Nâng cao chất lượng hoạt động nhóm Giáo dục mầm non độc lập
Thứ trưởng Bộ GDĐT Ngô Thị Minh chủ trì hội thảo ‘Nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập’ đã đưa ra những phương hướng, giải pháp cho các vấn đề còn vướng mắc.
Bên cạnh hệ thống những trường mầm non công lập thì nhóm Giáo dục mầm non ngoài công lập Việt Nam vẫn đang phát triển mạnh trong nhiều năm qua.
Thực tế còn cho thấy, với số lượng quá tải học sinh mầm non như hiện nay thì các trường ngoài công lập đã phát huy rất tốt vai trò làm giảm gánh nặng cho các trường công.
Trong những năm qua, quy mô, mạng lưới trường lớp cấp học mầm non đã không ngừng phát triển, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ được nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu và sự phát triển của xã hội. Nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập và lớp mầm non độc lập đóng vai trò không nhỏ trong việc huy động trẻ.
Đặc biệt, nhóm trẻ với quy mô tối đa 7 trẻ hoạt động theo nhu cầu đặc biệt của cha mẹ trẻ đã tháo gỡ khó khăn cho mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non không đáp ứng được nhu cầu đưa trẻ đến trường, hỗ trợ rất lớn cho lực lượng lao động cống hiến cho xã hội, gánh vác trách nhiệm cùng xã hội trong việc đảm bảo quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục của trẻ em.
Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non độc lập còn tồn tại nhiều bất cập, khó khăn, vướng mắc.
Đa số nhóm trẻ có quy mô nhỏ dưới 7 trẻ vẫn tổ chức và hoạt động tự phát, nằm rải rác trong các khu dân cư, rất khó quản lý và chưa được quan tâm về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
Ở một số địa phương, cơ sở giáo dục mầm non độc lập hoạt động không ổn định, thường xuyên có sự thay đổi về địa điểm, cơ sở vật chất và đội ngũ nên ảnh hưởng đến công tác quản lý và chất lượng hoạt động.
Cùng với đó, nhân lực quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn cho nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập tư thục chưa bảo đảm dẫn đến công tác chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động chưa hiệu quả.
Các Phòng GDĐT chưa cụ thể việc hướng dẫn, tổ chức thực hiện chuyên môn đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập cũng như việc chỉ đạo trường mầm non công lập hỗ trợ chuyên môn, giám sát các cơ sở giáo dục mầm non độc lập trên địa bàn.
Video đang HOT
Đặc biệt, do dịch bệnh Covid 19 thời gian qua, đã gây thiệt hại, khó khăn đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập, hoạt động không ổn định.
Các tham luận tại hội thảo tập trung vào năm nhóm nội dung liên quan đến tổ chức và hoạt động của nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập, gồm: Việc thực hiện và ban hành văn bản, chính sách liên quan đến quản lý, tổ chức và hoạt động cơ sở giáo dục mầm non độc lập.
Công tác phối hợp giữa ban ngành, UBND cấp xã và Phòng GDĐT trong việc thực hiện các thủ tục, quy trình thành lập, cấp phép hoạt động; Các chính sách địa phương nhằm đảm bảo các điều kiện tổ chức và hoạt động cơ sở Giáo dục Mầm non độc lập.
Công tác hướng dẫn chuyên môn, tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo Chương trình Giáo dục Mầm non đảm bảo chất lượng; Quản lý, tổ chức hoạt động đối với các cơ sở Giáo dục Mần non độc lập tại các địa bàn có khu công nghiệp.
Đại diện Hiệp hội Giáo dục Mầm non ngoài công lập Việt Nam cho rằng, các địa phương cần tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục mầm non độc lập, nhất là những cơ sở có quy mô nhỏ có điều kiện để hoạt động một cách tốt nhất.
Trong đó, cần phải có các chương trình để quan tâm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên và quản lý của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.
Nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Ngô Thị Minh đánh giá cao các ý kiến tham luận tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu. Thứ trưởng cho rằng, các ý kiến là sự chia sẻ kinh nghiệm quản lý của các địa phương để cùng thúc đẩy hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý, tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập thời gian tới.
Thứ trưởng lưu ý, các ban, ngành các cấp của các địa phương cần phối hợp chặt chẽ để nâng cao chất lượng của nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập.
Ủy ban nhân dân phường, xã nơi có các cơ sở giáo dục mầm non độc lập cần nêu cao vai trò trách nhiệm của mình; quan tâm bồi dưỡng năng lực cho cán bộ được phân công theo dõi, quản lý cơ sở giáo dục mầm non độc lập trên địa bàn.
Các trường mầm non công lập cũng cần phát huy vai trò đỡ đầu, hỗ trợ chuyên môn cho các cơ sở mầm non độc lập. Bên cạnh đó, các địa phương cần tiếp tục bám sát các chính sách hiện hành của Chính phủ, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành các chính sách địa phương để hỗ trợ các điều kiện đảm bảo chất lượng cơ sở giáo dục mầm non độc lập, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của hệ thống cơ sở giáo dục mầm non độc lập.
Thứ trưởng yêu cầu, các địa phương, cơ sở giáo dục mầm non kịp thời triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học ngoài công lập gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, ngay khi có văn bản hướng dẫn của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh đặc biệt lưu ý, đối với các cơ sở giáo dục mầm non an toàn và sự phát triển toàn diện cho trẻ phải đặt lên hàng đầu.
Muốn như vậy, phải nâng cao năng lực chuyên môn và khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của cha mẹ trẻ khi gửi trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non độc lập để trẻ được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo Chương trình Giáo dục Mầm non, đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.
Hơn 40% trẻ em vùng khó khăn chưa được tới trường
Chất lượng giáo dục mầm non hiện chưa đồng đều giữa các vùng miền, đặc biệt là trẻ em tại vùng ĐBSCL, Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
Phát biểu tại Hội thảo phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo (3-4 tuổi), nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2023- 2030 và Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2023 - 2030, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cho biết, trong những năm qua, nhất là giai đoạn 2011 - 2020, Giáo dục mầm non (GDMN) được xã hội đặc biệt quan tâm.
Giáo dục mầm non còn nhiều hạn chế, khó khăn
Ngoài những kết quả đã đạt được, hiện nay GDMN vẫn còn nhiều hạn chế như: Mạng lưới trường lớp hiện tại chưa đáp ứng đủ nhu cầu thu nhận trẻ đến lớp, đặc biệt là những nơi khó khăn, miền núi, biên giới, hải đảo, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, khu đô thị đông dân cư.
Tỉ lệ trẻ nhà trẻ đi học còn thấp (28,2%), mẫu giáo đạt 92,4%. Cả nước còn 8% trẻ em mẫu giáo và 71,8% trẻ nhà trẻ chưa được tiếp cận giáo dục. Nhiều trẻ em tiếp cận với GDMN muộn so với độ tuổi, nhất là trẻ em ở các vùng khó khăn.
Đối với vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn còn 81% trẻ nhà trẻ, 13,4% trẻ mẫu giáo chưa được tiếp cận GDMN.
Tỉ lệ trẻ em nhà trẻ tới trường vùng khó khăn mới đạt 19% (kém bình quân chung cả nước 9,2%), mẫu giáo huy động đạt 86,6% (kém bình quân chung cả nước 5,8%).
Như vậy, trẻ em vùng khó khăn còn 40,9% chưa được tới trường để được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục theo chương trình GDMN. Tỉ lệ huy động trẻ em người dân tộc thiểu số vùng khó khăn đạt 57,4%...
Theo Bộ GD&ĐT, nhiều trẻ em tiếp cận với GDMN muộn so với độ tuổi, nhất là đối với trẻ em ở các vùng khó khăn. Ảnh: PHI HÙNG
Riêng đối với các cơ sở GDMN vùng dân tộc thiểu số và miền núi, biên giới, ven biển, hải đảo vẫn đang gặp phải nhiều khó khăn, thách thức lớn.
Chất lượng GDMN chưa đồng đều giữa các vùng miền, đặc biệt là trẻ em tại vùng ĐBSCL, Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.
Những địa phương trên còn thiếu nhiều điều kiện đảm bảo để chăm sóc, giáo dục trẻ. Các điều kiện cho trẻ em 5 tuổi sẵn sàng vào lớp 1 chưa đáp ứng với yêu cầu mục tiêu đặt ra...
Ngoài ra, chính sách cho trẻ vùng khó khăn còn thiếu hụt: Chưa có chính sách hỗ trợ ăn trưa cho đối tượng trẻ nhà trẻ, nhiều em người dân tộc thiểu số nhưng không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo nên không có hỗ trợ ăn trưa, gây khó khăn trong duy trì cũng như bảo đảm tỉ lệ chuyên cần, học 2 buổi/ngày... Trẻ lang thang cơ nhỡ cũng chưa được chú ý.
Đội ngũ giáo viên cấp học mầm non còn thiếu nhiều so với định mức quy định, chính sách còn hạn chế.
Thời gian làm việc của giáo viên cũng nhiều hơn so với quy định của luật lao động, áp lực công việc cao, lương thấp, chế độ làm việc và đặc thù công việc chưa tương xứng với tiền lương, chưa công bằng so với cấp học khác.
Cấp thiết xây dựng 2 đề án
Cũng tại hội thảo, ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non (Bộ GD&ĐT) cho hay việc ban hành hai đề án Chương trình phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo (3 - 4 tuổi) và nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi, giai đoạn 2023-2030 và Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2023-2030 là rất cần thiết để củng cố mạng lưới trường, lớp mầm non; tăng tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo ở mọi vùng, miền được tiếp cận giáo dục.
Thực hiện tốt việc này cũng tạo nền tảng vững chắc cho việc duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi. Đặc biệt là tăng cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số và miền núi, chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, ngôn ngữ... bảo đảm chất lượng để trẻ em vào lớp một.
Trong bối cảnh kế thừa kết quả GDMN giai đoạn trước, việc ban hành và thực hiện 2 đề án nhằm củng cố vững chắc chất lượng GDMN, từng bước nâng cao và giảm thiểu khoảng cách giữa vùng thuận lợi và khó khăn, đảm bảo công bằng trong giáo dục.
Trước đó, hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Nghị quyết số 99/2021/NQ-CP ngày 30/8/2021 của Chính phủ và Quyết định số 1983/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với các Bộ, Ban, ngành, các tổ chức, cá nhân thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập Đề án. Hiện 2 đề án đang được tổ chức xin ý kiến rộng rãi các chuyên gia, nhà giáo dục.
Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến tăng học phí bậc THCS gấp 5 lần hiện nay Nếu được thông qua, từ năm học tới, học phí bậc trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh có thể tăng cao gấp 5 lần so với mức hiện tại. Ông Lê Hoài Nam - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Sở này vừa ký văn bản gửi các cơ...