Nắng gắt trên 40 độ, bác sĩ da liễu chỉ cách chống nắng cho da ai cũng cần biết
Theo PGS.,TS. Nguyễn Văn Thường – Giám đốc bệnh viện Da liễu Trung ương, nhiều bệnh nhân tới viện khám trong tình trạng tổn thương da, chia sẻ với bác sĩ sáng nào trước khi ra khỏi nhà cũng bôi kem chống nắng nhưng họ chỉ bôi một lần duy nhất dùng cho cả ngày. Điều này là sai lầm…
Theo các chuyên gia, thời gian từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều là thời điểm nắng cao điểm nhất, ánh nắng mặt trời chứa rất nhiều tia cực tím. Nguồn: Internet
Chống nắng, chống tia UV để bảo vệ da
PGS.,TS. Nguyễn Văn Thường khuyến cáo người dân nên ưu tiên áo chống nắng, mũ rộng vành. Đây là biện pháp chống nắng cơ học hiệu quả, rẻ tiền mà ai cũng làm được. Theo đó, khi đi ra ngoài trời nắng, hãy mặc áo dài tay, đeo khẩu trang, đội mũ rộng vành, đeo kính râm. Điều này sẽ góp phần ngăn cản sự tác động của tia cực tím UV tới làn da.
Dùng kem chống nắng đúng cách: Hiện nay các loại kem chống nắng được dùng rất phổ biến. Nhưng phần lớn mọi người dùng sai cách nên việc dùng kem chống nắng chỉ mang lại cảm giác… yên tâm, còn chưa thực sự phát huy hiệu quả.
PGS. Thường cho hay, nhiều bệnh nhân tới viện khám trong tình trạng tổn thương da, chia sẻ với bác sĩ sáng nào trước khi ra khỏi nhà cũng bôi kem chống nắng nhưng họ chỉ bôi một lần duy nhất đó dùng cho cả ngày. Đây là điều sai lầm vì theo lý thuyết, 1 SPF bảo vệ da khỏi tia cực tím trong trong 10 phút. Sử dụng kem có SPF 15 sẽ bảo vệ được da trong 150 phút (2, 5 giờ đồng hồ), SPF 50 là 500 phút.
Tuy nhiên điều này chỉ để ước tính cơ bản nhất, mà thời gian bảo vệ còn phụ thuộc loại da, cường độ ánh sáng mặt trời, lượng kem sử dụng vậy nên nó ít có ý nghĩa để giúp bạn xác định thời gian tiếp xúc ánh sáng. Vì thế, các chuyên gia da liễu khuyến cáo, cần thiết cứ 2 – 3 tiếng bạn cần bôi lại kem chống nắng một lần dù bạn đang dùng loại có chỉ số chống nắng cao.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, cần bôi kem chống nắng đủ liều. Mọi người thường bôi lớp quá mỏng nên tác dụng giảm đi rất nhiều. Nguyên tắc dùng kem chống nắng, bạn phải dùng đủ liều, đúng với tuýp da.
Nếu bôi kem chống nắng không đủ lượng cần thiết thì tác dụng chống nắng giảm đi rất nhiều. Ví dụ nếu chỉ dùng được lượng cần thiết của kem chống nắng SPF 30 thì SPF giảm tới 5 – 6 lần. Vì vậy, để chống nắng hiệu quả, bôi đủ lượng kem là vô cùng quan trọng để đạt được tác dụng tối ưu. Lượng kem chống nắng đủ theo FDA khuyến cáo là: 2mg/cm2.
Và hãy nhớ, cần bôi kem chống nắng 30 phút trước khi đi ra ngoài. Đừng đợi đến sát giờ ra ngoài mới bôi kem chống nắng. “Bôi kem chống nắng cần thực hiện hàng ngày, như một thói quen. Kể cả trời nhiều mây, tia UV vẫn làm hại da bạn. Vì thế, hãy dùng kem chống nắng hàng ngày, chứ không chỉ dành riêng cho ngày nắng để bảo vệ làn da”, PGS. Thường khuyến cáo.
Tránh đi ra đường giờ tia cực tím mạnh nhất: Theo các chuyên gia, thời gian từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều là thời điểm nắng cao điểm nhất, ánh nắng mặt trời chứa rất nhiều tia cực tím.
Do đó, bạn nên hoặc hạn chế làm việc, đi lại ngoài trời trong khoảng thời gian này. Trong trường hợp bắt buộc phải đi ra ngoài, hay làm việc ngoài trời trong thời gian này hãy nhớ bôi kem chống nắng, mặc áo dài tay, mũ rộng vành, kính râm để ngăn ngừa tác hại của tia UV.
5 lưu ý để bôi kem chống nắng hiệu quả
- Các bác sĩ da liễu cho biết, bôi kem chống nắng đều đặn chính là bí quyết để giữ gìn và duy trì làn da trẻ lâu. Do đó, hàng ngày bạn đều phải bôi kem chống nắng.
- Bôi 2mg sản phẩm cho mỗi một centimet vuông da là con số tiêu chuẩn do các chuyên gia da liễu đưa ra. Nghĩa là để bôi cả mặt, trung bình cần khoảng 1,2 gram, cho cơ thể là 25-30 gram. Con số này tương đương với 1/3 thìa cà phê kem/sữa cho mặt, và khoảng một chén rượu vodka cho toàn thân.
- Với kem chống nắng dạng xịt thì cần xịt qua xịt lại sao cho trên da được trải 4 lớp kem.
- Khi bôi kem chống nắng, bạn cần kết hợp cả tán và vỗ. Nếu kem chống nắng quá dày, bạn có thể chia thành 2 hoặc 3 lượt bôi.
- Nếu bạn hoạt động liên tục ngoài nắng hoặc khi đổ mồ hôi nhiều, bạn cần bôi lại kem sau mỗi 2-3 tiếng.
Dương Hải
Theo tapchitaichinh.vn
Áo chống nắng chống tia UV liệu có thực sự hiệu quả?
Bên cạnh kem chống nắng, những chiếc áo chống nắng chống tia UV là món đồ được mua nhiều nhất mùa hè này. Tuy nhiên, liệu những loại áo chống nắng này có thực sự hiệu quả, bác sĩ y sẽ tiết lộ.
Áo chống nắng chống tia UV hoạt động như thế nào?
Amy Brodsky, một bác sĩ da liễu và phát ngôn viên của Hiệp hội phẫu thuật da liễu Mỹ cho biết, các loại áo chống nắng được thiết kế nhằm ngăn chặn những tia tử ngoại có hại từ mặt trời và được xếp hạng bởi chỉ số UPF, tương tự như chỉ số SPF trong kem chống nắng. Đánh giá này được đưa ra dựa trên trọng lượng, màu sắc, cách thức dệt vải cũng như lượng tia cực tím có thể xâm nhập qua sợi vải.
Một chiếc áo chống năng có chỉ số UPF 50 có nghĩa chiếc áo này chỉ để 1/50 tia cực tím của mặt trời xuyên qua áo.
Bác sĩ Brodsky khuyên người tiêu dùng nên chọn các loại áo được làm từ vải lycra/elastane (vải thun có thành phần từ cotton pha với tỷ lệ sợi spandex khá cao, khoảng 30% đến 40% sợi spandex) bởi loại vải này có chỉ số UPF từ 50 trở lên. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng có thể sử dụng áo chống nắng được làm từ vải nylon và polyester (một loại sợi tổng hợp với thành phần cấu tạo đặc trưng là ethylene, nguồn gốc từ dầu mỏ).
Bác sĩ Brodsky khuyên người tiêu dùng nên chọn các loại áo được làm từ vải lycra/elastane, nylon hoặc polyester.
Áo chống nắng chống tia UV có hiệu quả?
Doug Grossman, bác sĩ da liễu tại Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ giải thích một số chuyên gia cho rằng các xếp hạng UPF cho áo chống nắng có thể không đánh giá chính xác hiệu quả của sản phẩm. Cũng tương tự như chỉ số chống nắng SPF, rất khó để xác định UPF 50 tốt hơn UPF 30 vì da của mọi người phản ứng với tia UV theo những cách khác nhau. Bên cạnh đó, một số loại áo chống nắng giá rẻ thường không đủ hiệu quả để ngăn chặn ánh nắng mặt trời.
Bác sĩ Grossman cũng cho biết, ông từng gặp những bệnh nhân bị cháy nắng dù đã sử dụng áo chống nắng. Nguyên nhân là bởi các sợi vải được dệt lỏng lẻo có thể cho phép tia UV xuyên qua áo, gây hại cho da. Cả hai bác sĩ y khoa Grossman và Brodsky đều khuyến cáo, để chống lại tia UV từ mặt trời, mọi người tốt nhất nên tránh ra đường vào những giờ cao điểm nắng nóng và luôn mang theo kem chống nắng để bảo vệ da.
Huy Hoàng
Theo vietq.vn
Cách bảo vệ và chăm sóc da trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm Nắng nóng, bức xạ, tia UV là những yếu tố cực kỳ có hại cho làn da. Do vậy cần phải có những biện pháp phù hợp để tránh da bị đen xạm, cháy nắng, tàn nhang... Hà Nội vào đợt nắng nóng đỉnh điểm, theo dự báo trong đợt nắng nóng này chỉ số UV sẽ đạt ở mức báo động. Những...