Nâng cao chất lượng nhân lực ngành luật học
Ngày 29/3, tại TP HCM đã diễn ra Hội nghị khoa học về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế do Trường Đại học Luật TP HCM tổ chức.
Ảnh minh họa
Phát biểu đề dẫn, PGS. TS Trần Hoàng Hải, quyền Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP HCM cho biết, hiện nay trường ĐH Luật TP là một trong hai cơ sở đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành tư pháp, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế của cả nước.
Hàng năm, trường tổ chức nhiều hội thảo khoa học và nghiên cứu khoa học, đặc biệt hội thảo khoa học quốc tế nhằm giúp cho các sinh viên tiếp thu, tìm hiểu sâu hơn về các chủ đề mới, thực tiễn rộng lớn hơn trong giáo trình. Nhờ được thực hành dưới nhiều hình thức, chất lượng nhân lực ngành luật (năm 2020) đã được hơn 95% đơn vị phản hồi kết quả hài lòng về chất lượng sinh viên tốt nghiệp.
Đánh giá về chất lượng đào tạo nhân lực ngành luật hiện nay, TS Nguyễn Viết Lộc, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ GDĐT nhìn nhận, thời gian qua đã có những đội ngũ cán bộ trẻ ngành luật giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ tham gia vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề trong xã hội. Dù vậy, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo thì cơ sở đào tạo cần chú trọng đến phẩm chất năng lực và văn hóa của người học.
Đại học Luật TP.HCM - một hành trình phát triển
Với khẩu hiệu "Sáng tri thức - Vững công minh", suốt thời gian qua, Trường Đại học Luật TP.HCM là trường đại học công lập hàng đầu về đào tạo cán bộ pháp luật trong cả nước, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.
Đội ngũ cán bộ giảng viên Nhà trường tại Lễ kỷ niệm 20 ngày thành lập và đón nhận Huân chương lao động hạng nhất năm 2016: Ảnh Ban Truyền thông Ulaw
Video đang HOT
45 năm truyền thống Trường Đại học Luật TP.HCM
Năm 1976, Bộ Tư pháp Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã quyết định thành lập Trường Cán bộ Tư pháp miền Nam đặt tại Tĩnh tâm tu viện Fatima Bình Triệu. Sau hơn một năm hoạt động, trường được tách thành hai trường là Trường Cán bộ Tòa án (thuộc Tòa án nhân dân tối cao) - là tiền thân của Trường Đại học Luật TP.HCM và Trường Cán bộ Kiểm sát (thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao).
Từ năm 1983, trường đã phối hợp với Trường Đại học Pháp lý - nay là Trường Đại học Luật Hà Nội mở các khóa đại học chính quy ngành Luật, đây là cột mốc quan trọng trong việc hình thành trung tâm đào tạo cán bộ pháp lý có trình độ đại học cho các tỉnh phía Nam.
Đến năm 1996, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định số 1234/GD&ĐT thành lập Trường Đại học Luật trực thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM trên cơ sở hợp nhất Phân hiệu Đại học Luật TP.HCM và Khoa Luật Trường Đại học Tổng hợp TP.HCM.
Quyết định số 118/2000/QĐ-TTg ngày 10/10/2000 của Thủ tướng Chính phủ đã quyết định tách Trường Đại học Luật trực thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM thành Trường Đại học Luật TP.HCM trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo như hiện tại.
Sau 45 năm thành lập và phát triển, Trường Đại học Luật TP.HCM là một trong hai trường đại học trọng điểm, có uy tín về đào tạo pháp lý trong cả nước và là cơ sở đào tạo luật lớn nhất phía Nam Việt Nam.
Trong suốt chặng đường dài ấy, trường đã khẳng định được vị thế của mình thông qua các thành tích nổi trội như: Được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất vào năm 2016; được Trung tâm kiểm định Đại học Quốc gia TP.HCM cấp GCN Kiểm định chất lượng giáo dục theo Quyết định số 549/QĐ-TTg ngày 04/04/2013 của Thủ tướng Chính phủ và đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 521/QĐ-TTg ngày 18/4/2017 nhằm phát triển Trường theo định hướng nghiên cứu với các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới...
PGS.TS. Trần Hoàng Hải, Quyền Hiệu trưởng ký kết thỏa thuận hợp tác với trường đại học nước ngoài
25 năm khẳng định thương hiệu
Trường Đại học Luật TP.HCM là trường đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Với bề dày kinh nghiệm trong công tác đào tạo cán bộ pháp luật cùng lịch sử phát triển hơn 40 năm, Trường Đại học Luật TP.HCM đã cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trình độ đại học, sau đại học cho các tỉnh phía Nam.
Trường Đại học Luật TP.HCM được giao quyền tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự theo quy định của pháp luật. Hiện nay, Nhà trường chú trọng vào việc phát triển cơ sở vật chất và đang tiến hành xây dựng cơ sở thứ ba tại quận 9 nhằm phát triển thêm cơ sở hạ tầng để đào tạo và giảng dạy sinh viên.
PGS.TS. Trần Hoàng Hải, Quyền Hiệu trưởng tham gia Đoàn công tác của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tháp tùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nga và Hunggary
Từ những ngày đầu thành lập, Trường Đại học Luật TP.HCM luôn đóng vai trò tiên phong trong việc nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong và thực hiện hoạt động kiểm định bên ngoài. Bên cạnh chuyên ngành Luật truyền thống, hiện nay Trường Đại học Luật TP.HCM đã mở thêm 04 ngành đào tạo là Quản trị - Luật, Quản trị kinh doanh, Ngôn ngữ Anh và Luật Thương mại Quốc tế.
Trường có đội ngũ giảng viên hùng hậu, học vị cao, giỏi chuyên môn, nhiều kinh nghiệm thực tiễn, đầy nhiệt huyết, có kiến thức thực tế cao và bám sát thực tiễn. Với đội ngũ giảng viên ấy, trường đã đào tạo được các thế hệ sinh viên giỏi - là những nguồn lực mà xã hội cần.
Các thế hệ sinh viên tốt nghiệp của trường đều là những cử nhân có trình độ cao, năng động và nhiệt huyết. Tiếp tục theo nghề hay rẽ hướng trái ngành thì với tiền đề đã được lĩnh hội, học tập tại một môi trường giáo dục bài bản đầy kỹ năng đã và đang giúp các lớp sinh viên vững tin hơn cho tương lai của mình.
Nhà trường có đông đảo giáo sư danh dự đến từ các trường quốc tế
Bên cạnh việc giảng dạy, các khoa còn thường xuyên tổ chức các hội thảo khoa học và nghiên cứu khoa học, đặc biệt hội thảo khoa học quốc tế nhằm giúp cho các sinh viên tiếp thu, tìm hiểu sâu hơn về các chủ đề mới, thực tiễn rộng lớn hơn trong giáo trình. Đồng thời, việc tổ chức các hội thảo và nghiên cứu khoa học ở sinh viên đã tạo điều kiện tuyệt đối trong việc nghiên cứu sâu, tìm ra các lỗ hổng pháp lý để đưa các biện pháp giải quyết và tăng kỹ năng lập luận, tư duy của mỗi sinh viên.
Kết quả khảo sát đơn vị sử dụng lao động năm 2018 về chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật TP.HCM cho thấy, 83,6% đơn vị đánh giá ở mức tốt và khá chương trình thiết kế đáp ứng yêu cầu công việc; 84,8% đơn vị sử dụng lao động đánh giá ở mức tốt và khá các kiến thức chuyên môn được đào tạo có hữu ích cho công việc của đơn vị. Nhu cầu sử dụng nguồn lao động tại các đơn vị tư nhân ngày càng tăng cao cũng như xu hướng tìm kiếm việc làm của các em sinh viên hầu hết là hướng về các đơn vị này trong thời kỳ hội nhập phát triển của đất nước.
Thông qua kết quả khảo sát năm 2020, có 94,9% đơn vị được khảo sát hài lòng về chất lượng sinh viên tốt nghiệp Trường đang làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động. Kết quả này cho thấy, chất lượng đào tạo của trường ngày càng được hoàn thiện, nâng cao.
Cơ sở vật chất của trường khang trang, hiện đại đáp ứng nhu cầu dạy và học
Đặc biệt, Trường Đại học Luật TP.HCM là cơ sở đào tạo cử nhân luật duy nhất ở phía Nam có bộ giáo trình, tập bài giảng, tài liệu học tập của riêng Trường và đã được nhiều cơ sở đào tạo luật sử dụng làm tài liệu chính thức để giảng dạy. Những giáo trình, tài liệu này của trường không chỉ được các cơ sở đào tạo luật áp dụng để giảng dạy mà còn là nguồn tài liệu để các cơ quan, ban, ngành, người dân tham khảo, nghiên cứu và học tập.
Là trường đại học công lập hàng đầu về đào tạo cán bộ pháp luật trong cả nước, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học, trọng tâm là khoa học pháp lý, góp phần xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế, Trường Đại học Luật TP.HCM đã, đang và sẽ ngày càng nỗ lực để củng cố, phát huy thế mạnh, chất lượng của mình cũng như gặt hái thêm nhiều thành công trong tương lai, để tự hào vang mãi khẩu hiệu "Sáng tri thức - Vững công minh".
Khối D1- D99 gồm tổ hợp những môn nào? Khối D truyền thống bao gồm 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ. Tuy nhiên, hiện nay khối D có hàng chục tổ hợp môn từ D01 đến D99 để thí sinh xét tuyển vào các ngành học phù hợp khả năng. Khối D nổi bật với môn học Ngoại ngữ giúp cho thí sinh có nhiều lựa chọn khi xét tuyển hoặc thi...