Nâng chất lượng tiến sĩ bằng khu vực
Bộ GD&ĐT cho rằng những thay đổi trong quy chế đào tạo tiến sĩ sẽ giúp chất lượng tiến sĩ Việt Nam ngang tầm khu vực.
Theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam (tương thích với khung trình độ tham chiếu ASEAN) mới ban hành, tiến sĩ là bậc cao nhất (8/8). Để đạt được chuẩn đầu ra đáp ứng yêu cầu của khung trình độ này, chất lượng tiến sĩ ở Việt Nam cũng phải ngang bằng với các nước ASEAN.
Tăng yêu cầu về ngoại ngữ
Để chất lượng tiến sĩ Việt Nam ngang tầm khu vực, Bộ GD&ĐT quyết tâm thay đổi chất lượng đào tạo tiến sĩ, thể hiện trong dự thảo quy chế đào tạo tiến sĩ với những thay đổi theo hướng siết chặt việc đào tạo.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Đại học, Bộ GD&ĐT, cho biết 5 điểm mới căn bản được đưa ra trong quy chế này. Theo đó, ngoại ngữ sẽ là điều kiện bắt buộc đầu vào đối với nghiên cứu sinh (NCS) thay vì đầu ra.
Ngoại ngữ được xem là công cụ hỗ trợ cho nghiên cứu nên trước khi bắt đầu làm luận án, nghiên cứu sinh phải có trình độ ngoại ngữ cần thiết để nghiên cứu, tham khảo tài liệu.
Các NCS cũng phải thể hiện được năng lực nghiên cứu khoa học thông qua các công trình đã được công bố, các hoạt động khoa học, chuyển giao công nghệ trước khi đăng ký dự tuyển NCS.
Cũng để bảo đảm đầu ra, quy chế mới yêu cầu NCS phải có công bố quốc tế trên các tạp chí khoa học chuyên ngành có phản biện hoặc công bố công trình trên các kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện trong quá trình làm NCS tại cơ sở đào tạo và trước thời điểm luận án được thông qua ở đơn vị chuyên môn.
Nghiên cứu sinh nhận bằng tiến sĩ tại ĐH Bách khoa – ĐH Quốc gia TP.HCM. Ảnh: Tấn Thạnh/Người Lao Động.
Anh Mai Khoa, tiến sĩ từng nghiên cứu tại ĐH RMIT (Australia), chia sẻ công bố quốc tế là yêu cầu bắt buộc với NCS của hầu hết các cơ sở đào tạo. Điều này nhằm bảo đảm kết quả nghiên cứu được thảo luận, nhìn nhận một cách rộng rãi và khách quan bởi các nhà khoa học.
Việc yêu cầu NCS tham gia các hội thảo quốc tế ngoài vì sự cần thiết của học thuật còn tạo cho NCS có cơ hội trao đổi trực tiếp với những nhà khoa học đầu ngành, từ đó giúp xây dựng mạng lưới đồng nghiệp rộng rãi. NCS khi bắt đầu khóa học phải hiểu toàn bộ quy định sẽ được áp dụng với mình, từ đó họ hiểu số lượng bài báo khoa học mà mình phải công bố.
Video đang HOT
Tiến sĩ Mai Khoa cũng thẳng thắn nhìn nhận ở Việt Nam, sự dễ dãi của người hướng dẫn, của hội đồng đã dẫn đến việc công bố bài báo và tham gia hội thảo khoa học quốc tế của NCS Việt Nam ở trong nước là rất hạn chế. Một trong những nguyên nhân chính, theo tiến sĩ này, là vì khả năng viết bài và trình bày báo cáo bằng tiếng Anh cực kỳ hạn chế.
Trách nhiệm về đạo đức khoa học
Bà Phụng nói thêm để nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ, quy chế mới cũng quy định người hướng dẫn phải là người chủ trì các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở hoặc tham gia nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ trở lên, là tác giả hoặc đồng tác giả của các công trình công bố quốc tế thuộc lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án của NCS. Phải có trách nhiệm về chất lượng luận án của NCS, đặc biệt là trong trường hợp có khiếu kiện về nội dung và chất lượng của luận án.
Trước những băn khoăn về việc liệu người hướng dẫn có thể kiểm soát được vấn đề đạo văn của NCS, bà Phụng cho hay đã tham khảo ý kiến của nhiều nhà khoa học với tư cách là người hướng dẫn và đều nhận được sự ủng hộ đối với quy định này của Bộ GD&ĐT.
Theo bà Phụng, đây là trách nhiệm của người hướng dẫn vì đạo đức khoa học cũng như uy tín trong giới chuyên môn.
Nói thêm về việc kiểm soát vấn đề này, bà Phụng cho rằng có nhiều kênh để kiểm soát như đạo đức khoa học, bằng tinh thần thái độ, phương pháp nghiên cứu mà các thầy hướng dẫn cho NCS.
Trước khi nghiên cứu một vấn đề, NCS phải nghiên cứu tổng quan vấn đề đó ở trong và ngoài nước dưới sự yêu cầu, hướng dẫn của thầy nên có thể xác định những nội dung kế thừa, những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu. Ngoài ra, những giải pháp công nghệ và kỹ thuật cũng hỗ trợ nhiều và cho phép kiểm chứng các luận án trong việc sao chép các tài liệu.
Sẽ đào tạo tập trung chính quy
Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam cho rằng NCS ở Việt Nam được đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm, trong khi tại đa số các nước tiên tiến, NCS phải làm việc toàn thời gian. Vì vậy, Bộ GD&ĐT cần yêu cầu NCS phải tham gia đào tạo theo hình thức chính quy tập trung tại các cơ sở đào tạo.
Tiếp thu ý kiến này, dự thảo quy chế đào tạo tiến sĩ mới quy định các cơ sở đào tạo sẽ quản lý NCS trong quá trình học tập và nghiên cứu theo hình thức đào tạo chính quy tập trung.
Theo Yến Anh / Người Lao Động
'Chi phí đào tạo tiến sĩ là 15 triệu đồng một năm'
Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga thừa nhận chất lượng đào tạo tiến sĩ ở nước ta chưa đồng đều và cần tăng chuẩn đầu vào đối với nghiên cứu sinh.
Thời gian qua, chất lượng đào tạo tiến sĩ là một trong những vấn đề thu hút sự chú ý của dư luận xã hội.
Nhiều người băn khoăn về chất lượng tiến sĩ chưa đảm bảo, đề tài nghiên cứu không xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, kết quả không có điểm mới, chất lượng nghiên cứu sinh không đồng đều. Một số cơ sở đào tạo tiến sĩ buông lỏng trong công tác quản lý đào tạo.
Đào tạo tiến sĩ còn 'vàng thau lẫn lộn'
Tại buổi tọa đàm "Nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ" diễn ra sáng 10/11, Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga thừa nhận chất lượng đào tạo tiến sĩ ở nước ta chưa đồng đều.
"Hầu hết cơ sở đào tạo tiến sĩ chấp hành nghiêm quy chế. Tuy nhiên, vẫn có nơi có lúc cơ sở buông lỏng quản lý chất lượng, chạy theo số lượng dẫn đến có luận án tiến sĩ không đảm bảo chất lượng, gây bức xúc trong xã hội", ông Ga cho biết.
Chất lượng đào tạo tiến sĩ ở nước ta chưa đồng đều. Ảnh minh họa.
Cũng theo Thứ trưởng Ga, nguyên nhân chính là học viên không xác định rõ động cơ khi làm nghiên cứu sinh. Nghiên cứu sinh là đào tạo các nhà nghiên cứu với những trí tuệ mới chứ không phải đào tạo kỹ năng làm nghề. Song nhiều người không xác định rõ mục tiêu, động cơ, dẫn đến chất lượng không đảm bảo.
Một nguyên nhân khác nằm ở người hướng dẫn nghiên cứu sinh, trình độ chưa đồng đều nên quá trình hướng dẫn còn hạn chế, không tiếp cận được học thuật thế giới.
Bên cạnh đó, cơ sở giáo dục đào tạo tiến sĩ chưa thực hiện nghiêm quy chế nên chất lượng bị buông lỏng, một số cơ sở hội đồng không đảm bảo yếu tố khách quan.
Một vấn đề nữa cũng được nêu ra là nguồn lực đầu tư, kinh phí đào tạo còn thấp, không đủ để nghiên cứu sinh thực hiện công trình chất lượng.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT thông tin hiện tại, chi phí đào tạo tiến sĩ là 15 triệu/năm. Đây là mức quá thấp, khó có thể đào tạo nghiên cứu sinh bài bản. Các nghiên cứu sinh cũng thiếu nguồn để thực hiện thí nghiệm, thực hành, thực tập trong quá trình đào tạo.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đồng ý với quan điểm của thứ trưởng, cho rằng chất lượng đào tạo tiến sĩ vẫn còn hạn chế do động lực của người học, cơ sở đào tạo buông lỏng quản lý, cơ sở vật chất đầu tư chưa thỏa đáng.
Song, ông nhận định chất lượng chất lượng đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam đang ngày càng tiệm cận chuẩn mực và tính quốc tế.
Tăng chuẩn đầu vào
Siết chặt chất lượng đầu vào là biện pháp được đề cập nhiều nhất để nâng cao chất lượng tiến sĩ.
Thứ trưởng Ga nhận định để làm được điều này, nghiên cứu sinh phải có tiêu chí đầu vào nhất định đòi hỏi cao hơn, trước hết là ngoại ngữ.
Về vấn đề đầu vào, PGS.TS Vũ Lan Anh - Phó hiệu trưởng ĐH Luật Hà Nội - cho rằng chỉ tuyển sinh được đối tượng giỏi mới có thể đào tạo tiến sĩ tốt. Chất lượng đầu vào cần đảm bảo điều kiện tuyển sinh, bao gồm ngoại ngữ, khả năng nghiên cứu và phải căn cứ các bài báo nghiên cứu, những gì họ làm được trước khi đăng ký dự tuyển.
Theo bà, yêu cầu về đầu vào ngoại ngữ cần được nâng cao vì theo quy chế hiện hành, trình độ tuyển về ngoại ngữ là 3/6 (B1). Trong khi đó, thực tế ở ĐH Luật Hà Nội cho thấy những người có trình độ này rất khó đọc hiểu tài liệu nước ngoài. Yêu cầu ngoại ngữ cao hơn sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ.
Ngoài ra, yếu tố người hướng dẫn cần được đề cao. Ông Bùi Văn Ga khẳng định hướng nghiên cứu của người hướng dẫn rất quan trọng.
"Thầy phải đi trước, có hợp tác quốc tế thì mới định hướng, hướng dẫn nghiên cứu sinh thành công trong luận án của mình", Thứ trưởng Ga nói.
Bà Lan Anh cho rằng người hướng dẫn phải có uy tín về khoa học, nhiệt tình và trách nhiệm với công việc nghiên cứu của mình.
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ, nước ta phải có hệ thống tài liệu, học liệu trong nước và quốc tế đầy đủ, cộng thêm cơ sở vật chất, đồng thời tạo dựng môi trường đào tạo tốt để thu hút người học.
Để làm được điều này, Việt Nam phải nâng mức kinh phí đầu tư cho hoạt động đào tạo tiến sĩ, dù không bằng thế giới cũng phải đủ để nghiên cứu sinh thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu.
Theo Zing
Đào tạo tiến sĩ: Siết chặt đầu vào Để tránh tình trạng quy mô đào tạo quá nhiều nhưng chất lượng tiến sĩ lại không bảo đảm, Bộ GD&ĐT quyết siết lại bằng những quy định cụ thể trong quy chế. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, cả nước đang triển khai đào tạo 971 lượt ngành trình độ tiến sĩ tại 158 cơ sở đào tạo, trong đó có 114...