Nâng “chất” giáo dục vùng khó: Bắt đầu từ điểm trường lẻ
Các điểm trường lẻ được bố trí để đáp ứng quyền học tập của học sinh (HS) vùng sâu, vùng xa.
Các điểm trường cần được đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất. Ảnh: Đức Trí
Tuy nhiên, thực tế cho thấy chất lượng giáo dục tại các điểm trường lẻ còn nhiều bất cập, đòi hỏi địa phương và nhà trường phải đưa ra giải pháp tháo gỡ phù hợp.
Khó chồng khó
Theo số liệu thống kê từ Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT), toàn quốc hiện có khoảng 13.995 trường tiểu học với 17.609 điểm trường. Tỉ lệ trung bình điểm trường/trường tiểu học là 1,26. Phần lớn trường tiểu học có từ 3 – 5 điểm trường, thậm chí có trường trên 10 điểm lẻ. Cơ sở vật chất, điều kiện dạy học… tại điểm trường có sự chênh lệch đáng kể so với trường chính. Sự bất cập từ cơ sở vật chất, con người dẫn tới chất lượng giáo dục giữa HS trường chính và điểm lẻ còn khoảng cách.
Thầy Lê Quang Tùng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Lý 1 (Mường Lát – Thanh Hóa) chia sẻ: Với địa hình đồi núi, 99% HS dân tộc (Tày, Nùng, Mông, Dao…) trên địa bàn xã Trung Lý nên trường có tới 1 điểm chính, 8 điểm lẻ để đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ em trong xã.
Hiện, các điểm trường lẻ có hơn 300 HS, từ lớp 1 – 5. Điểm trường lẻ xa trường chính nhất gần 20 km. Tại đây, HS vẫn phải học lớp ghép trình độ lớp 1 – 2; lớp 1 – 3, lớp 3 – 4. Do HS dân tộc ít có điều kiện tiếp xúc, giao lưu với bên ngoài nên khả năng nói viết tiếng Việt, kĩ năng sống chậm và kém.
Đặc biệt, khi ngành Giáo dục thực hiện đổi mới, đưa ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy học, 6/8 điểm trường lẻ không có điện lưới, không có màn hình, máy chiếu, ánh sáng phòng học phụ thuộc vào năng lượng mặt trời, Tại các điểm trường này ,GV không thể ứng dụng CNTT vào dạy học. GV cũng không có sóng điện thoại, mạng Internet để truy cập, liên hệ…
Trường PTDTBT Tiểu học xã Ngọc Long (Yên Minh – Hà Giang) cũng được biết tới như điển hình về trường có nhiều điểm trường lẻ (1 điểm trường chính và 19 điểm trường lẻ. Điểm trường lẻ xa nhất cách điểm trường trung tâm 27 km). Lý giải nguyên nhân chất lượng giáo dục các điểm trường lẻ chưa tốt, theo thầy Dương Văn Đông – Hiệu trưởng, HS ở 20 thôn bản gần như không có điều kiện tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài, khả năng tiếng Việt kém.
Hiện trường duy trì 12 lớp ghép/15 điểm trường (ghép lớp 1 – 2, 2 – 3, 3 – 4). Mỗi học kỳ, để dự giờ, thăm lớp đủ 19 điểm trường lẻ, ban giám hiệu cùng 5 tổ khối chuyên môn phải chia thành nhiều đoàn mới hoàn thành công việc. Việc dồn dịch điểm trường không thể ít hơn bởi khoảng cách xa, các điểm trường không đủ phòng học nếu số HS tăng lên…
Video đang HOT
Việc sáp nhập các điểm trường phải tạo thuận lợi cho người học. Ảnh: Đức Trí
Kết hợp nhân lực và vật lực
Thực tế, HS theo học tại các điểm trường lẻ chiếm số lượng lớn. Như vậy, việc đầu tư cho các điểm trường lẻ là yêu cầu tất yếu để nâng cao chất lượng giáo dục toàn trường.
Thầy Dương Văn Đông khẳng định: Giải pháp trường hướng tới là dồn HS từ lớp 3 – 5 điểm trường lẻ về học tại trường chính. Như vậy đồng nghĩa trường phải đầu tư về cơ sở vật chất trường lớp, tuyển đủ GV hoặc hợp đồng thêm để đáp ứng dạy học 9 buổi/tuần. Đội ngũ GV dạy tại các điểm trường lẻ bố trí 100% GV trẻ, sức khỏe tốt và thực hiện quy định GV bám điểm trường từ đầu đến cuối tuần để đáp ứng thời gian dạy học…
Cũng là trường có tới 15 điểm trường lẻ với 17 lớp ghép, 455 HS, thầy Phạm Văn Tường – Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học xã Mậu Long (Yên Minh, Hà Giang) thông tin: Để tăng cường chất lượng giáo dục cho HS điểm lẻ, nhà trường cần tăng cường 15 GV để đủ số GV dạy học 9 buổi/tuần (hiện HS các điểm trường lẻ mới học 7 buổi/tuần).
Việc tổ chức bữa ăn bán trú cho HS điểm trường lẻ cũng được trường hướng tới để duy trì sĩ số. Gắn bó hơn 20 năm với giáo dục vùng cao, từ kinh nghiệm của mình thầy Tường khẳng định: Thầy cô dạy điểm trường lẻ phải thực sự tâm huyết với nghề, với trẻ. Có như vậy mới vượt qua khó khăn, dốc sức vì sự tiến bộ của HS, tự giác đầu tư thời gian nâng cao chuyên môn, trình độ…
Không phủ nhận yếu tố cơ sở vật chất góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại các điểm trường cũng như việc bảo đảm đủ GV để tách lớp ghép… song thầy Lê Quang Tùng đồng tình: Tâm huyết của người thầy đóng vai trò lớn trong việc tăng cường chất lượng giáo dục HS dân tộc thiểu số tại các điểm trường lẻ. Ví như, tại điểm lẻ không có điện, cơ sở vật chất hỗ trợ giảng dạy thiếu… chỉ có sự tâm huyết, chuyên môn của GV mới giúp việc dạy học đạt hiệu quả.
Đặc biệt, Trường Tiểu học Trung Lý đang thí điểm tổ chức mỗi tuần 2 bữa cơm có thịt cho HS các điểm trường lẻ vào buổi trưa để duy trì sĩ số. Mặt khác, ban giám hiệu thường xuyên chia nhau thăm điểm lẻ, đôn đốc nhắc nhở việc dạy học. Thậm chí, ban giám hiệu, tổ chuyên môn trong quá trình dự giờ sẵn sàng giảng mẫu, cầm tay chỉ việc cho GV ngay tại điểm trường lẻ…
Nhà trường đã lên phương án dồn ghép các điểm trường để HS được học tập trung, môi trường giáo dục toàn diện hơn nhưng cũng phải tính khoảng cách, thuận tiện đưa đón trẻ đi về trong ngày. – Cô Sền Thị Thơm
Nghệ An: Rà soát kỹ trường học trước khi sáp nhập điểm lẻ
Từ ngày 16 - 18/3, đoàn công tác của UBND tỉnh Nghệ An sẽ kiểm tra việc thực hiện quy hoạch mạng lưới phát triển giáo dục 2 huyện miền núi Kỳ Sơn và Tương Dương.
Đoàn công tác của UBND tỉnh Nghệ An thăm học sinh ở bán trú tại Trường Tiểu học Mường Lống 1, huyện Kỳ Sơn
Ngày 16/3, ông Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cùng lãnh đạo Sở GD&ĐT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Ban Dân tộc đã thăm và kiểm tra tại một số trường học tại huyện Kỳ Sơn.
Đây là huyện miền núi khó khăn, xa xôi nhất tỉnh. Kỳ Sơn cũng còn nhiều điểm trường lẻ, phòng học tạm hoặc bán kiên cố, tập trung chủ yếu ở bậc tiểu học, mầm non.
Kỳ Sơn là huyện miền núi cao khó khăn của Nghệ An, còn nhiều điểm trường lẻ, phòng học chưa kiên cố
Đoàn công tác đã thăm và kiểm tra trực tiếp tại Trường Tiểu học và PT DTBT THCS xã Chiêu Lưu; Tiểu học xã Hữu Kiệm; các trường mầm non, tiểu học và THCS của xã Mường Mống.
Trong đó, quan tâm đến vấn đề sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tại các trường, các điểm trường, và việc thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến học sinh và nhà giáo trên địa bàn huyện Kỳ Sơn.
Những trường học này dù phân bố ở các địa bàn khác nhau, song điểm chung là gặp nhiều khó khăn, cản trở trong tổ chức bán trú cho học sinh DTTS, triển khai Chương trình GDPT, xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Đoàn công tác quan tâm đến việc sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học các nhà trường
Thời gian qua, để tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng giáo dục, huyện Kỳ Sơn đã thực hiện sáp nhập nhiều điểm trường lẻ. Đặc biệt, đây cũng là huyện đi đầu trong việc tổ chức mô hình trường tiểu học bán trú. Hiện có hơn 40 trường gom nhóm, đưa học sinh lớp 3 -5 từ điểm lẻ về trường chính và tổ chức bán trú tại trường từ thứ 2 đến thứ 6.
Tuy nhiên, do địa hình xa xôi, cách biệt, cơ sở vật chất thiếu thốn nên việc tổ chức bán trú còn gặp nhiều hạn chế. Để đảm bảo điều kiện học tập, sinh hoạt cho học sinh bán trú, chủ yếu dựa vào sự linh hoạt của nhà trường, địa phương và tâm huyết của giáo viên.
Dù còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nhưng Kỳ Sơn là huyện đi đầu trong việc tổ chức bán trú cho học sinh, đặc biệt ở bậc tiểu học
Qua nắm bắt các thông tin về nhà trường, ông Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An ghi nhận và biểu dương nỗ lực cố gắng của nhà trường và thầy cô trên địa bàn Kỳ Sơn. Đặc biệt là có tới hơn 60% giáo viên cắm bản. Các thầy cô đã vượt qua những khó khăn trong điều kiện dạy học và cả sinh hoạt cá nhân để dạy chữ, dạy người, chăm lo cho học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số.
Lãnh đạo tỉnh yêu cầu các sở, ngành liên quan rà soát kỹ thực trạng, có kế hoạch xây dựng mạng lưới trường lớp vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, vừa phù hợp thực tiễn địa phương
Trước những khó khăn về sáp nhập các điểm trường lẻ, tổ chức mô hình trường học bán trú, ông Bùi Đình Long đề nghị ngành giáo dục và các ngành liên quan rà soát kỹ thực trạng từng trường. Trên cơ sở đó, tổng hợp, báo cáo và kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh đưa vào kế hoạch đầu tư, ưu tiên xây dựng trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, lập kế hoạch cụ thể từng bước quy hoạch lại mạng lưới trường lớp vừa phù hợp với thực tiễn địa phương vừa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018.
Theo kế hoạch, sau khi kết thúc làm việc tại Kỳ Sơn, đoàn công tác UBND tỉnh Nghệ An sẽ thăm và kiểm tra các trường học tại huyện Tương Dương.
"Dạy ở điểm trường thì cực nhất là đi chở nước sinh hoạt" Hứng được rồi rồi nhưng mang can nước đó từ dưới hẻm núi lên đến mặt đường để xe máy là rất vất vả, nhiều lúc lên gần đến nơi lại bị trượt chân ngã, đổ hết nước. "Thời gian đầu đi dạy tại điểm trường trong bản, tôi ở nhà công vụ chung với Ủy ban xã, trạm Y tế...đây là mấy...