Nâng cao năng lực GV Tiếng Anh: Cần kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng mang tính chiến lược
Chương trình môn Tiếng Anh mới hướng tới phát triển năng lực giao tiếp tiếng Anh của người học, khả năng sử dụng ngoại ngữ như một công cụ.
Để đáp ứng chương trình môn Tiếng Anh mới, giáo viên phải đạt chuẩn năng lực tiếng Anh và năng lực sư phạm phù hợp với cấp học theo quy định của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, thực tế kết quả dạy và học Tiếng Anh vẫn chưa được như mong đợi.
Cần thay đổi căn bản phương pháp dạy và học ngoại ngữ trong trường phổ thông. Ảnh: Hữu Cường
Bồi dưỡng vẫn “nặng” về phương pháp, kỹ năng
Bà Nguyễn Kim Dung, Giám đốc Pháp chế và Đối ngoại Trung tâm Anh ngữ Apollo Việt Nam và Đại học Anh quốc Việt Nam chia sẻ: Trong nhiều năm qua, việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam được Chính phủ, Bộ GD&ĐT và các địa phương, nhà trường quan tâm thực hiện.
Chia sẻ kết quả nghiên cứu, được thực hiện trên 15 quốc gia, đánh giá tiến trình 31 dự án đào tạo/bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ và năng lực sư phạm với đối tượng là giáo viên Tiếng Anh trường cấp 1 – 2 công lập, bà Phạm Hoàng Uyên, Giám đốc Quốc gia Lào -Việt Nam, đại diện Trung tâm Cambridge cho biết:
Một số thực trạng nổi cộm, không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia khác mắc phải, đó là mục tiêu “đầu ra” của khóa bồi dưỡng không thực tế, khó có thể đạt được do đánh giá sai “đầu vào” học viên; không chú trọng nâng cao năng lực tiếng Anh của giáo viên mà đặt nặng bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng sư phạm…
Tuy nhiên, trong thực tế, năng lực tiếng Anh của nhiều giáo viên Tiếng Anh chưa đạt chuẩn theo khung năng lực ngôn ngữ chung châu Âu nói chung và khung năng lực 6 bậc của Việt Nam. Giáo viên ngoại ngữ tại các trường phổ thông chưa đủ để đáp ứng theo chương trình của Bộ GD&ĐT cả về số lượng và năng lực trình độ.
Việc đào tạo nâng chuẩn trình độ giáo viên có thực hiện hàng năm nhưng chưa đưa thành chính sách theo cơ chế bắt buộc số giờ đào tạo phát triển chuyên môn như là điều kiện nghề.
Nâng tầm vị thế của tiếng Anh trong GDPT
Video đang HOT
Nêu khó khăn, thách thức đối với công tác đào tạo giáo viên tại Việt Nam từ kinh nghiệm của
Language Link Việt Nam, ông Gavan Iacono, Giám đốc Language Link Việt Nam cho rằng: Chúng ta đang thiếu kế hoạch đào tạo mang tính chiến lược, dài hơi, thiếu khâu đánh giá, kiểm tra, bồi dưỡng sau đào tạo. Giáo viên tham gia đào tạo còn thiếu sự hỗ trợ cần thiết của các nhà trường, đơn vị quản lý. Còn một số khó khăn do hệ thống giáo dục quá chú trọng vào kết quả thi, luyện thi.
Học Anh ngữ với giáo viên nước ngoài. Ảnh minh họa: INT
Theo ông Gavan Iacono, chúng ta cần cải tiến các quy định, chính sách, để nâng tầm vị thế của tiếng Anh trong giáo dục phổ thông. Các nhà trường, đơn vị đào tạo nên xây dựng kế hoạch đào tạo giáo viên lâu dài và có tính chiến lược cụ thể.
Bên cạnh đó, hệ thống giáo dục nên áp dụng việc chấm điểm học sinh theo quá trình liên tục chứ không chỉ dựa vào các kỳ thi. Khuyến khích tăng cường hợp tác quốc tế trong giáo dục cả theo chiều rộng và chiều sâu. Áp dụng các hình thức đào tạo tiên tiến, linh hoạt tạo điều kiện cho giáo viên có thể tham gia đào tạo dễ dàng chủ động về thời gian, chi phí (đào tạo online, blended learning).
Theo bà Nguyễn Kim Dung, để đào tạo giáo viên hiệu quả, cần xây dựng các chính sách cụ thể theo từng thời kỳ phù hợp thực tế phát triển. Trước hết, cần nâng chuẩn năng lực ngoại ngữ cho toàn bộ giáo viên bằng ngân sách đào tạo kèm theo các sửa đổi về chính sách trợ cấp đào tạo cho thời gian đi học, bao gồm các chính sách bắt buộc về số giờ đào tạo chuyên môn hàng năm. Xây dựng lộ trình cải cách giáo trình tiếng Anh và chính sách phân loại xếp lớp cho giáo viên theo cơ chế đạt trình độ chuẩn và phải đáp ứng số giờ đào tạo phát triển chuyên môn hàng năm.
Tạo động lực tự học, tự bồi dưỡng cho giáo viên
Để việc bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ và năng lực sư phạm giảng dạy Tiếng Anh cho các giáo viên khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa của Việt Nam đạt hiệu quả, ông Jacob Heinrich, Trưởng khoa tiếng Anh, Đại học RMIT đề xuất việc bồi dưỡng cần được thực hiện theo các khoá học tập trung, tách biệt với các hoạt động khác, kết hợp giảng dạy trực tuyến với tương tác chặt chẽ giữa giảng viên bồi dưỡng và giáo viên, tạo động lực tự học, tự bồi dưỡng cho giáo viên.
Ông Jacob Heinrich cũng chia sẻ việc thường xuyên kiểm tra, đánh giá tiến độ học của người học rất quan trọng trong việc đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra, đặc biệt đối với việc nâng cao năng lực ngoại ngữ. Kết quả đánh giá thường xuyên là thông tin giúp người học và người dạy điều chỉnh chiến lược và trọng tâm học và dạy, hướng tới mục tiêu cần đạt.
Bà Phạm Hoàng Uyên đưa ra các giải pháp cơ bản như điều chỉnh mục tiêu dựa trên đánh giá đầu vào khóa bồi dưỡng và lộ trình bồi dưỡng cần được tính toán lâu dài. Giám sát và đánh giá chương trình bồi dưỡng ngay từ khâu lập kế hoạch và đảm bảo dữ liệu được thu thập đầy đủ, đúng hạn, tạo cơ sở cho khâu đánh giá được hiệu quả. Điều chỉnh kế hoạch giảng dạy, kế hoạch năm học, tạo điều kiện cho giáo viên được học tập. Đặc biệt, kế hoạch bồi dưỡng cần thiết có phần đánh giá, phản hồi sau khóa học qua các buổi hướng dẫn, hỗ trợ, thảo luận nhóm…
Lê Đăng
Theo giaoducthoidai
Tạo niềm vui, khích lệ học sinh giao tiếp tiếng Anh
Trường học hạnh phúc nhằm hướng đến những giờ học vui vẻ, tạo được hứng khởi trong học tập. Đó là điều cô Trần Thị Thùy - giáo viên Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc đem đến với học sinh lớp 10a10 (khối phổ thông) và 10a8 (chuyên Anh) một cách hiệu quả, giúp các em ham học và học giỏi.
Học sinh học tiếng Anh mọi lúc, mọi nơi
Đổi mới cách dạy và học
Cô Thùy cho biết đã đổi mới sáng tạo với nhiều cách làm, như dạy học kết nối, hướng dẫn làm project trên nền tảng mạng xã hội, đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học giúp tạo động cơ học tiếng Anh cho học sinh. Để tạo động cơ học tập cho học sinh, đặc biệt ở 2 kỹ năng nêu trên thông qua việc gắn kiến thức ngôn ngữ các em được học với thực tiễn cuộc sống là điều được cô Thùy rất chú trọng.
Đó là truyền tải thông tin, làm giàu vốn hiểu biết văn hóa địa phương của học sinh, giúp các em tự tin khi giao lưu hội nhập, có bản sắc của địa phương mình. Tất cả những đổi mới sáng tạo này đều lấy học sinh làm trung tâm và hướng đến đổi mới dạy và học sao cho chất lượng tốt nhất.
Khi nhận lớp ngày đầu năm học, cô Thùy đề nghị học sinh giới thiệu về quê hương mình và đa số học sinh không trả lời được, vì vốn tiếng Anh cũng như hiểu biết về địa phương chưa đủ. Nắm được hạn chế đó, cô cùng các em bổ sung những kiến thức này thông qua các bài học, chương trình ngoại khóa và hướng dẫn các em tìm hiểu thêm trên sách, cùng các nguồn tài liệu khác.
Chỉ là những thông tin rất đơn giản mang tính giới thiệu, sau khi được chuyển đổi thành tiếng Anh và với các mẫu đối thoại nhỏ đã khiến các em hết sức thích thú và say mê hơn trong học tập. Thêm nữa, cô cũng tăng cường tương tác bằng tiếng Anh giữa học sinh - học sinh, và học sinh với giáo viên dựa trên nền tảng mạng xã hội, cùng học tập và trao đổi kiến thức mới.
"Thực ra ý định ban đầu của mình là khuyến khích học sinh để bài viết ở chế độ công khai trên trang đã được lập riêng cho mục đích này để chia sẻ cho tiện, tuy nhiên khi upload video clip lên các em còn ngại, chưa sẵn sàng cho việc chia sẻ công khai nên mình tôn trọng quyết định của các em."
Cô Thùy chia sẻ.
Để tăng cường hiệu quả của giờ lên lớp với những đổi mới sáng tạo trên, cô Trần Thị Thùy đang nhờ giáo viên người nước ngoài hỗ trợ việc biên tập ngôn ngữ cho các bài viết của học sinh với mong muốn có thể sử dụng một số sản phẩm này để đưa lên trang Facebook cá nhân giới thiệu về du lịch Vĩnh Phúc bằng tiếng Anh (địa điểm bạn có thể đến thăm, món ăn nên thử...), tuy nhiên để làm được như vậy cần có sự đồng ý của học sinh và phụ huynh, và cần thêm thời gian.
Cô giáo Trần Thị Thùy trong một giờ lên lớp tiếng Anh cho học sinh
Lấy học sinh làm trung tâm
Nhận thấy học sinh thường gặp khó khăn với các kỹ năng sản sinh (productive skills) viết và nói do thiếu cơ hội luyện tập, chưa hình thành phản xạ tốt từ cấp 2. Thời gian học tiếng Anh trên lớp và sĩ số lớp học đông (35 HS/lớp) khiến cơ hội cho tất cả các học sinh được thuyết trình hoặc chữa bài viết trực tiếp chưa nhiều. Do đó, nhiều học sinh chưa đủ tự tin khi nói và viết bằng tiếng Anh. Để khắc phục những hạn chế trên, cô giáo Trần Thị Thùy đã cùng với tổ chuyên môn hình thành một dự án để hiện thực hóa những đối mới sáng tạo của mình.
Cô Thùy cho biết: Chúng tôi chia học sinh theo nhóm dựa trên địa phương trong tỉnh Vĩnh Phúc, giao cho học sinh tìm hiểu về các nét văn hoá đặc trưng của vùng đó (lễ hội, thức ăn đồ uống, kiến trúc đình chùa, quán ăn ngon...). Đồng thời cung cấp cho mỗi nhóm một khoản tiền nhỏ để các em đi thực tế vào cuối tuần.
Kết quả là các em đã rất thích thú, chia nhau thành từng nhóm đi thực tế, chụp hình, quay clip. Sau đó, các nhóm lại viết báo cáo, làm poster rồi thuyết trình bằng tiếng Anh trên lớp, hoặc làm video clip giới thiệu bằng tiếng Anh rồi upload lên trang cá nhân của lớp. Các clip của từng nhóm được trình chiếu và được tập thể lớp nhận xét và chấm điểm cho từng nhóm online, sau đó lớp có buổi chiều cùng ngồi xem clip.
Sau thời gian triển khai thực hiện, cách làm này rất hiệu quả. Học sinh đã hiểu thêm về quê hương mình, có thể tự tin giới thiệu những nét đặc trưng của địa phương với người nước ngoài. Các nội dung các em chọn để tìm hiểu trong project bao gồm vẻ đẹp của quê hương và đặc sản địa phương. Thêm nữa, học sinh cũng nhiệt tình, chủ động trong suốt quá trình thực hiện project.
Cả lớp có 2 buổi xem chung rất thú vị và chia sẻ các sản phẩm gồm poster quảng cáo cho quán trà, một bài viết bình luận về ẩm thực cho món ăn và nhiều clip học sinh tự làm bằng tiếng Anh giới thiệu và phỏng vấn các bạn trẻ về các địa điểm du lịch trong tỉnh. Điều đáng mừng là HS của cô Thùy giờ đây không chỉ tự tin khi giao tiếp, mà còn triển khai các dự án riêng bằng tiếng Anh.
"Sau một thời gian triển khai, học sinh đã dần quen và tự tin hơn khi đứng thuyết trình trước lớp, đặc biệt khi các em có sự hỗ trợ của các thành viên khác trong nhóm về kĩ thuật (chiếu clip minh họa, diễn giải poster). HS không còn sợ học tiếng Anh. Các em đã mạnh dạn tìm tòi về văn hóa vùng quê mình nhiều hơn, bổ sung vốn từ vựng được tốt hơn. Các đối thoại đã đa dạng và phong phú khiến các em có được phản xạ tốt, ngữ pháp chuẩn hơn. Đặc biệt, học sinh đã có nhận thức tích cực hơn về vai trò của tiếng Anh với việc sử dụng để phục vụ một mục đích cụ thể có liên quan đến cuộc sống của các em". - Cô giáo Trần Thị Thùy
Hà An
Theo GDTĐ
Các chuyên gia hàng đầu chia sẻ kinh nghiệm thi tốt IELTS Kinh nghiệm đầu tiên để thi tốt IELTS là học cách lắng nghe nhiều hơn. Cố gắng đừng tự luyện nói quá nhiều vì khi luyện nói nhiều, các bạn sẽ gặp phải vấn đề: bị hạn chế về vốn ngôn ngữ, mắc đi mắc lại một lỗi nhiều lần, không biết quá trình qua bản thân mình có tiến bộ hay không......











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Có gì bên trong "ly cà phê" giá 150 triệu đồng của hôn thê tỷ phú Amazon?
Thời trang
00:17:15 26/04/2025
Xôn xao hình ảnh công an xuất hiện ở kho hàng vợ chồng TikToker nổi tiếng
Tin nổi bật
00:12:35 26/04/2025
Vụ đường dây thuốc giả ở Thanh Hóa: Phát hiện nhiều cửa hiệu bán thuốc giả
Pháp luật
00:01:37 26/04/2025
Clip hot: Sao nhí Vbiz mới 14 tuổi đã được ví như đại minh tinh, một lọn tóc bay cũng thành "mỹ cảnh nhân gian"
Hậu trường phim
23:55:41 25/04/2025
Tang lễ Giáo hoàng Francis: Mộ phần đơn giản và thánh đường không ngủ
Thế giới
23:37:46 25/04/2025
HOT: "Nàng cỏ" Goo Hye Sun công khai con trai bí mật?
Sao châu á
23:26:52 25/04/2025
Cháy xe Mercedes 5 tỷ, Duy Mạnh có luôn động thái "bù lỗ"
Nhạc việt
23:07:12 25/04/2025
Hơn 400 nghìn video đu trend quy tụ nhiều trai xinh gái đẹp nhất lúc này: Khởi xướng là nam thần "chồng IU"
Nhạc quốc tế
22:53:16 25/04/2025
Trương Ngọc Ánh 49 tuổi vẫn trẻ đẹp, Trần Lực tiết lộ về Lê Khanh
Sao việt
22:21:36 25/04/2025
Samsung trình làng thế hệ TV AI 2025 tại Việt Nam
Đồ 2-tek
21:57:48 25/04/2025