Nặng gánh vì giấc mơ của cha mẹ

Theo dõi VGT trên

Ngày càng nhiều đứa trẻ rơi vào trầm cảm, thậm chí tự hủy hoại bản thân mình trước những giấc mơ, những áp lực mà các bậc cha mẹ đặt ra. Bất hạnh, như một sợi dây nối từ thế hệ này sang thế hệ khác vì những suy nghĩ lệch lạc

Nặng gánh vì giấc mơ của cha mẹ - Hình 1

Áp lực học hành, buộc gánh giấc mơ của cha mẹ, trẻ dễ rơi vào trầm cảm.(Ảnh minh họa)

Những cuộc đầu tư sai lầm

Có lẽ cả cuộc đời, vợ chồng chị Lê Phan Thảo Ng., cùng là giáo viên cấp 3, ngụ tại Tân Phú, TPHCM sẽ không bao giờ quên được khoảnh khắc phát hiện con mình nằm mê man trong phòng ngủ với những vỉ thuốc ngủ rải rác chung quanh. Sau khi được cấp cứu, cháu T., 15 tuổi đã qua khỏi, nhưng sức khỏe ảnh hưởng không ít.

Mãi sau khi hồi phục một thời gian, T. mới thú thật, suy nghĩ về cái chết bắt đầu khởi phát trong em từ gần 1 năm nay, lúc em bước vào năm cuối của cấp 2. Chính xác hơn là từ khi cha mẹ đặt cho em mục tiêu, bắt buộc phải phấn đấu để thi đậu vào trường điểm của quận.

“Bài ca” mà cha mẹ luôn rỉ rả bên tai, là do ngày xưa cha mẹ không đủ giỏi, nên giờ đây chỉ có thể là giáo viên hợp đồng của một trường tư, tương lai không được bảo đảm. Chỉ có học giỏi, xuất phát điểm tốt thì mới có thể thi vào một trường đại học chính quy, danh giá, “làm nên cơm nên cháo” sau này. Thực chất, T biết mình học không xuất sắc.

Em lo lắng không biết mình có đậu nổi vào trường điểm của quận không, nếu không đậu sẽ bị cha mẹ la mắng, làm cha mẹ thất vọng. Em lại cũng lo lắng, nếu may mắn đậu vào, nghe nói trường ấy “sắt” lắm, với học lực của mình sợ không theo kịp, lỡ như đội sổ, ở lại lớp hay bị đuổi học thì cha mẹ lại càng sốc hơn…

Chừng ấy ý nghĩ quay cuồng khiến em áp lực, biếng ăn, mất ngủ và rụng tóc. Nhưng bên ngoài, em vẫn tỏ ra bình thường nên cha mẹ em không hề biết những gì đang diễn ra trong con mình. Cho đến ngay trước kì thi, em quyết định chọn cái chết để trốn tránh những khó khăn sắp đối mặt.

Trường hợp đau lòng của em T. ở Tân Phú không phải quá hiếm. Phải nhìn nhận rằng trẻ em ngày nay được sống đủ đầy, sung sướng hơn xưa nhiều, nhưng cạnh đó, áp lực của các em cũng lớn hơn.

Những thế hệ trước đây chương trình học nhẹ nhàng, học sinh chỉ một buổi học, một buổi nghỉ, còn học thêm hay không tùy vào cha mẹ. Ngày nay, trẻ đi học một ngày 2 buổi, tối về nhà còn phải đảm bảo bài tập. Chưa hết, những thời gian trống trong ngày, trong tuần các em còn phải chạy theo đủ thứ lịch học, từ ngoại ngữ đến năng khiếu.

Có mặt tại Trung tâm ngoại ngữ Mỹ Úc vào 9h tối, chị Nguyễn Thị Châu Lâm, nhân viên tín dụng ngân hàng, ngụ tại Ung Văn Khiêm, Bình Thạnh đang chờ chở con mình về. Con gái chị học lớp 2, và từ hồi lớp một đã được đưa đến trung tâm để luyện tiếng Anh.

“Thế hệ của tôi đã dốt ngoại ngữ nên bỏ mất nhiều cơ hội. Con tôi nhất định phải giỏi ngoại ngữ, lấy nó làm tấm vé bước ra ngoài thế giới”, chị Lâm chia sẻ. Rõ ràng, mong muốn của chị Lâm cũng như nhiều bậc cha mẹ khác là hoàn toàn chính đáng. Nhưng, chị Lâm cũng như nhiều cha mẹ khác lại bổ sung cho con mình một lịch học dày cộp.

Như cháu gái con chị Lâm, ngoài học tiếng Anh, cô bé còn học thêm lớp vẽ, đàn. Hỏi sao mới lớp 2 mà cho cháu học nhiều như thế, chị Lâm lại lấy “câu chuyện thế hệ” để làm lý do. Bởi ngày xưa chị khó khăn, ít được học hành, phát triển năng khiếu nên bây giờ cứ cho con học được gì là học hết.

Trong kế hoạch của mình, chị còn định khi nào con gái đã ổn tiếng Anh, còn cho con đi học thêm tiếng Nhật, vì gia đình có bà con bên Nhật, lớn lên định hướng cho đi Nhật du học. Đứa trẻ 7 tuổi đeo cặp leo lên xe, gương mặt lờ đờ mệt mỏi, người mẹ nổ máy chạy đi, tiếng nói còn rơi rớt lại phía sau: Phải tranh thủ về nhà xem trước bài ngày mai nữa con!

Có nhiều phụ huynh như chị Lâm, được gọi là những phụ huynh “tham đầu tư”. Họ muốn bù đắp cho con những điều mà mình chưa bao giờ được có. Họ rất muốn đầu tư cho con mình tối đa trong việc học. Nghe ở đâu có phương pháp giáo dục nào mới là mua phần mềm về bảo con học, dù chưa được kiểm chứng hay dở, thấy các cha mẹ khác chia sẻ đang cho con học chương trình này hay, chương trình kia tốt, họ liền bắt con đi học ngay.

Họ có thể tiếc tiền mua sắm, chi trả cho bản thân, nhưng với chuyện học của con họ không tiếc tay. Chỉ tiếc rằng, sự đầu tư ấy lại tham lam, giàn trải. Để rồi tiền thì tốn, con trẻ mất nhiều thời gian cho các khóa học, nhưng không nhận được nhiều ngoài mệt mỏi và áp lực.

Mỗi người hãy sống tốt phần đời mình

Mạnh tay đầu tư cho việc học của con, cha mẹ đồng thời cũng đặt lên vai trẻ một thứ áp lực gọi là kì vọng. Kì vọng con sẽ sống tốt hơn mình, kì vọng con sẽ nhận nhiều điều tốt đẹp hơn mình, kì vọng con sẽ được thụ hưởng những điều mình chưa từng thụ hưởng, làm được những điều cha mẹ chưa thể làm.

Nhiều cha mẹ vẫn nghĩ rằng, sự hy sinh và kì vọng của cha mẹ sẽ là động lực lớn thúc đẩy con mình nỗ lực, đi về phía trước, đạt được thành quả. Và thực tế cũng có những trường hợp như thế. Nhưng đó là ở những trường hợp cha mẹ cực kì may mắn, vì có đứa con “thần kinh thép” và ý chí cầu tiến cao. Hoặc, tình cờ sự thúc ép của cha mẹ hợp với mong muốn, năng lực của con.

Còn ngược lại, với trẻ có tinh thần không mạnh mẽ cho lắm, sự kì vọng lớn lao của cha mẹ là sợi dây vô hình thít chặt lấy con, là tảng đá đè nặng lên tâm trí con. Mà tiếc thay, những trường hợp như thế giờ đây không phải là ít.

Video đang HOT

Một chuyên viên tâm lý, bà Lê Thi Minh Nga chia sẻ, trong số những người đưa con đến tham vấn do mắc phải những vấn đề tâm lý, rất thường gặp trường hợp những đứa trẻ phát sinh chướng ngại tâm lý do áp lực kì vọng từ cha mẹ. Có em còn thường xuyên đập đầu vào tường vì càng học càng thấy mình mau quên, trí nhớ kém nên nảy sinh tâm lý tự trừng phạt mình. Em học sinh ấy trước đây từng nhiều năm liền là học sinh giỏi, niềm tự hào của cha mẹ, dòng họ, và từng được cha mẹ đặt ra mục tiêu phấn đấu nhận học bổng du học toàn phần của một trường đại học danh giá ở Mỹ.

“Điểm chung của các bậc phụ huynh ép con học, đặt áp lực học hành cho con chính là họ mang suy nghĩ cố chấp rằng chỉ học thật giỏi mới là con đường duy nhất để đạt sự như ý trong cuộc sống. Họ không hiểu rằng, mỗi đứa trẻ có một tố chất, năng lực khác nhau. Có em thông minh, xuất chúng, có em trí thông minh ở mức bình thường. Có em đam mê tự nhiên, cũng có em chỉ thích theo đuổi nghệ thuật.

Có em chịu được áp lực cao, nhưng cũng có em tâm lý rất mong manh. Ép các em vào cái khuôn do chính mình đặt ra chính là làm khổ các em, đem đến bất hạnh cho các em. Và chắc chắn, học giỏi không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công và hạnh phúc. Nhìn chung quanh cuộc sống, nhìn vào mỗi cuộc đời con người sẽ thấy sự thật ấy”, bà Lê Thị Minh Nga chia sẻ.

Hơn nữa trong quá trình gò ép con, bắt đứa trẻ gánh lấy giấc mơ của mình, bản thân cha mẹ có hạnh phúc không? Hẳn nhiên khó lòng mà hạnh phúc được. Bản thân cha mẹ, khi đưa con vào cuộc đua học hành, điểm số và thành tích, cũng đã tham gia vào đường đua ấy.

Đã phải hy sinh thời gian, hy sinh tiền bạc, hy sinh cả những hưởng thụ cuộc sống của riêng mình, hy sinh những khoảnh khắc mà đáng ra gia đình có thể thong thả bên nhau. Cho những giấc mơ không biết đã đặt đúng chỗ hay không, có thành sự thật hay không. Khi ấy, cả cha mẹ và con đều bị lao vào vòng xoáy, thành những vận động viên trên đường đua nước rút. Và gia đình chỉ còn là chốn trú chân tạm bợ để vươn đến một tương lai xa xôi hơn.

Cha mẹ hy sinh vì con, còn con thì lựa chọn từ bỏ đời mình vì áp lực trước sự kì vọng, hy sinh ấy. Đó là một bi kịch mà các bậc cha mẹ cần sáng suốt nhận ra trước khi quá muộn. Cả cha mẹ và con đều cần hạnh phúc, trước hết ở phần đời của mình.

Cha mẹ châu Á chi tiền, ép con đua thành tích

Nhiều phụ huynh ở các nước châu Á mạnh tay chi tiền, ép con cái học hành từ nhỏ với hy vọng chúng sẽ thành tài. Song điều đó vô tình tạo áp lực lớn khiến con trẻ tổn thương.

Trước kỳ thi giữa kỳ, mẹ của Wen Zi Xu (11 tuổi, Thành Đô, Trung Quốc) hỏi xem con trai đặt mục tiêu về điểm số thế nào. Cậu đáp 100 điểm cho môn tiếng Anh, 95 trở lên với môn Toán và trên 80 đối với tiếng Trung - môn yếu nhất.

Song mẹ Zi Xu không vừa lòng, bà nói như vậy là "chưa đủ". Cậu bé 11 tuổi tỏ ra sợ sệt: "Nhưng nếu con hứa được 85 điểm mà không đạt thì mẹ sẽ mắng con. Nên từ từ để con cố được không ạ?".

Biết mình nghiêm khắc, nhưng bà mẹ cho rằng còn có nhiều phụ huynh "không bao giờ chấp nhận dù chỉ một lỗi nhỏ của con trẻ trong các kỳ thi".

"Họ yêu cầu con phải đạt 100 điểm. Một số người thậm chí còn đánh đập chúng nếu không đạt được con số đó", bà Feng Ji kể.

Để tìm hiểu xem phụ huynh sẽ làm gì để đạt được kỳ vọng với tương lai của con, The Family Affair có series phóng sự theo chân các gia đình tại các nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Singapore và Hàn Quốc.

Họ nhận thấy cha mẹ khắp các nước châu Á vật lộn để trả lời cho câu hỏi: "Làm thế nào để con cái đạt được thành công?", rồi mắc kẹt trong cuộc đua thành tích.

Cha mẹ châu Á chi tiền, ép con đua thành tích - Hình 1

Cha mẹ Wen Zi Xu không muốn con phạm lỗi dù là nhỏ nhất trong các kỳ thi.

Mạnh tay chi tiền

Với trường hợp của Wen Zi Xu, cha mẹ theo sát cậu từ khi còn nhỏ. Chưa đầy 1 tuổi, Zi Xu đã tập bơi. Trước năm lên 3, cậu bắt đầu học tiếng Anh. Từ năm 3-6 tuổi, cậu học piano. Mẹ cậu cho biết con trai đã học bóng chày trong một thời gian dài.

Lên lớp 3, Zi Xu làm quen với lập trình máy tính và học về công nghệ sáng tạo.

Cha mẹ cậu bé 11 tuổi đã chi khoảng 1 triệu nhân dân tệ (144.500 USD) cho các hoạt động giáo dục của con.

"Chúng tôi định nhân lúc cháu còn ít tuổi, cho nó học nhiều loại hình khác nhau để tìm ra điểm mạnh và phát triển. Giáo dục sớm chính là một sự đầu tư", bà Feng cho hay.

Là đứa con duy nhất trong nhà, Zi Xu hiểu rằng mọi người đang "cuống cuồng hết lên" để lo cho mình.

"Mọi người đều hy vọng biến cháu thành người giỏi nhất. Cha từng nói nếu không phải đầu tư tiền cho chuyện học của cháu, cả nhà đã được ở trong một căn biệt thự cao cấp và lái ôtô hạng sang", cậu kể.

Cha mẹ châu Á chi tiền, ép con đua thành tích - Hình 2

Zi Xu được học bơi, chơi đàn piano, tiếng Anh từ khi còn nhỏ.

Wen Ju, cha của Zi Xu, hiện kinh doanh quảng cáo trực tuyến, muốn con trai tham gia vào lĩnh vực công nghệ vì tin rằng trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế công việc của con người trong tương lai gần.

"Tôi cho rằng việc này phải được tiến hành càng sớm càng tốt. Nếu thằng bé bắt đầu muộn, nó không thể theo kịp tốc độ phát triển chóng mặt", người đàn ông 41 tuổi cho hay.

Từ năm lên 8, con ông đã dành 10 tiếng mỗi ngày để tham gia các lớp học liên quan đến công nghệ.

Bà nội cậu không giấu được sự tự hào: "Thằng bé đã tham gia nhiều cuộc thi và lần nào cũng giành giải thưởng".

Nhưng mẹ cậu thì không. "Bây giờ việc vào được trường cấp 2 tốt quan trọng hơn cả. Có thứ hạng cao mới là thứ đang quan tâm", mẹ Zi Xu nói.

Cha mẹ cậu bé bất đồng quan điểm. Trong khi một người muốn con có nhiều thời gian thư giãn và khám phá, người kia lại cố lấp đầy lịch trống của cậu với các lớp học thêm, ngay cả trong ngày chủ nhật.

"Trong tương lai, thằng bé có thể không phải người có điểm số cao nhất lớp. Nhưng nó có thể phát huy thế mạnh để cạnh tranh", cha Zi Xu nói với vợ mình.

Nhưng mẹ cậu khăng khăng bản thân đang vạch ra "thực tế tàn khốc": "Mọi đứa trẻ đều có cùng điểm xuất phát. Chúng có cùng lượng thời gian. Con chúng ta chưa đủ chăm chỉ. Cứ so sánh nó với những đứa trẻ khác đang miệt mài phấn đấu từng ngày, từng giờ mà xem".

Nhưng một thực tế rõ ràng là Zi Xu đang mệt mỏi và cố phản ứng lại với sự ép uổng từ gia đình.

"Cháu trông có vẻ hoạt bát và vui vẻ. Nhưng sâu bên trong, cháu vô cùng áp lực với chuyện học hành và hàng đống thứ chuyện khác. Chúng làm cháu thấy bất an", cậu bày tỏ.

Chạy theo tham vọng của con

ỞSingapore, cậu bé 9 tuổi Keane Yap hiểu rõ thế nào là một lịch trình kín đặc. Song đó là điều cậu muốn: Được đứng trong lớp hàng đầu, trở thành người nổi tiếng, một ngôi sao đa tài, có thể hát, nhảy và diễn xuất.

Lịch trình mỗi ngày của cậu đều kín mít. Thứ 2 học wushu, thứ 3 môn Toán và học diễn xuất 1-1, lớp luyện nói và luyện giọng vào thứ 4, thứ 5 là lớp tiếng Trung, học bơi và học hát ngày thứ 6.

Cha mẹ châu Á chi tiền, ép con đua thành tích - Hình 3

Cậu bé 9 tuổi Keane Yap hiểu rõ thế nào là một lịch trình kín đặc.

Mẹ của cậu, Celine Yap, từng là nhân viên tổ chức sự kiện, đã quyết định ở nhà để dành thời gian cho con từ khi cậu mới 5 tuổi.

Hết lòng ủng hộ mơ ước của con, Celine Yap đã trở thành người quản lý kiêm lái xe, giúp cậu xây dựng hồ sơ cá nhân và đưa cậu đi tham gia vô số buổi chụp hình và các show thời trang.

Đến nay, Keane Yap đã tham gia 35 dự án, từ đóng quảng cáo đến phim truyền hình như Lion Mums, giành được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi hát quốc tế như Liên hoan Âm nhạc Quốc tế Hong Kong.

Mỗi tháng, gia đình đã chi hơn 2.000 SGD (1.450 USD) cho các lớp học của Keane. Mẹ cậu coi đây là khoản đầu tư "quan trọng". Bà cũng cố gắng hỗ trợ để Dawn, chị của Keane, trở thành ngôi sao ca hát khi cô còn nhỏ.

"Các cuộc thi sẽ củng cố sự tự tin cho bọn trẻ. Tôi muốn chúng không sợ sân khấu và yêu thích biểu diễn. Đó là những kỹ năng mềm tôi đang cố trang bị cho con", bà Yab nói.

Là một đứa trẻ cầu tiến, Keane còn muốn học tốt tại trường. Chỉ cần có lần bị 80 điểm tiếng Anh, cậu sẽ xin cha mẹ cho đi học thêm. "Lớp của cháu toàn những người thông minh. Hầu hết đều đạt 85 điểm trở lên. Đó mới là lớp nhóm đầu".

Không muốn dừng bất cứ hoạt động biểu diễn nghệ thuật nào, nhưng khi điểm số các môn học giảm sút, cậu sẽ bị phạt. Mỗi tuần cậu chỉ còn được chơi game 5 tiếng, dưới sự giám sát của cha.

Biến con thành "nô lệ" cho ước mơ của mình

Không ép con phải có điểm số cao, nhưng Song Doo-hak (Hàn Quốc) lại kỳ vọng các con sẽ nối nghiệp. Người đàn ông 36 tuổi là tỷ phú tự thân và là nhân vật trẻ nhất từng đứng đầu một hiệp hội thương gia ở Hàn Quốc.

Sự nghiệp của anh bắt đầu với cửa hàng bánh mì kẹp được mở năm 2007.

Con gái lớn Yeon-ji (20 tuổi) và cô con thứ Eun-ji (16 tuổi) đều được nhận xét là "thần đồng" ở trường, từng giúp đỡ gia đình buôn bán từ nhỏ.

Cha mẹ châu Á chi tiền, ép con đua thành tích - Hình 4

Cha mẹ châu Á chi tiền, ép con đua thành tích - Hình 5

Cửa hàng làm ăn khấm khá nhưng khuôn mặt của các con của Song hiếm khi nở nụ cười.

"Năm cháu lên lớp 8, công việc ở cửa hàng rất bận rộn nên cháu phụ việc buôn bán nhiều hơn cả học. Cháu còn không có thời gian mà nổi loạn nữa", Yeon-ji nói.

"Bạn bè cháu thường đi ngang qua cửa hàng. Thấy họ được chơi vui vẻ trong khi mình phải làm việc, cháu cũng muốn đi chơi. Nhưng cháu bận làm bánh mì", cô gái 20 tuổi nói thêm.

Song thừa nhận vì quá chú trọng việc kiếm tiền, anh ít để tâm đến con cái. "Tôi không đưa các con đến công viên giải trí mà để chúng ở cửa hàng bánh mì. Tôi có thể cảm nhận từ biểu cảm của các thành viên trong gia đình rằng họ không hạnh phúc ngay cả khi chúng tôi ăn nên làm ra", Song nói.

Không chỉ các con mà ngay vợ của Song, Kim Mi-ok, cũng không đồng tình khi họ đang "biến con thành nô lệ" cho giấc mơ làm giàu của mình.

"Thay vì dạy chúng đi đường tắt, sao không cho chúng nhiều lựa chọn hơn. Chúng ta là cha mẹ, đó là nghĩa vụ phải làm. Ngay cả khi anh ép chúng đi lối tắt, liệu đó có phải con đường đúng đắn không?", Kim nói.

Nhưng theo anh, người chỉ đạt 100/400 điểm trong kỳ thi tuyển sinh đại học, học giỏi ở trường không phải con đường duy nhất để thành công.

"Tôi đang cố tạo ra một lối tắt cho các con. Nếu cùng nhau làm việc, một ngày nào đó chúng ta có thể mở cửa hàng cho cả hai đứa".

Cha mẹ châu Á chi tiền, ép con đua thành tích - Hình 6

Cha mẹ khắp các nước châu Á vật lộn để trả lời cho câu hỏi: "Làm thế nào để con cái đạt được thành công?", rồi mắc kẹt trong cuộc đua thành tích.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Từ Hy Viên vừa qua đời: Chồng mới - chồng cũ lao vào cuộc chiến tranh chấp tài sản?Từ Hy Viên vừa qua đời: Chồng mới - chồng cũ lao vào cuộc chiến tranh chấp tài sản?
22:00:06 03/02/2025
Mẹ khóc nghẹn bên thi thể Từ Hy Viên, cầu xin truyền thông và khán giả cùng làm 1 điều vì tâm nguyện của conMẹ khóc nghẹn bên thi thể Từ Hy Viên, cầu xin truyền thông và khán giả cùng làm 1 điều vì tâm nguyện của con
21:53:27 03/02/2025
Nhan sắc Doãn Hải My sau 10 ngày thẩm mỹ, khoe ảnh ở quê Đoàn Văn Hậu mà dân tình tấm tắc khen: Quá đẹp!Nhan sắc Doãn Hải My sau 10 ngày thẩm mỹ, khoe ảnh ở quê Đoàn Văn Hậu mà dân tình tấm tắc khen: Quá đẹp!
20:56:43 03/02/2025
Nóng: Không tìm thấy chồng Từ Hy ViênNóng: Không tìm thấy chồng Từ Hy Viên
22:50:17 03/02/2025
Chồng cũ Từ Hy Viên về đến sân bay: Mắt sưng húp, còn làm 1 hành động gây bất ngờChồng cũ Từ Hy Viên về đến sân bay: Mắt sưng húp, còn làm 1 hành động gây bất ngờ
22:39:56 03/02/2025
Ninh Bình: Bé trai bị bỏ rơi trong đêm lạnh mùng 4 Tết Nguyên đán kèm 1 khoản tiềnNinh Bình: Bé trai bị bỏ rơi trong đêm lạnh mùng 4 Tết Nguyên đán kèm 1 khoản tiền
21:48:41 03/02/2025
Hình ảnh mới của diva Hồng Nhung sau điều trị ung thưHình ảnh mới của diva Hồng Nhung sau điều trị ung thư
23:57:50 03/02/2025
Nhìn lại loạt khoảnh khắc visual xuất sắc của Từ Hy Viên trước khi mãi mãi ra đi ở tuổi 48 vì bệnh cúmNhìn lại loạt khoảnh khắc visual xuất sắc của Từ Hy Viên trước khi mãi mãi ra đi ở tuổi 48 vì bệnh cúm
23:32:33 03/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bộ Tứ Báo Thủ bị chê dở nhất: Trấn Thành đăng đàn đáp trả gây xôn xao

Bộ Tứ Báo Thủ bị chê dở nhất: Trấn Thành đăng đàn đáp trả gây xôn xao

Hậu trường phim

23:55:19 03/02/2025
Nhiều khán giả cho rằng Bộ tứ báo thủ là phim Tết dở nhất của Trấn Thành, so với Mai hay Nhà bà Nữ thì Bộ tứ báo thủ không có chiều sâu bằng.
'Sự ra đi của Từ Hy Viên là nỗi đau khắc sâu trong lòng chị'

'Sự ra đi của Từ Hy Viên là nỗi đau khắc sâu trong lòng chị'

Sao châu á

23:37:47 03/02/2025
Sự ra đi bất ngờ của Từ Hy Viên để lại niềm xót thương vô hạn cho người thân, khán giả và cả những người đồng nghiệp thân thiết trong showbiz.
Mỹ Tâm như nàng thơ bên hoa, ca sĩ Hoài Lâm tiều tụy

Mỹ Tâm như nàng thơ bên hoa, ca sĩ Hoài Lâm tiều tụy

Sao việt

23:35:11 03/02/2025
Mỹ Tâm đăng ảnh cắm hoa thạch thảo tím. Nhan sắc nữ ca sĩ khiến fan xuýt xoa, khen như nàng thơ . Hoài Lâm gây chú ý bởi ngoại hình tiều tụy, xuống sắc.
Phim Việt hay đến mức được tăng 166% suất chiếu, cặp chính gây bão mạng vì ngọt từ phim đến đời

Phim Việt hay đến mức được tăng 166% suất chiếu, cặp chính gây bão mạng vì ngọt từ phim đến đời

Phim việt

23:24:35 03/02/2025
Giữa thời điểm bộ phim Bộ Tứ Báo Thủ chiếm sóng MXH, gây sốt ngoài phòng vé thì còn một tựa phim Việt cũng bất ngờ trở thành hiện tượng hot dù ban đầu không được truyền thông rầm rộ.
Tổng kết Grammy 2025: Taylor Swift trắng tay, Beyoncé hoàn thành giấc mơ kèn vàng, một siêu sao "thắng đậm"

Tổng kết Grammy 2025: Taylor Swift trắng tay, Beyoncé hoàn thành giấc mơ kèn vàng, một siêu sao "thắng đậm"

Nhạc quốc tế

23:18:28 03/02/2025
Giải Grammy lần thứ 67 đã khép lại vào sáng 3/2 (theo giờ Việt Nam), đánh dấu một năm sôi nổi của làng nhạc thế giới.
Bảo Anh gọi 1 Anh Trai là "thợ đụng", từng cùng tham gia band nhạc giao lưu Việt - Ấn rồi tan rã ngay lập tức

Bảo Anh gọi 1 Anh Trai là "thợ đụng", từng cùng tham gia band nhạc giao lưu Việt - Ấn rồi tan rã ngay lập tức

Nhạc việt

23:11:33 03/02/2025
Bảo Anh đã lên tút PR miễn phí cho Song Luân và COEM Cô dành lời khen có cánh về năng lực thợ đụng của Song Luân khi anh chiến hết từ ca hát, sáng tác, đóng phim tới viết kịch bản, quay phim.
Văn Hậu khoe ảnh chụp cùng nhà vợ toàn cực phẩm, mẹ Doãn Hải My gây chú ý với nhan sắc trẻ đẹp tuổi U50

Văn Hậu khoe ảnh chụp cùng nhà vợ toàn cực phẩm, mẹ Doãn Hải My gây chú ý với nhan sắc trẻ đẹp tuổi U50

Sao thể thao

22:35:09 03/02/2025
Tối 2/2, trên trang cá nhân, hậu vệ Đoàn Văn Hậu chia sẻ hình ảnh chụp cùng gia đình vợ với ông bà, mẹ, và các em của Doãn Hải My.
Cách chăm sóc, bảo vệ da trong mùa Xuân

Cách chăm sóc, bảo vệ da trong mùa Xuân

Làm đẹp

22:17:45 03/02/2025
Sửa rửa mặt dạng gel hoặc sữa là lựa chọn tốt vì chúng cung cấp độ ẩm mà không làm bong tróc lớp biểu bì. Các sản phẩm có chứa axit hyaluric hoặc glycerin cũng rất hiệu quả để bổ sung độ ẩm cho da.
Uống bao nhiêu cốc bia khiến nồng độ cồn lên mức phạt kịch khung?

Uống bao nhiêu cốc bia khiến nồng độ cồn lên mức phạt kịch khung?

Sức khỏe

22:13:52 03/02/2025
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng cách tính nồng độ cồn trong máu, quy định chung về đồ uống chỉ là ước tính. Tình trạng sức khỏe (chẳng hạn như bệnh gan), thuốc men cũng có thể ảnh hưởng đến tốc độ chuyển hóa cồn trong cơ thể.
Mở cửa phòng trọ sau khi nghỉ Tết, các nam thanh nữ tú đua nhau khoe chùm ảnh "xem là phải bịt mũi"

Mở cửa phòng trọ sau khi nghỉ Tết, các nam thanh nữ tú đua nhau khoe chùm ảnh "xem là phải bịt mũi"

Netizen

21:48:11 03/02/2025
Sau kỳ nghỉ Tết dài đằng đẵng, sinh viên hớn hở kéo vali trở lại phòng trọ với tâm thế tràn đầy năng lượng, nhưng chưa kịp đặt hành lý xuống thì một cơn ác mộng mang tên...
Dò kim loại, 2 người đào được 'kho báu' quý giá

Dò kim loại, 2 người đào được 'kho báu' quý giá

Lạ vui

20:02:46 03/02/2025
404 đồng tiền xu được phát hiện vào mùa thu năm 2023 tại thị trấn Bunnik, cách Amsterdam khoảng 24 dặm (39 km) về phía đông nam.