh giỏi
Năm học 2019-2020, học sinh TP Cần Thơ đã đoạt hơn 1.700 giải thưởng tại các kỳ thi cấp thành phố, quốc gia. Đặc biệt, có 28 giải tại Kỳ thi Chọn học sinh giỏi (HSG) THPT cấp quốc gia. Đây là thành quả của sự quan tâm đầu tư từ thành phố, các trường phổ thông cũng như nỗ lực của thầy và trò.
Bà Trần Hồng Thắm, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ, tặng Giấy khen cho học sinh đạt giải ở các kỳ thi.
Tại Kỳ thi Chọn HSG THPT cấp quốc gia năm học 2019-2020, Trương Huỳnh ại Long, cựu học sinh Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng, đạt giải Nhì môn Tin học.
Long cho biết: "ó là nhờ em được học bồi dưỡng theo trọng điểm, được thầy cô quan tâm mọi mặt". Nhà của Long ở quận Bình Thủy, mẹ là nội trợ, cha làm tài xế. Hai chị của Long đã đi làm, trong đó có một chị là lập trình viên, giúp khơi nguồn đam mê môn Tin học của Long. "Ngoài giờ học chính khóa, em đã rèn luyện thêm môn học này từ thời học THCS. Mỗi buổi tối, em lên mạng để tìm giải thêm các bài tập", Long chia sẻ.
Hiện Long là tân sinh viên Trường ại học FPT Cần Thơ, với mục tiêu nỗ lực học tập để đủ năng lực tham gia Kỳ thi Lập trình viên sinh viên quốc tế ACM/ICPC sắp tới.
TP Cần Thơ còn có nhiều HSG điển hình khác: các em học sinh của 2 trường tiểu học Bình Thủy, Ngô Quyền đạt giải tại Cuộc thi Lập trình quốc tế Wecode và Cuộc thi Robothon quốc tế; tốp 10 học sinh điểm cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020.
ặc biệt là Lê Minh Phương Uyên (cựu học sinh Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng), là học sinh đầu tiên mang về cho TP Cần Thơ giải Nhất môn tiếng Anh trong Kỳ thi Chọn HSG THPT cấp quốc gia. Theo Phương Uyên, có được kết quả này, bên cạnh nỗ lực của bản thân, thì thầy cô, nhà trường rất quan tâm tạo mọi điều kiện giúp học sinh học tốt, tạo động lực thôi thúc các em theo đuổi ước mơ.
Thầy Nguyễn Hoàng Phú, giáo viên dạy môn Tin học, Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng, có hơn 7 năm tham gia bồi dưỡng đội tuyển HSG. Năm học rồi, đội tuyển môn Tin học có 1 học sinh đạt giải Nhì, 2 giải Khuyến khích cấp quốc gia.
Thầy Phú chia sẻ: "Phần lớn các em trong đội tuyển HSG có ý thức tự học cao, kiến thức vững, khả năng tư duy tốt, lại được phụ huynh hỗ trợ tối đa. Trách nhiệm của giáo viên là phải không ngừng nỗ lực cập nhật, trang bị kiến thức mới. Bởi vì nếu người thầy không chuẩn bị kỹ kiến thức, phương pháp truyền tải kiến thức không tốt, các em dễ nhàm chán, không phát huy hết năng lực".
Theo thầy Phú, HSG rất kỳ vọng kiến thức, bài tập nâng cao từ người thầy. Khi còn học phổ thông, thầy Phú từng tham gia đội tuyển HSG dự các kỳ thi, nên hiểu các em cần gì để cung cấp kiến thức. ồng thời, đội ngũ giáo viên bồi dưỡng HSG được sự hỗ trợ mọi mặt của Sở Giáo dục và ào tạo thành phố, của nhà trường và phụ huynh học sinh.
Năm học qua, học sinh Cần Thơ đã đoạt hơn 1.700 giải thưởng cao tại các kỳ thi cấp thành phố, quốc gia - minh chứng cho sự quan tâm, hỗ trợ của lãnh đạo các ngành các cấp, cha mẹ học sinh, tạo sức lan tỏa phong trào HSG. Quận Thốt Nốt là một trong những đơn vị nhiều năm liền có nhiều thành tích cao trong các phong trào thi đua (nhất là phong trào mũi nhọn) của ngành giáo dục.
Nhờ sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Quận ủy, HND, UBND quận, ngành giáo dục và các trường phổ thông chủ động chuẩn bị đầu tư nguồn lực. ội ngũ thầy cô giáo tham gia bồi dưỡng HSG nhiệt tình, yêu nghề, tự học, nâng cao chuyên môn, đạo đức. Phần lớn, các trường THCS đã chuẩn bị nguồn cho đội tuyển HSG từ lúc các em học lớp 6; còn ở các trường THPT, học sinh trúng tuyển lớp 10 được chú ý phát hiện, bồi dưỡng...
Theo Sở Giáo dục và ào tạo TP Cần Thơ, trên cơ sở phương hướng nhiệm vụ năm học, ngay từ đầu niên khóa, ngành đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch bôi dương HSG, phân công chuyên hợp lý, chọn lựa những giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm cao đảm nhận công tác này tại đơn vị.
ồng thời tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ và hiện đại, để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng HSG. Ngành chỉ đạo các cơ sở giáo dục tập trung đổi mới phương pháp, phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng HSG ở các cấp học; đổi mới nội dung, cách thức tổ chức các kỳ thi HSG theo hướng phát hiện sớm các em có năng lực để chủ động tuyển chọn, bồi dưỡng...
Trong năm học qua, học sinh TP Cần Thơ đã nỗ lực học tập, góp phần không nhỏ vào thành tích chung của toàn ngành. Bà Trần Hồng Thắm, Giám đốc Sở Giáo dục và ào tạo TP Cần Thơ, cho biết: "ó là kết quả của nỗ lực phấn đấu trong học tập, rèn luyện của học sinh, sự quan tâm yêu thương chăm lo của các bậc phụ huynh và thầy cô giáo, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố và cả nước".
Năm nay, trong các phong trào thi đua mũi nhọn, thành phố có đặt mục tiêu đội tuyển HSG lớp 12 THPT đạt 36 giải từ Khuyến khích trở lên, trong đó có ít nhất 4 giải Nhất. Ngành giáo dục TP Cần Thơ sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện để công tác bồi dưỡng HSG ở các trường phát triển, tạo động lực thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục của toàn ngành.
Cần Thơ: Tuyên dương, khen thưởng HS giỏi Sáng 1/10, Sở GD&ĐT TP Cần Thơ tổ chức tổng kết phong trào học sinh giỏi thành phố. Tuyên dương khen thưởng những học sinh đạt thành tích cao, tiêu biểu các cấp học trong năm học 2019 - 2020. Tuyên dương, khen thưởng HS giỏi tiêu biểu TP Cần Thơ. Trong năm học vừa qua, ngành Giáo dục Cần Thơ đã có...