Nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục thể chất trong trường học
Bên cạnh sự phát triển của phong trào thể dục, thể thao (TDTT) quần chúng nói chung, những năm qua, công tác giáo dục thể chất và thể thao trong trường học nói riêng đã được cấp ủy, chính quyền, ngành giáo dục đặc biệt quan tâm và có nhiều chuyển biến tích cực góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh.
Hoạt động thể dục giữa giờ của học sinh Trường Tiểu học Quảng Vinh (TP Sầm Sơn).
Giáo dục thể chất là một môn học chính khoá nằm trong chương trình giáo dục quốc gia nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua bài tập và trò chơi vận động. Hiện nay, đội ngũ giáo viên TDTT ở các trường học trên toàn tỉnh cơ bản ổn định và được bồi dưỡng nâng cao kiến thức thường xuyên nhằm từng bước đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ. Cơ sở vật chất, sân chơi, bãi tập, công trình thể thao, dụng cụ tập luyện thi đấu thể thao ở trường học các cấp đã được quy hoạch và đầu tư xây dựng, với 90% số trường mầm non có sân chơi được trang bị đủ thiết bị; 98,38% trường tiểu học, 97,87% trường THCS, 100% trường THPT, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đại học có sân tập luyện TDTT… Trên cơ sở đó, các trường học đã thực hiện tốt chương trình giáo dục thể chất chính khoá có nền nếp theo quy định cũng như hoạt động TDTT ngoại khóa, thể dục giữa giờ, tổ chức thường xuyên các hoạt động TDTT nhân ngày lễ lớn trong năm… Trong đó, có nhiều đơn vị trường tổ chức tốt, như: Trường THPT Cẩm Thủy I (Cẩm Thủy), THPT Bỉm Sơn (thị xã Bỉm Sơn), THPT Dân tộc nội trú tỉnh, THPT Đào Duy Từ (TP Thanh Hóa), THCS Xuân Châu (Thọ Xuân)…
Có thể thấy, hiện nay, hình thức tổ chức và nội dung tập luyện TDTT cho học sinh ở hầu hết các đơn vị trường trên địa bàn tỉnh ngày càng phong phú, đa dạng. Trong đó, sinh hoạt dưới hình thức câu lạc bộ, như: Câu lạc bộ bóng đá, cầu lông, bóng bàn, cờ vua… đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, một số môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian cũng được đưa vào lồng ghép với phong trào thi đua “trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Ông Đỗ Xuân Huy, chuyên viên phụ trách công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết: Để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục thể chất và thể thao trường học, ngay từ đầu năm học, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị trường xây dựng kế hoạch cho hoạt động TDTT, đồng thời, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phục vụ cho việc tập luyện, học tập của học sinh. Đặc biệt, Sở GD&ĐT thường xuyên phối hợp với đơn vị liên quan, tổ chức các hoạt động thi đấu TDTT có quy mô lớn từ cấp tiểu học trở lên, như: Giải bóng đá, bóng rổ, vovinam, điền kinh, Hội khoẻ Phù Đổng… tạo phong trào thi đua sôi nổi trong các đơn vị trường. Gần đây nhất, Hội khỏe Phù Đổng toàn tỉnh lần thứ X, năm 2019, với sự tham gia của hơn 8.000 vận động viên là học sinh đến từ các đơn vị trường tiểu học, THCS, THPT trong tỉnh tranh tài ở 16 môn thi như, điền kinh, bơi, bóng chuyền, bóng đá, thể dục aerobic, đẩy gậy… được tổ chức thành công tốt đẹp, với chất lượng chuyên môn cao đã cho thấy công tác giáo dục thể chất và thể thao trong các trường học đang có sự chuyển biến tích cực cả về bề rộng lẫn chiều sâu.
Cũng theo ông Huy, trên cơ sở kết quả đạt được, trong những năm học tới, ngành GD&ĐT đặt ra mục tiêu và nhiệm vụ là tiếp tục thực hiện tốt nội dung, chương trình giáo dục thể chất trong nhà trường theo quy định của Bộ GD&ĐT. Đồng thời, tăng cường hoạt động TDTT ngoại khoá, xây dựng các loại hình câu lạc bộ TDTT trường học làm nền tảng cho phát triển thể thao thành tích cao cũng như xây dựng lối sống lành mạnh trong trường học các cấp. Ngoài ra, ngành tập trung tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền về tầm quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe thể chất cho trẻ em; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giáo dục thể chất và thể thao trường học.
Video đang HOT
Bài Và Ảnh: Lê Phong
Theo thanhhoa
Ngày thứ hai đến trường, sinh viên giảm môn học, tránh nơi đông người
Trong giai đoạn đầu sinh viên đến lớp, nhiều trường đại học giảm môn học, tránh các giờ học tập trung đông người.
Sinh viên thuộc hệ thống ĐH Quốc gia Hà Nội đã trở lại trường vào sáng 2/3, sau thời gian nghỉ học phòng, chống dịch Covid-19. Thông tin từ nhà trường cho biết trong bối cảnh bệnh dịch hiện nay, mọi hoạt động bị xáo trộn nhất định, trong đó có kế hoạch học tập của sinh viên.
Thời gian đầu, nhà trường tạm lùi các môn tập trung đông người như quốc phòng an ninh, thể chất, thể thao đến hết ngày 15/3. ĐH Quốc gia Hà Nội tiếp tục giảng dạy lớp online thay cho các lớp học thông thường để giảm thiểu khả năng lây nhiễm dịch bệnh. Các môn học cũng được giảm tiến độ để hạn chế tập trung đông người.
Sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội khi quay lại trường. Ảnh: NTCC.
PGS.TS Nguyễn Hoàng Hải - Phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 - cho biết nhà trường đặt an toàn, sức khỏe của sinh viên, giảng viên, người lao động trên hết.
Việc tổ chức cho sinh viên đi học lại được các đơn vị chuẩn bị chu đáo, cân nhắc kỹ lưỡng để quá trình học tập, sinh hoạt của sinh viên diễn ra an toàn. Mọi hoạt động đào tạo diễn ra chủ động nhưng không chủ quan.
ĐH Quốc gia Hà Nội đã sản xuất nước diệt khuẩn giúp các giảng viên, sinh viên phòng dịch. Nhà trường in tờ rơi bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh, phổ biến thông tin liên quan.
ĐH Ngoại ngữ chuẩn bị phòng cách ly. Ảnh: NTCC.
ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) lắp đặt 20 chậu rửa với xà phòng diệt khuẩn trong ngày đầu sinh viên trở lại trường. Khoa Hóa học, khoa Vật lý sẵn sàng cung cấp, ủng hộ nhà trường các dung dịch, nước rửa tay sát khuẩn đảm bảo chất lượng do các đơn vị chế tạo.
Trong tuần đầu tiên đi học, ĐH Khoa học Tự nhiên sẽ lắp đặt hệ thống cấp nước khử khuẩn trong toàn trường (30.000 lít/ tháng). Bên cạnh đó, nhà trường phát 6.000 khẩu trang vải cho toàn trường. Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên cũng chuẩn bị 2.000 khẩu trang vải cho cán bộ và học sinh.
Theo thông tin từ ĐH Bách khoa Hà Nội, trong sáng 2/3, số sinh viên trên giảng đường và đã đăng ký ở ký túc xá chiếm trên 80%.
PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết thời điểm sinh viên vắng mặt, toàn bộ cơ sở vật chất của nhà trường đã được vệ sinh, khử trùng cẩn thận, bao gồm khu giảng đường, trang thiết bị và khu Ký túc xá. Sinh viên tới trường được phát nước xịt tay khô và khẩu trang kháng khuẩn có thể giặt và sử dụng tới 30 lần.
Theo Zing
Khi nào sẽ tổ chức thẩm định SGK lớp 2 chương trình giáo dục phổ thông mới? Bộ GDĐT sẽ có 2 lần thẩm định sách giáo khoa lớp 2, lần một dự kiến từ tháng 6 đến tháng 9, lần hai từ tháng 9 đến hết tháng 12. Cụ thể, Bộ GD&ĐT vừa ban hành Kế hoạch tổ chức thẩm định sách giáo khoa lớp 2 theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018. Theo đó, năm 2020,...