Năng lượng Mặt Trời lần đầu tiên vượt than đá trong cung cấp điện năng ở EU
Lần đầu tiên năng lượng Mặt Trời đã vượt qua than đá trong cơ cấu cung cấp điện của Liên minh châu Âu (EU) trong năm 2024.
Theo báo cáo mới nhất của tổ chức nghiên cứu Ember, trong năm ngoái, năng lượng Mặt Trời chiếm 11% tổng sản lượng điện của EU, đán.h dấu một bước tiến đáng kể so với mức 9,3% của năm trước đó. Bên cạnh năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió cũng đóng góp đáng kể vào cơ cấu năng lượng của EU dù tỷ trọng không đổi ở mức 17,4%. Điều này một phần là do điều kiện thời tiết không thuận lợi.
Trong khi đó, tỷ trọng của than đá trong cơ cấu năng lượng của EU đã lần đầu tiên giảm xuống dưới 10% kể từ năm 2011. Sản lượng điện từ khí đốt cũng giảm từ mức 16,9% trong năm 2023 xuống còn 15,7%. Điện hạt nhân vẫn là nguồn cung cấp điện chính tại EU, tăng từ mức 23% vào năm 2023 lên 23,7% trong năm ngoái.
EU đang tìm cách tăng sản lượng điện tái tạo nhằm giảm khí thải, giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch và đạt được các mục tiêu khí hậu, qua đó nâng cao lĩnh vực an ninh năng lượng.
Ông Chris Rosslowe, nhà phân tích cấp cao và tác giả chính của báo cáo, cho biết trong 2 năm qua, EU đã chứng kiến sự giảm mạnh cả về than và khí đốt trong hệ thống điện, với nhiên liệu hóa thạch hiện đạt mức thấp kỷ lục. Ông Rosslowe cho biết EU đặt mục tiêu điện gió chiếm khoảng 34% trong cơ cấu điện từ nay đến năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, khối cần phải thực hiện thêm nhiều biện pháp, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc cấp phép cho các dự án mới.
Ukraine tìm ra nguồn năng lượng mới trong bối cảnh mất điện do xung đột
Trong bối cảnh đất nước thường xuyên mất điện do các cuộc tấ.n côn.g vào hệ thống năng lượng, người dân Ukraine đã tìm ra nguồn năng lượng mới.
Video đang HOT
Ảnh minh họa. Nguồn: canarymedia
Trên nóc tòa nhà chung cư cao 16 tầng ở thủ đô Kiev, anh Valerii Pyndyk giới thiệu về những tấm pin mặt trời mới được lắp đặt. Đây không chỉ là giải pháp kỹ thuật mà còn là hy vọng sống sót qua mùa đông khắc nghiệt nhất mà Ukraine phải đối mặt kể từ khi nổ ra cuộc xung đột với Nga.
Năng lượng mặt trời: Hy vọng giữa bão tố
Anh Pyndyk, 49 tuổ.i, người đứng đầu hiệp hội nhà ở, chia sẻ: "Ý tưởng này nảy sinh khi chúng tôi bị mất điện vào mùa hè. Ban quản lý hiệp hội nhà ở nhận ra rằng nếu mùa hè còn mất điện, thì mùa đông tình hình chắc chắn sẽ tồi tệ hơn".
Khoảng 1.000 hộ gia đình tại tòa nhà của ông hy vọng hệ thống pin mặt trời này sẽ giúp họ vượt qua tình trạng thiếu điện trầm trọng do các cuộc tấ.n côn.g liên tục của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng Ukraine.
Hai mùa đông đầu tiên của cuộc chiến đã đầy thử thách, nhưng năm nay, tình hình còn tồi tệ hơn. Nga gia tăng tấ.n côn.g bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái, khiến khoảng một nửa công suất phát điện của Ukraine bị tê liệt.
Ở Kiev, mất điện kéo dài tới 8 giờ mỗi ngày đã trở thành điều bình thường. Người dân buộc phải sắp xếp cuộc sống theo lịch cấp điện, từ việc đi thang máy đến tìm chỗ sạc pin ở các quán cà phê.
Cuộc chạy đua tự chủ năng lượng
Không chịu khuất phục, nhiều cư dân và doanh nghiệp đã nhanh chóng tìm cách tự chủ năng lượng. Nhiều nơi lắp đặt máy phát điện, tấm pin mặt trời và hệ thống lưu trữ điện. Ông Serhiy Kovalenko, Giám đốc điều hành của Yasno, một trong những nhà cung cấp năng lượng lớn nhất Ukraine, cho biết: "Cả nước đang hướng tới sự độc lập về năng lượng, từ các hộ gia đình nhỏ đến các doanh nghiệp lớn".
Theo Yasno, nhu cầu lắp đặt tấm pin mặt trời tăng mạnh. Mùa thu này, công ty đã lắp đặt thêm 8 MW điện mặt trời và dự kiến năm sau con số này sẽ tăng lên 30-35 MW. Đây là những bước đi nhỏ nhưng quan trọng để giảm tải cho hệ thống năng lượng trung tâm.
Những thách thức khổng lồ
Mặc dù các tấm pin mặt trời đang xuất hiện ngày càng nhiều trên mái nhà, chung cư, bệnh viện và trường học, chúng chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu năng lượng của đất nước. Tổng thiệt hại do chiến tranh gây ra cho ngành năng lượng Ukraine đã vượt 56 tỷ USD, bao gồm thiệt hại vật chất và tổn thất tài chính gián tiếp.
Ukraine hiện phụ thuộc nặng nề vào điện hạt nhân, nhưng điều này cũng đặt ra thách thức trong việc duy trì ổn định hệ thống lưới điện, đặc biệt là vào giờ cao điểm.
Dù chính phủ đã cố gắng bảo vệ cơ sở hạ tầng bằng cách tăng cường hệ thống phòng không và thành lập các đội săn thiết bị bay không người lái, nhưng nguồn lực vẫn không đủ để bảo vệ tất cả các nhà máy trên khắp cả nước.
Tương lai của năng lượng Ukraine
Dưới sự hỗ trợ của các đồng minh phương Tây, hàng loạt chương trình tài chính đã được triển khai nhằm chuyển đổi cơ cấu năng lượng của Ukraine sang hướng sạch hơn và bền vững hơn. Đồng thời, các thay đổi về luật pháp cũng giúp đơn giản hóa việc nhập khẩu thiết bị năng lượng tái tạo.
Chi phí lắp đặt hệ thống pin mặt trời tại tòa nhà của Pyndyk khoảng 950.000 hryvnia (29.000 USD), trong đó chính quyền thành phố Kiev hỗ trợ gần hai phần ba. Ông Pyndyk và cư dân đang lên kế hoạch lắp đặt thêm nhiều tấm pin mặt trời ở các tòa nhà khác vào năm tới.
Dữ liệu chính thức cho thấy khoảng 1,5 GW điện mặt trời mới đã được lắp đặt, nhưng với nhu cầu khổng lồ và thiệt hại nặng nề, đây chỉ là bước khởi đầu.
Ông Olena Lapenko, Giám đốc an ninh năng lượng tại nhóm nghiên cứu DIXI Group ở Kiev, nhấn mạnh: "Vấn đề này không chỉ giới hạn ở mùa đông năm nay. Các nhà máy nhiệt điện cũ kỹ đã lỗi thời, và chúng ta cần thay đổi để đối phó với tình hình hiện tại và tương lai".
Giữa những khó khăn do chiến tranh gây ra, năng lượng mặt trời đang trở thành một tia hy vọng mới cho Ukraine. Dù con đường phía trước còn nhiều chông gai, tinh thần kiên cường và những nỗ lực đổi mới sẽ giúp đất nước này vượt qua mùa đông khắc nghiệt và hướng tới một tương lai bền vững hơn.
Giá vàng cắm đầu lao dốc, chuyên gia nói không phải chỉ do Trump Vàng mất giá mạnh sau chiến thắng của Trump trong khi nhu cầu bạc từ năng lượng mặt trời tăng trưởng tích cực Các chuyên gia kim loại quý từ Heraeus cho biết, sự giảm giá của vàng gần đây không chỉ do ảnh hưởng của chiến thắng của Trump, mà còn do xu hướng chính trị chung. Trong khi đó, nhu cầu...