Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong trường học
Tỷ lệ giáo viên chuyên trách dạy giáo dục thể chất, thể thao trong trường học còn ít; chương trình môn học của các cấp học cấu trúc chưa cân đối; các giải thi đấu thể thao dành cho học sinh, sinh viên giảm khá nhiều so với các năm trước; thiếu nhà tập thể dục, thể thao…
Đó là thông tin tại Hội nghị toàn quốc về nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học, diễn ra sáng 23-2, ở Trường đại học Sư phạm Thể dục – Thể thao Hà Nội do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ phát biểu ý kiến tại hội nghị.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết, giáo dục thể chất trong trường học là nội dung quan trọng, góp phần rèn luyện thể lực cho học sinh, sinh viên, từ đó nâng cao tính tự giác, chủ động rèn luyện, giúp các em bảo đảm sức khỏe trong học tập; từng bước phát triển toàn diện cả về đức, trí, thể, mỹ. Thực tế thời gian qua cho thấy, môn Giáo dục thể chất và thể thao trong trường học được các trường quan tâm, tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn cả về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Vì vậy, cần phải có các giải pháp để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả môn học này trong nhà trường.
Tại hội nghị, phần lớn các đại biểu cho rằng, công tác giáo dục thể chất trong nhà trường những năm gần đây được thực hiện tốt ở các cấp học. Trong đó, ở cấp học mầm non, việc giáo dục thể chất được lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục vận động vào hoạt động giáo dục khác, giúp trẻ phát triển hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ…
Video đang HOT
Trong khi đó, đối với giáo dục phổ thông, thời lượng được bảo đảm hai tiết/tuần (riêng lớp 1 đang thực hiện 1 tiết/tuần). Trong đó, có các nội dung tự chọn, có sự liên thông giữa các cấp học theo nguyên tắc kế thừa và phát triển. Chương trình phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh. Đối với giáo dục đại học, môn học này được thực hiện theo học chế tín chỉ và theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nội dung của môn học Giáo dục thể chất chú trọng đến chất lượng, thực hiện được mục tiêu cơ bản: nâng cao sức khỏe và hoàn thiện thể chất, từng bước hình thành ý thức tự rèn luyện, dần từng bước hình thành thói quen vận động thể lực, phù hợp với đòi hỏi của lao động theo ngành nghề…
Việc thực hiện công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học cũng bộc lộ một số hạn chế như: Tỷ lệ giáo viên chuyên trách dạy giáo dục thể chất, thể thao trong trường học còn ít; chương trình môn học của các cấp học cấu trúc chưa cân đối, nhiều nội dung còn nặng tính kỹ thuật; hoạt động thể thao trường học hướng dẫn nội dung còn nghèo nàn, hình thức hoạt động đơn điệu, chưa thu hút được đông đảo học sinh tham gia tập luyện thể dục, thể thao; các giải thi đấu thể thao dành cho học sinh, sinh viên giảm khá nhiều so với các năm trước; nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng đủ…
Vì vậy, các đại biểu cho rằng, cần tăng cường hơn nữa các hoạt động thể dục, thể thao trong trường học như: xây dựng các hoạt động thể thao thường xuyên, đưa các môn thể thao truyền thống vào hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường. Ngành giáo dục cần tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; tăng cường, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên thể dục bảo đảm đạt chuẩn theo quy định.
QUÝ TÙNG
Theo nhandan
Ngành GD&ĐT Đồng Nai đề ra 5 giải pháp cơ bản năm 2019
Sở GD&ĐT Đồng Nai đề nghị góp ý dự thảo kế hoạch của UBND tỉnh triển khai thực hiện kế hoạch nhiệm vụ công tác năm 2019 của Bộ GD&ĐT.
Ảnh minh họa/internet
Dự thảo kế hoạch đưa yêu cầu: Giáo dục mầm non tập trung phát triển trường, lớp ở khu công nghiệp; đẩy mạnh các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, kiên quyết chống hành vi bạo hành trẻ và khắc phục tình trạng thiếu giáo viên; đổi mới cơ chế quản lý các cơ sở giáo dục mầm non.
Giáo dục phổ thông tiếp tục chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, nhất là đối với lớp 1; nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, đặc biệt là kỳ thi THPT quốc gia; đổi mới cơ chế quản lý trong các trường phổ thông. Phấn đấu năm học 2019 - 2020 có 92,6% học sinh THCS và 74,4% học sinh THPT đi học đúng độ tuổi.
Giáo dục thường xuyên tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm văn hóa, thể thao - học tập cộng đồng, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; chấn chỉnh các trung tâm ngoại ngữ, tin học, đào tạo từ xa hoạt động không đúng quy định; rà soát, tiếp tục thực hiện các mục tiêu của Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020; thúc đẩy việc học tập của người lớn; đẩy mạnh dạy học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài.
Giáo dục đại học tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tự chủ, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cún khoa học, hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên; chuẩn hóa, tăng cường hội nhập quốc tế và yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; tăng tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
Dự thảo kế hoạch đưa ra các nhóm nhiệm vụ chủ yếu, gồm: Rà soát, sắp xếp, phát triển mạng lưới cơ sở GD&ĐT; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp;
Triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên, đảm bảo an toàn trường học;
Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục. Đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở GD&ĐT. Tăng cường hội nhập quốc tế trong GD&ĐT. Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động GD&ĐT. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
5 nhóm giải pháp cơ bản cũng được đưa ra. Trong đó có hoàn thiện thể chế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về GD&ĐT; nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục các cấp; tăng cường các nguồn lực đầu tư cho GD&ĐT; tăng cường công tác khảo thí, kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục; đẩy mạnh công tác truyền thông về GD&ĐT.
Lập Phương
Theo giaoducthoidai.vn
Cao từ 1m50 trở lên mới được đăng ký ngành sư phạm Thí sinh nam phải cao từ 1m55, nữ từ 1m50 trở lên mới được đăng ký xét tuyển các ngành đào tạo giáo viên của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Đó là một trong những thông tin đáng chú ý vừa được Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM thông báo về chỉ tiêu, tổ hợp xét tuyển dự kiến từng ngành trong năm 2019....