Nâng cấp bằng cấp quốc gia
Gấp rút xây dựng khung trình độ quốc gia thống nhất bao gồm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH để bằng cấp của Việt Nam được khu vực công nhận.
Hơn 40 đại biểu đến từ 20 quốc gia trong khu vực và Diễn đàn Hợp tác Á – Âu cùng đại diện các trường ĐH, CĐ trong nước đã tham dự hội thảo quốc tế và hội nghị bàn tròn của Mạng lưới Đảm bảo chất lượng ASEAN (AQAN) với chủ đề “Xây dựng văn hóa chất lượng và khung trình độ quốc gia”. Hội thảo do Bộ Giáo dục va Đào tạo (GD-ĐT) chủ trì, diễn ra trong 2 ngày 16 và 17/10 tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng đề cập nhiều vấn đề cấp thiết để bằng cấp của Việt Nam được các nước trong khu vực công nhận.
Văn bằng: Phức tạp, thiếu chuẩn
Đánh giá về hệ thống văn bằng ở Việt Nam hiện nay, ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp Bộ GD-ĐT, cho rằng có nhiều văn bằng, chứng chỉ thiếu tính thống nhất về tên gọi và giá trị; văn bằng và trình độ được định nghĩa khó hiểu, khó phân biệt, thiếu rõ ràng, như: trình độ trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), TCCN và CĐ nghề, CĐ…
“Hệ thống trình độ của Việt Nam cho thấy sự phức tạp, thiếu định hướng, khó hội nhập. Vì vậy, văn bằng được cấp thiếu sự tin tưởng của xã hội và nhà tuyển dụng. Việc từ chối bằng cấp để học liên thông, trong tuyển dụng hệ vừa làm vừa học, trong việc trả lương… minh chứng rõ về hạn chế này” – ông Vinh nhận định.
Trao bằng ĐH, thạc sĩ ở Trường ĐH Bách khoa TP HCM. Ảnh: Tấn Thạnh
Các đại biểu cho rằng bằng cấp của nước ta hiện chưa gắn với các điều kiện bảo đảm chất lượng; không được kiểm duyệt chặt chẽ bởi cơ quan có thẩm quyền; thiếu thống nhất quốc gia về các tiêu chuẩn, thủ tục công nhận và cấp văn bằng; thiếu sự tham gia của đại diện người sử dụng lao động trong việc thiết lập cấp trình độ và mô tả trình độ… Vì vậy, việc công nhận văn bằng và trao đổi lao động với các quốc gia khác gặp khó khăn, đôi khi gây thiệt thòi cho người học và người lao động.
Ông Phạm Xuân Thanh, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, cho biết hằng năm có hơn 100.000 sinh viên Việt Nam du học ở nước ngoài, với sự đa dạng của các cơ sở giáo dục ĐH. Để tránh tình trạng bằng giả, việc công nhận văn bằng của người Việt Nam do các cơ sở giáo dục cấp là vô cùng cần thiết.
Cao đẳng chỉ còn 2 năm
Tại hội nghị, Bộ GD-ĐT lần đầu tiên công bố đề án xây dựng khung trình độ quốc gia như một giải pháp cấp thiết để nâng cấp hệ thống văn bằng hiện nay. Ông Hoàng Ngọc Vinh cho biết khung trình độ quốc gia được xây dựng dựa trên sự tiếp cận các hệ thống khung trình độ quốc gia của các nước, đặc biệt là trong khu vực Đông Nam Á, từ đó rút kinh nghiệm thực tiễn cho Việt Nam.
Khung trình độ quốc gia sẽ thống nhất và chuẩn hóa một số trình độ thuộc giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH; được mô tả dễ hiểu, tin cậy, phù hợp với thực tiễn; gắn với các điều kiện bảo đảm chất lượng để tạo lòng tin trong xã hội về giá trị thực của văn bằng ở mỗi trình độ.
Video đang HOT
Theo đó, có 2 phương án khung trình độ quốc gia được Bộ GD-ĐT đưa ra. Phương án 1, chia khung trình độ gồm giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, giáo dục ĐH có 4 cấp độ: tiến sĩ (3 năm), thạc sĩ (1,5-2 năm), cử nhân (3,5-4,5 năm) và CĐ (gồm CĐ nghề và CĐ 2 năm sau THPT). Giáo dục nghề nghiệp gồm trung cấp (trung cấp nghề và TCCN 3 năm sau THCS), sơ cấp (4 trình độ, từ sơ cấp 1 đến sơ cấp 4).
Phương án 2, cũng gồm các cấp độ như trên nhưng tách CĐ thuộc giáo dục ĐH và CĐ nghề thuộc giáo dục nghề nghiệp. Như vậy, trong cả 2 phương án thì hệ CĐ từ 3 năm rút xuống còn 2 năm; ghép TCCN và trung cấp nghề thành hệ trung cấp và chỉ dành cho đối tượng tốt nghiệp THCS.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết vấn đề xây dựng khung trình độ quốc gia bắt đầu hình thành từ 30 năm trước, đến nay đã có hơn 120 nước áp dụng. Theo ông Ga, việc xây dựng khung trình độ sẽ hỗ trợ sự hợp tác liên kết giữa các hình thức đào tạo, trao đổi sinh viên giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam đang gấp rút triển khai công việc này và hy vọng sẽ hoàn thành trong năm 2014.
Bộ GD-ĐT sẽ chủ trì phối hợp với các bộ, ban, ngành đề xuất lập ban biên soạn khung trình độ quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng thời, đề xuất Bộ Nội vụ thành lập cơ quan có chức năng quản lý nhà nước trong việc xây dựng tiêu chuẩn các trình độ, tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp, giám sát thực hiện, công nhận văn bằng và bảo đảm chất lượng để bảo đảm giá trị thống nhất của văn bằng chứng chỉ quốc gia.
Hướng tới khung trình độ khu vực
Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng khung trình độ quốc gia, ông Megawati Santoso, Trưởng nhóm xây dựng chiến lược Khung trình độ quốc gia thuộc Ủy ban Giáo dục Indonesia, cho biết khung trình độ quốc gia của nước này hướng tới sự công nhận quốc tế dựa trên các nhu cầu của doanh nghiệp, giáo dục xuyên biên giới, công nghệ… Ông Vipat Kuruchittham, Phó Giám đốc Trung tâm SEAMEO RIHED, cho rằng khung chương trình quốc gia cần hướng tới năng lực toàn cầu, chú trọng đến yếu tố công nhận trình độ lẫn nhau, sự chuyển đổi liên quốc gia. Việt Nam cần chú trọng xây dựng tín chỉ cho các môn học bắt buộc và tự chọn tương ứng khoảng 60%-70% so với các nước trong khu vực để các nước có thể công nhận tín chỉ và trao đổi sinh viên với Việt Nam.
Theo TNO
Học liên thông không phải chờ hai năm
Mong muốn học hỏi và làm giàu kho tàng tri thức bản thân luôn là khát vọng cháy bỏng của mỗi con người.
Chính vì lẽ đó, nền giáo dục trên khắp thế giới thường xuyên có nhiều chương trình học nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của từng cá nhân. Chỉ nói về Việt Nam, mong muốn hoàn thiện đại học của những người đã có bằng cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp rất đa dạng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan, các chương trình đào tạo trong nước vẫn chưa làm thỏa mãn yêu cầu của nhóm đối tượng này.
Liên thông, chờ hai năm - Mất nhiều hơn được?
Hiện nay, sinh viên vừa tốt nghiệp cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp không được theo học chương trình liên thông ngay lập tức mà phải có ít nhất hai năm kinh nghiệm làm việc thực tế. Tuy nhiên, nhiều sinh viên đang gặp khó khăn khi xin việc trước tình hình thị trường lao động ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt với yêu cầu khắt khe về bằng cấp và trình độ học vấn.
Sinh viên vừa ra trường có thể chấp nhận làm những công việc tạm thời để chờ đến khi đủ điều kiện theo học chương trình liên thông. Tuy nhiên, đây chỉ là một giải pháp tình thế. Hai năm là khoảng thời gian quá dài. Liệu rằng sau đó, sinh viên còn có thể quay lại trường và tiếp tục việc hoàn thiện đại học hay không?
Cánh cửa rộng mở với trường đại học quốc tế
Trước tình hình này, chương trình hoàn thiện đại học của các trường đại học quốc tế tại Việt Nam trở thành một hướng đi an toàn cho các bạn sinh viên vừa tốt nghiệp cao đẳng hoặc trung cấp chuyên nghiệp. Không yêu cầu hai năm kinh nghiệm, các chương trình này chấp nhận sinh viên vừa mới ra trường và đáp ứng một số yêu cầu nhất định về kiến thức và khả năng ngoại ngữ.
Trong trường hợp không đáp ứng được tiêu chuẩn đầu vào về ngoại ngữ, sinh viên sẽ được hỗ trợ để đạt trình độ theo yêu cầu thông qua các chương trình bồi dưỡng tiếng anh phù hợp. Môi trường học hiện đại, bằng cấp được công nhận trên toàn cầu và quan trọng nhất là không yêu cầu kinh nghiệm, các trường quốc tế đang là sự lựa chọn hàng đầu của sinh viên vừa tốt nghiệp cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp có nhu cầu tiếp tục học tập.
Học bổng du học chương trình hoàn thiện đại học của UBIS (Thụy Sỹ)
Trong số các trường quốc tế trên thị trường hiện nay, đại học UBIS (University of Business and International Studies) từ Thụy Sỹ đã đưa ra chương trình Hoàn thiện đại học chuyên ngành quản trị kinh doanh. Đặc biệt, với mục đích hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cao cấp của các nước trong khu vực Đông Nam Á, UBIS trao tặng 50 suất học bổng khuyến học lên đến 80% học phí chính thức dành riêng cho sinh viên Việt Nam.
Chương trình Hoàn thiện đại học chuyên ngành quản trị kinh doanh kéo dài 18 tháng, bao gồm 19 môn học và khóa luận tốt nghiệp. Trong thời gian học tập, sinh viên được làm việc trực tiếp với các giáo sư và giảng viên nổi tiếng đến từ Thụy Sỹ. Ngoài ra, chương trình còn bao gồm thời gian du học tại cơ sở của UBIS với trang thiết bị hiện đại cùng các hoạt động thực tiễn ngoài giờ lên lớp.
Tại Việt Nam, UBIS chỉ có một đại diện duy nhất là công ty tư vấn du họcThụy Sỹ SAC. SAC phối hợp cùng đối tác BDM để tổ chức các khóa bồi dưỡng và đào tạo dự bị đại học tại Việt Nam, nhằm chuẩn bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng ngoại ngữ cần thiết. Ngoài ra, SAC cũng cử người theo sát sinh viên trong suốt quá trình học tập trong và ngoài nước, đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như điều kiện sinh hoạt ăn ở khi du học.
Học phí tham khảo
Đơn vị tính: USD
Đăng ký với SAC để được ưu tiên xét tuyển và là một trong 50 người nhận học bổng khuyến học 80% từ Đại học UBIS Thụy Sĩ. Với sự bảo lãnh của SAC, hồ sơ du học được duyệt nhanh chóng và không cần chứng minh tài chính.
Nếu cần thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
Công ty tư vấn du học Thụy Sĩ (SAC)
Tòa nhà Waseco, tầng 12, phòng 1203
Số 10, Phổ Quang, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
Website: http://www.thuysi.edu.vn/
Email: info@ubis.edu.vn và info@thuysi.edu.vn
Hotline: (08) 22 468 468
Tư liệu: SAC
Đại học không chỉ mang ý nghĩa bằng cấp "Trường đại học không chỉ mang ý nghĩa bằng cấp. Đó là nơi ta tìm hiểu về bản thân, khai phá tiềm năng của chính mình, ước mơ và bắt đầu thực hiện ước mơ". Đó là chia sẻ của Nguyễn Minh Long, một nhà quản lý trẻ của Ngân hàng HSBC tại Việt Nam khi được hỏi về tầm quan trọng của...