Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng SeABank – Chi nhánh An Giang
Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại có ý nghĩa rất quan trọng cho cả ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế. Kết quả nghiên cứu này của nhóm tác giả cho thấy, hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á ( Seabank) Chi nhánh An Giang đã đạt được tốc độ phát triển ổn định.
Thời gian qua, Chi nhánh đã tích cực mở rộng đối tượng phục vụ tín dụng đến mọi loại hình doanh nghiệp và cả khách hàng cá nhân, chất lượng tín dụng luôn được bảo đảm, nợ quá hạn thấp, nợ xấu không đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Seabank Chi nhánh An Giang.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Rủi ro tín dụng tôn tai khach quan song song vơi hoat đông câp tin dung cua ngân hang. Ngân hang chỉ có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro tín dụng xảy ra. Do vậy, nâng cao hiêu qua hoat đông tin dung đê tăng thu nhâp tư lai trên cơ sơ rui ro châp nhân đươc la vân đê câp thiêt đôi vơi cac ngân hang thương mai (NHTM) hiên nay.
Seabank chi nhánh An Giang được thành lập ngày 23/02/2011, trải qua 8 năm hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh An Giang, Ngân hàng đã rất thành công trong việc tài trợ vốn vay cho các dự án đầu tư có quy mô lớn và hoạt động tín dụng bán lẻ, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh An Giang. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng của Seabank chi nhánh An Giang vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục:
Thực trạng hoạt động tín dụng tại Seabank chi nhánh An Giang
Phương pháp nghiên cứu
Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này là số liệu thứ cấp, được thu thập từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của Seabank chi nhánh An Giang từ năm 2016 đến năm 2018. Ngoài ra, các thông tin có liên quan được thu thập từ các nguồn khác nhau (bao gồm: các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước… ban hành về hoạt động ngân hàng).
Với các số liệu thu thập được, nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối để phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại Seabank chi nhánh An Giang. Đồng thời, trong nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp, các chỉ tiêu đánh giá như: so sánh liên hoàn, thống kê mô tả, phán đoán, tổng hợp nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu số liệu
Kết quả nghiên cứu số liệu cho thấy, Seabank chi nhánh An Giang có sô lương can bô tin dung it trong khi phai đat chi tiêu tăng trương tin dung tư Hội sở giao va mơ rông thi phân; Ngân hàng không thương xuyên kiêm tra, giam sat cac khach hang đa phat vay, thâm đinh chưa ky, môt sô khach hang lai co tai san thê châp thâp hơn quy đinh; Thiêu biên ban kiêm tra, không chup hinh cơ sơ kinh doanh, hang tôn kho, tai san thê châp… đê lưu hô sơ.
Video đang HOT
Ngoai ra, cac khach hang vay la ca thê vay nông nghiêp, nông thôn đa sô đươc giai ngân băng tiên măt nên rât kho kiêm tra tinh hinh sư dung vôn cua khach hang. Các khách hàng có vôn tư co thâp, đa phân chi dưa vôn ngân hang đê kinh doanh; Khi phương an kinh doanh biên đông tiêu cưc, dê dân đên không tra đươc nơ ngân hang đung han, cô tinh lân tranh khi ngân hang đên thu hôi nơ vay…
Kết quả khảo sát ý kiến của khách hàng
Phần lớn các doanh nghiệp hay cá nhân khi đến vay vốn tại ngân hàng đều quan tâm đến lãi suất cho vay, thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng, thời gian giải quyết hồ sơ vay, thủ tục vay vốn và các dịch vụ phi tín dụng mà khách hàng nhận được từ ngân hàng.
Nhóm tác giả chọn mẫu điều tra gồm 50 khách hàng hiện còn dư nợ vay tại Seabank chi nhánh An Giang. Thời gian điều tra từ ngày 01/07/2019 đến 31/07/2019. Phiếu điều tra được gửi cho kế toán trưởng, nhân viên kế toán ngân hàng của doanh nghiệp hoặc gửi trực tiếp cho khách hàng vay là cá thể.
Kết quả khảo sát ý kiến của 25 khách hàng doanh nghiệp và 25 khách hàng cá thể về hoạt động tín dụng tại Seabank chi nhánh An Giang được thể hiện tại Bảng 2.
Kết quả khảo sát cho thấy:
- Về lãi suất cho vay: Đa số khách hàng có ý kiến lãi suất cho vay khá thấp, chỉ có 16% khách hàng đánh giá lãi suất cho vay Seabank chi nhánh An Giang cao.
- Về thủ tục vay vốn: Có 24% ý kiến đánh là hồ sơ vay đơn giản và 36% đánh giá bình thường 32% đánh giá là hồ sơ vay vốn còn phức tạp và có khoảng 8% đánh giá hồ sơ vay vốn của Seabank chi nhánh An Giang rất phức tạp.
- Về thời gian giải quyết hồ sơ vay: 52% ý kiến đánh giá thời gian giải quyết hồ sơ vay nhanh và bình thường, 44% ý kiến đánh giá hồ sơ giải quyết chậm và 4% ý kiến đánh giá rất chậm.
- Về thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng: phần lớn khách hàng đánh giá thái độ của nhân viên là nhiệt tình, chỉ 4% ý kiến đánh giá không nhiệt tình.
- Về dịch vụ phi tín dụng: Phần lớn ý kiến đánh giá dịch vụ phi tín dụng tốt và bình thường, chỉ 16% là không tốt và 4% là quá tệ.
- Về mức độ hài lòng của khách hàng: Phần lớn ý kiến đánh giá hài lòng, 8% rất hài lòng và 4% là không hài lòng.
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Seabank chi nhánh An Giang
Để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Seabank chi nhánh An Giang, các nhóm giải pháp cần quan tâm thực hiện gồm:
Thứ nhất, phát triển sản phẩm tín dụng: Chi nhánh cần hoàn thiện các sản phẩm hiện có. Đối với các sản phẩm đã được triển khai, dựa vào kết quả phân tích nhu cầu khách hàng để biết được những vướng mắc mà sản phẩm hiện tại chưa thể đáp ứng được cho khách hàng, từ đó hoàn thiện các điểm yếu. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, xây dựng và phát triển sản phẩm mới. Xu hướng khách hàng ngày càng sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, nên phát triển sản phẩm tín dụng mới theo hướng cung cấp một nhóm sản phẩm tài chính cá nhân trọn gói từ tiền gửi, vay vốn đến chuyển tiền, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử… cho những đối tượng khách hàng được xếp hạng tín dụng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Seabank chi nhánh An Giang.
Thứ hai, phát triển cơ sở khách hàng: Đẩy mạnh phát triển khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa theo định hướng phát triển chung của cả nước, cũng như định hướng phát triển của tỉnh trong thời gian tới; Tiếp tục duy trì khách hàng mà chi nhánh đã có quan hệ trên cơ sở khách hàng hiện tại, đồng thời phát triển thêm khách hàng với một tỷ lệ tương ứng như hiện tại; Mở rộng mạng lưới phòng giao dịch tại các khu trung tâm kinh tế, khu dân cư để mở rộng thị trường bán lẻ.
Thứ ba, nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng: Quá trình thẩm định cần đáp ứng được yêu cầu về chất lượng phân tích và thời gian ra các quyết định để vừa có thể thực hiện được yêu cầu ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Việc thẩm định, phân tích cần phải nhìn nhận tổng hợp các yếu tố. Phân tích cần chú trọng đến phân tích định lượng, lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng qua đánh giá các số liệu, đồng thời kết hợp với phân tích định tính để nhận ra những rủi ro tiềm tàng và khả năng kiểm soát, hạn chế những rủi ro đó của ngân hàng.
Thứ tư, quản lý, giám sát chặt chẽ quy trình giải ngân
và sau giải ngân: Ngân hàng cần thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay phù hợp với đặc thù của các khoản vay, chất lượng khách hàng; Nên sử dụng xếp hạng tín dụng khách hàng làm cơ sở cho việc xác định định kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc nửa năm kiểm tra sử dụng vốn vay. Cần có sự phân tích và đánh giá kịp thời những dấu hiệu của rủi ro để phát hiện rủi ro và tạo khả năng xử lý chủ động.
Thứ năm, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ: Song song với việc tăng cường kiểm tra, giám sát khách hàng của cán bộ, Seabank chi nhánh An Giang cần xây dựng quy trình và quy định chặt chẽ về công tác hậu kiểm của bộ phận kiểm tra nội bộ nhằm đảm bảo việc cấp tín dụng tuân thủ quy định hiện hành; Nâng cao vai trò của kiểm soát nội bộ đối với các hoạt động tín dụng.
Thứ sáu, hạn chế, bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra: Để giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra, Seabank chi nhánh An Giang cần thực hiện các bước tuần tự và thận trọng, không nên nóng vội làm phá vỡ các mối quan hệ với khach hang, đặc biệt là khach hang cũ, quan hệ lâu năm; Cần uyển chuyển, áp dụng phù hợp với đặc thu của từng khach hang và khả năng của từng chi nhánh, đảm bảo hiệu quả cao với chi phí hợp lý; đồng thời, sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay.
Thứ bảy, các giải pháp về nhân sự: Cán bộ tín dụng Chi nhánh phải có kỹ năng, khả năng nhận biết sớm những dấu hiệu rủi ro và tuân thủ quy tắc đạo đức như sau: Thực hiện các công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, minh bạch và công khai; Không được tham gia các hoạt động kinh doanh bị cấm; Không sử dụng nguồn lực của ngân hàng cho mục đích cá nhân; Tự chịu trách nhiệm cá nhân trong tất cả các quyết định mà mình tham gia.
Tài liệu tham khảo:
Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 31/12/2001 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng;
Ngân hàng Nhà nước (2018), Thông báo số 1881/NHNN-TB về việc triển khai công tác tín dụng năm 2018, ngày 26/03/2018;
Tạ Thị Kim Dung (2012), Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội;
Trương Thị Hoài Linh (2012), Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Đại học Kinh tế quốc dân.
Theo Tapchitaichinh.vn
SeABank đạt chuẩn tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trước thời hạn
Việc được công nhận đạt chuẩn Basel II vừa khẳng định khả năng hoạt động ổn định của SeABank đồng thời cũng giúp ngân hàng có nhiều thuận lợi hơn trong việc triển khai quản trị kinh doanh.
Giao dịch tại SeABank. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeABank) vừa được Ngân hàng Nhà nước công nhận đạt chuẩn về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn mực quốc tế Basel II.
Việc đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Basel II cho thấy SeABank có đủ khả năng phòng ngừa các rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động.
Để đạt được chuẩn mực Basel II, SeABank đã đáp ứng những tiêu chuẩn và nguyên tắc quản trị rủi ro cao do Ngân hàng Nhà nước đưa ra nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, bền vững và minh bạch, góp phần xây dựng ngành ngân hàng phát triển ngày một ổn định, lành mạnh.
[Lần đầu tiên Moodys xếp hạng tín nhiệm SeABank ở mức B1
SeABank cũng vừa hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 9.369 tỷ đồng và đặc biệt được Moody's-một trong 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất thế giới xếp hạn tín nhiệm dài hạn mức B1.
Việc được công nhận đạt chuẩn Basel II vừa khẳng định khả năng hoạt động ổn định của SeABank đồng thời cũng giúp ngân hàng có nhiều thuận lợi hơn trong việc triển khai quản trị kinh doanh, từng bước phát triển các mô hình kinh doanh mới và nâng cao năng lực quản trị rủi ro. Đây cũng là tiền đề quan trọng để SeABank tiếp tục phát triển mạnh mẽ, sớm hoàn thành mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ được yêu thích nhất.
Trong những năm qua, SeABank đã không ngừng tăng trưởng ổn định về kết quả kinh doanh và phát triển hệ thống với 165 điểm giao dịch trong cả nước và gần 4.000 cán bộ, nhân viên. Hiện SeABank được biết đến là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc đổi mới, sáng tạo các sản phẩm, dịch vụ nhằm cung cấp dịch vụ tài chính cá nhân tốt nhất, cạnh tranh nhất, mang lại trải nghiệm tối đa cho khách hàng.
Với mục tiêu đáp ứng đầy đủ nhu cầu của mọi khách hàng, các sản phẩm dịch vụ của SeABank được xây dựng đa dạng, hỗ trợ tối đa về thủ tục, hồ sơ và có chính sách ưu đãi cạnh tranh./.
Theo Thúy Hà (Vietnam )
PV GAS tổ chức ký kết tài trợ tín dụng Dự án Kho chứa LNG Thị Vải Ngày 28/10/2019, trong khuôn khổ Lễ Khởi công xây dựng Dự án Đầu tư xây dựng Kho chứa LNG 1 triệu tấn tại Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã tổ chức ký kết khoản tài trợ tín dụng cho Dự án giữa PV GAS với các ngân hàng uy tín trong và...