Nâng chất giáo dục từ duy trì sĩ số
Đối với giáo dục vùng cao, công tác duy trì tỷ lệ chuyên cần đóng vai trò quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Mặt khác, khi sĩ số ổn định, các nhà trường sẽ có điều kiện xây dựng nền nếp, kỉ cương, tạo cơ sở tiếp thu kiến thức, kĩ năng cho HS được bảo đảm tính liên tục, hiệu quả.
Cần tư vấn hướng nghiệp sớm cho HS dân tộc để nâng cao ý thức học tập. Ảnh: T.G
Cái khó của trường vùng cao
Thầy Nguyễn Xuân Toàn – Hiệu trưởng Trường THPT số 1 Bắc Hà, huyện Bắc Hà ( Lào Cai) chỉ ra nguyên nhân khiến HS THPT tại Bắc Hà bỏ học: Kinh tế – xã hội khó khăn so với mặt bằng chung; Giao thông đi lại không thuận lợi, tập quán canh tác lạc hậu…
Đặc biệt, vài năm trở lại đây có hiện tượng bố mẹ đi làm tại Trung Quốc ít về nhà, không quan tâm đến con cái. Mặt khác, HS là người dân tộc thiểu số chiếm trên 80% nên có nhiều phong tục, tập quán ảnh hưởng lớn đến học hành như: Nghỉ học để ăn cưới, đám ma, tết, lễ hội…
Còn theo cô Nguyễn Hương Giang – Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Thanh Vân, Quản Bạ (Hà Giang), dù xã hội đã phát triển nhưng nhận thức của một bộ phận PHHS người dân tộc còn hạn chế. Nhiều gia đình vẫn xem nhẹ vấn đề HS bỏ học, một số GV nghĩ rằng HS bỏ học sẽ làm “nhẹ gánh” cho lớp, cho trường vì phần lớn trong đó có học lực yếu kém và chưa ngoan. Đặc biệt, không loại trừ trường hợp GV hạn chế về năng lực, tâm lý sư phạm, gây chán nản dẫn tới học yếu và bỏ học… ở HS.
Video đang HOT
Giải pháp nào ổn định sĩ số?
Theo bà Nguyễn Thị Minh Xuân – Trưởng phòng GD&ĐT Mường Khương (Lào Cai), xác định công tác huy động HS ra lớp và duy trì tỷ lệ chuyên cần sẽ quyết định đến sự phát triển của giáo dục, UBND huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, phòng GD&ĐT, các đơn vị trường học làm tốt công tác tuyển sinh. Tích cực tuyên truyền, vận động HS ra lớp; tổ chức ký cam kết huy động số lượng HS giữa lãnh đạo UBND xã, thị trấn với lãnh đạo huyện…
HS dân tộc bán trú. Ảnh minh họa/ INT
Công tác vận động HS ra lớp, duy trì HS đi học chuyên cần đã được đưa vào quy ước, hương ước. Đây cũng trở thành một trong những tiêu chí xét gia đình văn hóa để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của nhân dân trong việc tạo điều kiện cho con em đến trường.
Bà Xuân cũng cho biết: Để duy trì sĩ sốlớp học, chính quyền địa phương và phòng GD còn giao trách nhiệm cho từng cán bộ phụ trách thôn bản; GV phụ trách lớp… vận động HS nghỉ học quay trở lại trường. Huy động sự vào cuộc của toàn thể các ban, ngành, đoàn thể trong xã, phối hợp với các đơn vị trường học nắm bắt tình hình đi học của HS theo từng buổi học. Cán bộ xã, GV phụ trách HS từng thôn có trách nhiệm tìm hiểu nguyên nhân HS nghỉ học và kịp thời đưa HS ra lớp…
Ngành Giáo dục đã tổ chức giao ban kiểm tra và làm việc với cấp ủy, chính quyền địa phương về nâng cao tỷ lệ HS đi học chuyên cần. Phân công lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức phòng Giáo dục trực tiếp phụ trách các xã, thị trấn…
Cô Đinh Loan Vân – Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Nghĩa Thuận, Quản Bạ (Hà Giang) chia sẻ: Trường thuộc vùng khó với hơn 400 HS, 22 lớp học, 100% HS thuộc thành phần dân tộc khác nhau (Nùng, Mông…). Điều kiện gia đình HS cơ bản khó khăn. Để ổn định sĩ số HS, loại bỏ tình trạng HS bỏ trốn học, nhà trường xác định phải làm thật tốt công tác bán trú. Với HS vùng cao từng bữa ăn bảo đảm chất lượng, sự chăm sóc tận tình của GV trong quá trình bán trú, các hoạt động ngoại khóa hấp dẫn… sẽ là phương pháp hiệu quả khiến các em gắn bó và thêm yêu trường lớp, không bỏ – trốn học.
Cô Vân cho biết: “Do làm tốt công tác bán trú, nhiều HS sau thời gian ngắn vào trường chỉ số sức khỏe, cân nặng, chiều cao tăng đáng kể. Có HS ốm, bố mẹ đến đón về vẫn xin ở lại trường vì các em thích những bữa ăn bán trú đủ chất ngon miệng, có thầy cô chăm sóc tận tình, chu đáo… Duy trì sĩ số với trường vùng cao, HS dân tộc là bài toán không khó giải nếu tìm đúng cách”.
Với kinh nghiệm quản lý trường THPT, thầy Nguyễn Xuân Toàn lại rút ra những biện pháp phục tình trạng HS bỏ học, nâng cao tỷ lệ chuyên cần: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, GV về tác hại tình trạng HS bỏ học gây ra; Phát huy vai trò của GV bộ môn, GV chủ nhiệm và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường đối với tình trạng HS bỏ học; Đặc biệt, cán bộ quản lý cần chỉ đạo thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và tích cực triển khai mô hình trường học gắn với thực tiễn, các hoạt động trải nghiệm; cùng đó cần tăng cường kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của HS…
Duy trì sĩ số và nâng cao tỷ lệ chuyên cần đòi hỏi trách nhiệm của toàn xã hội, song nhà trường phải đóng vai trò hạt nhân nòng cốt. Các trường cần xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, các cấp quản lý trong việc giáo dục HS; có chế độ đối với các HS nghèo vượt khó, học tốt…- Thầy Nguyễn Xuân Toàn
Hà Anh
Theo GDTĐ
Hiệu quả từ đề án nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo miền núi
Những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) khu vực miền núi tỉnh ta đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước thông qua các chủ trương, chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển.
Giờ học ngoại khóa của học sinh Trường Tiểu học Thanh Lâm (Như Xuân).
Một trong những chính sách mang lại hiệu quả thiết thực đó là UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt Đề án "Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo miền núi giai đoạn 2013-2020". Mục tiêu chung của đề án là tập trung mọi nguồn lực, điều kiện để giảm nhanh sự chênh lệch về chất lượng GD&ĐT các cấp học, bậc học ở 11 huyện miền núi so với mặt bằng chung toàn tỉnh; củng cố, phát triển mạng lưới trường, lớp, các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, THPT, giáo dục thường xuyên... tạo sự chuyển biến nhanh về chất lượng giáo dục; nâng cao mặt bằng dân trí, chất lượng nguồn nhân lực, góp phần ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội ở khu vực miền núi.
Sau thời gian thực hiện, giáo dục ở khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa đã có những chuyển biến tích cực, như mạng lưới trường lớp được quy hoạch phù hợp, chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học ngày càng được nâng cao; quy mô giáo dục, mạng lưới trường lớp ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi được củng cố, phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập cho con em đồng bào các dân tộc trong độ tuổi đến trường. Phần lớn các thôn, bản vùng cao, biên giới đã có lớp mầm non; các xã có trường tiểu học và THCS; các huyện đều có trường THPT... Đến nay, tổng số phòng học các cấp (từ trường mầm non đến trường THPT) là 8.459 phòng, trong đó số phòng học được kiên cố hóa là 7.155 phòng (chiếm 84,6%); mạng lưới trường lớp phát triển ổn định, thuận lợi cho con em học tập. Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học từng bước được đầu tư theo hướng kiên cố, chuẩn hóa, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Đến nay, đã có 333 trường đạt chuẩn quốc gia (chiếm 51%).
Việc duy trì, củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS; tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 - 60 là 98,4%. Các chính sách cho học sinh, sinh viên vùng DTTS được quan tâm và đáp ứng kịp thời, có hơn 495 nghìn lượt học sinh được miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập với số tiền là hơn 186 tỷ đồng; có hơn 108 nghìn học sinh được hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở và gạo với số tiền hơn 218 tỷ đồng... Công tác giáo dục định hướng nghề nghiệp được triển khai từ cấp phổ thông, mô hình trường bán trú tại cấp mầm non, tiểu học, THCS được triển khai ngày càng hiệu quả, tạo điều kiện để các em học sinh tại vùng sâu, vùng xa yên tâm học tập...
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa đề án nâng cao chất lượng GD&ĐT miền núi, thời gian tới, ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa sẽ tập trung phát triển GD&ĐT trên cơ sở đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế. Gắn phát triển GD&ĐT với phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với thực tiễn của mỗi huyện miền núi; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên có năng lực nghiệp vụ chuyên môn và đạo đức tốt, yêu nghề; xây dựng mạng lưới trường, lớp hợp lý theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa, chuẩn hóa, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn các huyện miền núi.
Bài Và Ảnh: Xuân Minh
Theo baothanhhoa
Triển khai chương trình, sách giáo khoa GDPT mới: Khó nhất là cơ sở vật chất Điều kiện tối thiểu khi triển khai chương trình sách giáo khoa mới trong năm học 2020 - 2021 là HS tiểu học phải học 2 buổi/ngày, sĩ số 35 HS/lớp ở tiểu học. Thực hiện quy định này, tưởng chừng chỉ có các trường khu vực vùng sâu vùng xa mới gặp khó khăn nhưng thực tế ngay tại Hà Nội cũng...