Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường từ dự án đặc biệt
Đổi giấy vụn, giấy đã qua sử dụng để mang về những chậu cây xanh thân thiện với môi trường là một dự án sáng tạo của CLB Cộng đồng xanh đến từ trường ĐH Ngoại thương. Dự án có tên gọi là “Green Exchange” đã thực sự lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường không chỉ đến các bạn sinh viên mà cả các bác lứa tuổi trung niên.
Green Exchange 2019 – Dự án đổi giấy và pin lấy cây kỳ vọng nâng cao ý thức của cộng đồng dân cư, đặc biệt là học sinh, sinh viên học tập và sinh sống trên địa bàn thủ đô về tiết kiệm giấy – bảo vệ cây và về việc phân loại, xử lí rác thải điện tử thông qua hoạt động trao đổi: Đổi sách, vở, giấy báo, pin… đã qua sử dụng đồng thời nhận lại một vật phẩm hữu ích hoặc một chậu cây nhỏ xinh để trên bàn làm việc, tăng thêm màu xanh cho không gian xung quanh.
Trải qua những mùa dự án Green Exchange trước, CLB 350 Việt Nam tự hào khi kêu gọi được hơn 3.000 học sinh, sinh viên tham gia trực tiếp cùng với 3.000 chậu cây đã được đổi, 15 tấn giấy có thể tái chế được thu gom. Giấy thu về từ dự án sẽ được phân loại và sử dụng với những mục đích khác nhau: Sách giáo khoa và giấy trắng một mặt dành tặng các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, sách giáo trình tặng lại cho các bạn sinh viên, giấy bìa cứng chuyển đến hội người mù (phục vụ cho việc viết chữ nổi), giấy vụn được chuyển đến cơ sở tái chế…
Các bạn trẻ đều hào hứng khi tham gia dự án đổi giấy, pin lấy cây. Đây được xem là một việc làm hết sức có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường. Ảnh: Đ.Quý
Chị Nguyễn Quỳnh Chi (quận Đống Đa) tranh thủ ngày nghỉ để đưa 2 con của mình tới địa điểm để đối giấy lấy cây. “Qua facebook, tôi thấy nhiều nhóm tham gia chương trình này và tôi thấy đây thực sự là một việc làm có ý nghĩa. Tôi cũng nhắc các con có sách, giấy vở cũ đã tự lưu giữ trước đó đến đổi lấy cây. Khi tham gia, các con được phân loại rác, được đi giao lưu với mọi người”, chị Quỳnh Chi chia sẻ. Bạn Nguyễn Hoàng Quân (sinh viên một trường ĐH trên địa bàn quận Đống Đa) thì hào hứng nói: “Đây là lần thứ hai mình tham gia chương trình này. Khi học xong có rất nhiều tài liệu, sách vở, mình không dùng đến nhưng thật hữu ích khi áp dụng vào chương trình này, vừa bảo vệ môi trường lại nhân thêm tình yêu cây xanh”.
Video đang HOT
Cũng giống như Hoàng Quân, bạn Nguyễn Minh Hòa, sinh viên Học viện Ngoại giao cho biết: “Mặc dù mình đang trong thời gian thi học kỳ, nhưng khi thấy chương trình có ý nghĩa lớn, góp một phần công sức của các bạn trẻ trong việc bảo vệ môi trường nên rất ủng hộ và sắp xếp thời gian thi cử bận rộn để tham gia”. Còn bạn Cao Thùy Dung, ĐH Sư phạm Hà Nội cho hay: “Chương trình này rất có ý nghĩa với các bạn trẻ. Nó không chỉ là nơi chúng ta có thể đóng góp công sức của mình để bảo vệ môi trường, giúp đỡ những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn mà nó còn là nơi để gắn kết các bạn trẻ lại với nhau. Qua chương trình chúng ta sẽ thấy được trách nhiệm và tình cảm của bản thân. Mình mong rằng chương trình sẽ được nhân rộng và tích cực hoạt động hơn nữa để mọi người cùng tham gia”.
Nhờ tinh thần lan tỏa của các bạn trẻ quan tâm tới môi trường, mô hình dự án Green Exchange, ban đầu chỉ được thực hiện ở trường ĐH Ngoại Thương nay đã được nhân rộng ra các trường THPT, ĐH, cơ quan văn phòng tạo thành một hệ thống Green School và Green Office. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến trường THPT Thăng Long, trường Phổ thông liên cấp Olympia, ĐH Bách Khoa Hà Nội. Anh Hoàng Quý Bình đại diện nhóm Green Life chia sẻ: “Khi dự án được truyền thông rộng rãi trên cộng đồng mạng, mọi người đã quan tâm, chú ý. Đặc biệt, có nhiều điểm trường muốn hợp tác và liên kết để tạo ra các sự kiện. Tuy nhiên, chúng tôi còn thiếu nhân lực và cũng đang kêu gọi thêm các cộng tác viên để cùng duy trì dự án”.
Green Exchange không chỉ đổi giấy mà còn đổi pin và một số loại rác thải điện tử khác. Lượng giấy thu được thông qua dự án Green Exchange sẽ được CLB 350 Việt Nam sử dụng vào những mục đích khác nhau để phù hợp và thân thiện với môi trường. Lượng pin thu được sẽ được mang tới địa điểm tái chế Việt Nam Recycle để có biện pháp xử lý, tái chế tốt nhất, không gây hại cho môi trường. Có thể nói nhờ tinh thần lan tỏa của các bạn trẻ quan tâm tới môi trường, mô hình dự án Green Exchange – ban đầu chỉ được thực hiện ở ĐH Ngoại thương nay đã được nhân rộng. Các nhóm dự định sẽ tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động, để thành tựu đạt được không chỉ dừng lại ở những con số mà là tình yêu môi trường, ý thức bảo vệ hành tinh xanh sẽ được nhân lên thật nhiều.
Đăng Quý
Theo PLXH
Lan tỏa phong trào không dùng ống hút nhựa trong trường học
Từ phong trào được nhiều bạn trẻ kêu gọi, giờ đây việc hạn chế và ngưng dùng các vật dụng bằng nhựa đã trở thành quy định của nhiều trường học.
Thời gian gần đây, phong trào #ChallengeForChange (tạm dịch: Thách thức để thay đổi) hay "Trào lưu dọn rác" được nhiều bạn trẻ trên thế giới hưởng ứng, trong đó có Việt Nam.
Nhiều người đã hiện thực hóa những lượt like, share của mình bằng hành động dọn rác và hạn chế sử dụng các vật dụng làm từ nhựa, góp phần bảo vệ môi trường.
Mới đây, việc ngưng sử dụng các loại ống hút, chai, cốc nhựa dùng một lần đã được nhiều trường học, quán cà phê đưa vào quy định, được nhiều người hưởng ứng.
Cụ thể, từ ngày 5/5, trường ĐH Mở TP.HCM ra quyết định không sử dụng nước đóng chai, ống hút nhựa trong các cuộc họp tại trường. Cũng từ thời gian trên, tất cả phòng học ngưng phục vụ nước đóng chai nhựa cho giảng viên. Thay vào đó, nhà trường sẽ cho bố trí bình nước lớn tại các phòng họp.
"Trào lưu dọn rác" được nhiều bạn trẻ Việt hưởng ứng trong thời gian gần đây. Ảnh: Cổ động.
Tại trường THCS Hòa Hội (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), toàn bộ giáo viên, học sinh trong trường cũng đều sử dụng ống hút làm từ cây sả. Đây là sản phẩm nghiên cứu khoa học kỹ thuật của hai học sinh Nguyễn Thị Bảo Ngân và Nguyễn Hữu Khang do cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Anh hướng dẫn, được nhà trường áp dụng.
Nguyên tắc: "Bước vào cổng trường, nói không với rác thải nhựa" cũng được trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, TP Cần Thơ áp dụng từ gần một năm nay. Ngoài ra, trường còn có các câu lạc bộ gây quỹ từ việc bán các loại rác thải, chai lọ nhựa, được nhiều học sinh hưởng ứng.
Ống hút làm từ cỏ, inox được nhiều quán cà phê bắt đầu đưa vào sử dụng. Ảnh: FB.
Không chỉ các trường học, nhiều doanh nghiệp, quán cà phê cũng áp dụng những cách riêng của mình để giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường.
Tại thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp), ống hút làm từ bột cũng đang được làng bột trăm năm Sa Đéc sản xuất, hướng tới việc thay thế hoàn toàn ống hút nhựa. Loại ống hút này có thể bảo quản trong môi trường bình thường khoảng 18 tháng, giữ nguyên dạng trong môi trường nước nhiệt độ bình thường và nước lạnh trong khoảng 30 phút đến 2 tiếng.
Cùng chung mục đích, nhiều quán cà phê ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh cũng chuyển qua sử dụng các loại ống hút làm từ cỏ, tre, inox thay cho ống hút nhựa.
Theo Zing
Buộc thôi học 2 thí sinh Hòa Bình gian lận điểm đang học ở ĐH Ngoại thương Sau khi rà soát điểm chấm thẩm định của các thí sinh Hòa Bình ĐH Ngoại thương phát hiện có 2 thí sinh không đủ điểm trúng tuyển. Trao đổi với báo chí, PGS.TS Phạm Thu Hương, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Ngoại thương cho biết, trường đã nhận được danh sách 3 thí sinh có điểm thi bị điều chỉnh do Sở...