Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP
Tăng cường các giải pháp hỗ trợ, xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, mạnh tay đưa ra khỏi chương trình những sản phẩm không đạt chuẩn… là giải pháp của Chương trình OCOP nhằm thắt chặt, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP.
Thời gian qua, chương trình OCOP đã phát triển mạnh mẽ. Trong 6 tháng đầu năm 2020, chương trình OCOP tỉnh đã phát triển thêm được 70 sản phẩm tham gia chương trình, vượt 20 sản phẩm; nâng tổng số sản phẩm tham gia chương trình OCOP lên 435 sản phẩm. Đồng thời cũng có thêm 23 tổ chức mới tham gia chương trình OCOP (tăng 4 tổ chức so với cùng kỳ năm 2019), nâng tổng số tổ chức tham gia OCOP toàn tỉnh là 172 đơn vị.
Tăng cường các sự kiện xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh giúp các doanh nghiệp quan tâm tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng. (Trong ảnh: Hội chợ OCOP hè 2020)
Chia sẻ về việc thắt chặt chất lượng sản phẩm OCOP, ông Đinh Bá Trinh, Trưởng Phòng Nghiệp vụ OCOP, Ban Xây dựng NTM, chia sẻ: Với quy mô và ảnh hưởng tích cực của chương trình, việc giám sát, quản lý chặt chẽ và nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP là việc làm quan trọng. Nhiệm vụ quan trọng và xuyên suốt này được thực hiện bằng các giải pháp, hoạt động thiết thực, cụ thể.
Trước hết có thể thấy, đó là việc đánh giá sản phẩm OCOP có nhiều đổi thay, ngày càng chặt chẽ, khoa học hơn. Điểm mới năm nay là việc xây dựng phần mềm chấm điểm phục vụ Hội đồng đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP các cấp. Việc thi xét duyệt và đánh giá sản phẩm theo hình thức mới sẽ giúp các doanh nghiệp giảm tải việc chuẩn bị, photo tài liệu. Hình thức thi này giúp việc đánh giá thuận lợi, việc lưu trữ, tra cứu dễ hơn đồng thời cũng công khai minh bạch, chính xác hơn qua phần mềm tự động.
Ngoài ra, từ năm 2020, việc đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP thực hiện theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí đánh giá và phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm, bãi bỏ Quyết định số 978/QĐ-UBND tỉnh ngày 30/3/2018 về ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá và xếp hạng sản phẩm Chương trình OCOP giai đoạn 2017-2020. Đây là năm đầu tiên Bộ tiêu chí mới của trung ương bắt đầu đưa vào đánh giá các sản phẩm OCOP. Điều này cho phép các tiêu chuẩn thống nhất trong toàn quốc với 3 nhóm về chất lượng, sức mạnh cộng đồng và khả năng thương mại hóa.
Theo đó, các sản phẩm OCOP từ 3-4 sao sẽ do tỉnh cấp chứng nhận. Các sản phẩm đạt chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn 5 sao sẽ do cơ quan chức năng trung ương cấp xếp hạng cấp Quốc gia. Những thay đổi này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp cần tập trung, nghiêm túc kiểm soát tốt, cải tiến chất lượng sản phẩm OCOP của mình.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, việc kiểm soát, thắt chặt chất lượng sản phẩm OCOP cũng được thực hiện ở khâu xúc tiến thương mại. Theo đó, ngoài các Hội chợ, Tuần kết nối tiêu dùng sản phẩm OCOP, các đơn vị chức năng cũng tổ chức các cuộc xúc tiến, đưa sản phẩm đi các tỉnh ngoài.
Đáng chú ý là các hoạt động xúc tiến này đều thực hiện trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm đạt chất lượng tốt, luôn chú trọng nâng cao chất lượng, mẫu mã bao bì, quan tâm tới các yếu tố như: tem, nhãn mác, mã số, mã vạch truy xuất nguồn gốc, xuất xứ.
Nhờ các giải pháp kiểm soát chặt chất lượng sản phẩm, các doanh nghiêp OCOP đã thường xuyên cải tiến dây chuyền, đầu tư nâng cấp sản phẩm, mẫu mã bao bì sản phẩm. (Ảnh: Sản phẩm mới, bánh cookies hải sản của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thuỷ sản Quảng Ninh sản xuất)
Một trong những giải pháp mạnh mẽ mà các cơ quan chức năng thực hiện là công tác giám sát, thanh kiểm tra được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo chất lượng sản phẩm OCOP.
Theo đó, từ đầu năm đến nay đã có 1 đợt thanh tra, kiểm tra chấn chỉnh sản xuất đồng thời kiên quyết tạm dừng các sản phẩm không đạt chất lượng, giảm chất lượng so với cam kết và cho ra khỏi chương trình OCOP. Đơn cử như, đợt kiểm tra đầu năm đã tạm dừng sản phẩm Tinh dầu trầu tiên Yên Tử do không đạt chất lượng cam kết. Sau một thời gian khắc phục khuyết điểm, cho tới nay, sản phẩm đã được quay trở lại chương trình.
Với cách làm như vậy, trong 6 tháng đầu năm, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đạt sao đối với 10 sản phẩm OCOP đã cấp sao 2016. Ban Xây dựng NTM đã quyết định đưa 65 sản phẩm (chưa cấp sao) ra khỏi Chương trình OCOP do không còn sản xuất, không đảm bảo tiêu chuẩn và không có tiềm năng phát triển để đánh giá phân hạng.
Có thể thấy, đây là những giải pháp mạnh tay, thúc đẩy các doanh nghiệp luôn quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến kỹ thuật… Nhờ đó cho tới nay, nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư dây chuyền mới. Ngày càng có nhiều sản phẩm OCOP được cơ quan chức năng đánh giá, lựa chọn; được các đơn vị kinh doanh, chuỗi cung ứng lớn lựa chọn. Theo kết quả sơ bộ thì hết năm 2019, đã có 32 mã sản phẩm OCOP được bổ sung vào chuỗi cung ứng của Big C và các siêu thị, hệ thống cung cấp khác.
Việc kiểm soát, thắt chặt chất lượng sản phẩm OCOP khiến các doanh nghiệp quan tâm tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm hơn. Ảnh: Sấy thảo dược tại HTX Kinh doanh dịch vụ lâm sản ngoài gỗ Ba Chẽ.
Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm, các đơn vị doanh nghiệp OCOP cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi tác động của dịch Covid-19. Nhiều vấn đề, tồn tại trong việc thúc đẩy các đơn vị, doanh nghiệp tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, công tác phối hợp, vận dụng cơ chế chính sách còn nhiều hạn chế…
Để thúc đẩy chương trình, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, theo lãnh đạo Ban Xây dựng NTM, thời gian tới sẽ tiếp tục kiểm soát tốt, khuyến khích nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP. Tiếp tục tập trung tốt cuộc thi đánh giá xếp hạng; đánh giá Đề án OCOP giai đoạn 2017- 2020 và triển khai Đề án OCOP giai đoạn 2021- 2025.
Mở rộng đưa vào các chính sách mới; ứng dụng sản phẩm công nghệ mới của các đơn vị, tập đoàn quan tâm tới chương trình nhằm nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm OCOP; tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại…
KIDO (KDC): 6 tháng lãi gần 130 tỷ đồng, sẽ tung hàng bánh trung thu Kingdom vào quý III
Kết thúc quý II/2020, KDC ghi nhận doanh thu thuần 1.957 tỷ đồng, tăng gần 17%, biên lợi nhuận gộp giảm 9%, đạt 441,6 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính quý II/2020 vừa công bố, kết thúc quý II/2020, CTCP Tập đoàn KIDO (KDC) ghi nhận doanh thu thuần 1.957 tỷ đồng, tăng gần 17%, biên lợi nhuận gộp giảm 9%, đạt 441,6 tỷ đồng, các chi phí đều giảm, trong đó chi phí bán hàng giảm 23% so với cùng kỳ. Kết quả, lợi nhuận sau thuế KDC đạt 81,8 tỷ đồng, tăng 15,5%.
Luỹ kế 6 tháng, KDC đạt 3.683 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2019 chủ yếu là do tăng trưởng mạnh mẽ của ngành dầu. Doanh thu từ ngành dầu chiếm 81% doanh thu toàn Tập đoàn, ngành lạnh chiếm 18% và các ngành khác chiếm 1%.
Chi tiết từng mảng, theo thông tin từ KDC, trong 6 tháng, ngành hàng đông lạnh, KDF đạt 674 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 12% so với cùng kỳ chủ yếu ở kênh KA (khách hàng lớn) . Doanh thu từ kênh KA giảm mạnh cũng làm ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp của KDF. Biên lợi nhuận gộp 6 tháng đầu năm giảm từ 60,25% năm 2019 xuống còn 57,98% năm 2020. Lợi nhuận gộp 6 tháng đầu năm giảm 15,4% so với cùng kỳ năm trước.
Với mảng dầu ăn, TAC đạt doanh thu thuần 2.189 tỷ, tăng 28,12% so với cùng kỳ năm trước. Theo lý giải, doanh thu tăng trưởng nhờ Công ty chủ động phát triển danh mục sản phẩm cao cấp và cốt lõi, lợi nhuận gộp đạt mức tăng ấn tượng 20,21%. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của giá dầu nguyên vật liệu tăng lên so với năm trước, biên lợi nhuận gộp của Công ty giảm nhẹ từ 15,02% xuống còn 14,10% sáu tháng đầu năm. TAC đã rà soát và cắt giảm các chi phí không hiệu quả, nhờ đó, lợi nhuận trước thuế đạt 84,8 tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đối với Golden Hope Nhà Bè (KDNB), doanh thu thuần 6 tháng đạt 513 tỷ đồng, tăng 26,66% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế đạt 9,4 tỷ, đạt 58,85% kế hoạch năm đã đề ra.
Với Vocarimex (VOC), đạt doanh thu thuần 1.373 tỷ đồng, tăng 3,96% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp đạt 33 tỷ đồng, tăng 114,41% và lợi nhuận trước thuế đạt 111 tỷ đồng, tăng 11,86% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Lãnh đạo KDC, năm 2020 là năm đánh dấu cột mốc quan trọng trong sự phát triển của Tập đoàn, là năm Tập đoàn KIDO thâm nhập vào ngành snacking, với sản phẩm tiên phong là bánh trung thu sẽ được ra mắt vào quý III/2020 dưới tên thương hiệu Kingdom. Theo kế hoạch, ngành snacking sẽ có đóng góp tích cực vào doanh thu của Tập đoàn trong năm 2020.
Ngoài ra, KDC vẫn sẽ tiếp tục phát triển ngành dầu và ngành kem, đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng các sản phẩm cốt lõi và cao cấp có lợi nhuận cao, mở rộng kênh phân phối, đồng thời thâm nhập vào các ngành hàng mới.
Cơ hội, thách thức của doanh nghiệp khi đón sóng FDI Ngày 30/6, toạ đàm "Việt Nam sẵn sàng đón sóng dịch chuyển vốn FDI" đã diễn ra tại Hà Nội, ghi nhận nhiều ý kiến đánh giá cơ hội, thách thức dành cho các doanh nghiệp. Ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch Sunhouse cho biết, giai đoạn trước đây Việt Nam đã có cơ hội đón nhận dòng vốn FDI nhưng chưa thực...