Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non
Các cơ sở giáo dục tiếp tục các biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ, phát hiện các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn, có biện pháp khắc phục kịp thời, xử lý nghiêm các vụ việc liên quan đến vi phạm đạo đức nhà giáo hoặc mất an toàn cho trẻ.
“ Giáo dục mầm non đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra trong năm học 2019-2020, triển khai có hiệu quả các văn bản chỉ đạo hoạt động giáo dục, củng cố chất lượng phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, các phong trào thi đua đạt kết quả tốt, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ có sự chuyển biến tích cực. Hệ thống giáo dục mầm non tư thục ngày được quan tâm, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được giữ vững, không xảy ra dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho trẻ”- đó là đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) An Giang về công tác giáo dục mầm non tỉnh nhà trong năm học qua.
Định hướng giáo dục mầm non trong năm học mới 2020-2021, Sở GD&ĐT cho biết, ngành sẽ đẩy mạnh quy hoạch, rà soát, sắp xếp, phát triển trường, lớp mầm non đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ, đặc biệt tại các cơ sở giáo dục mầm non có nhiều điểm lẻ, các khu vực có khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đông dân cư; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi, phấn đấu tăng tỷ lệ trường mầm non đạt kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia.
Cùng với đó là tăng cường năng lực quản trị nhà trường, đổi mới cơ chế quản trị nhà trường, đổi mới cơ chế quản lý cơ sở giáo dục mầm non gắn với thực hiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non; bồi dưỡng nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ giáo viên mầm non, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên mầm non; phát triển chương trình giáo dục mầm non phù hợp bối cảnh địa phương; thực hiện Quyết định số 1065/QĐ-BGDĐT ngày 19-4-2019 về thực hiện Đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025″.
Giáo dục mầm non luôn hướng đến phát triển thể chất và kỹ năng cho trẻ.
Theo định hướng chung, Sở GD&ĐT triển khai từng nhiệm vụ cụ thế đến với các trường, nền tảng nhất là thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua như: “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, tiếp tục thực hiện các nội dung của cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Nâng cao công tác quản lý ngành bằng cách tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về việc cấp phép thành lập, hoạt động nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục, kiên quyết đình chỉ các nhóm/lớp độc lập tư thực không đảm bảo điều kiện theo quy định, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Các địa phương tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới trường lớp, tăng cường cơ sở vật chất trường học, bổ sung tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, phần mềm hỗ trợ cho công tác quản lý, chăm sóc trẻ; phấn đấu tăng tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo ra lớp, duy trì tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi theo quy định của tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi, tăng tỷ lệ trẻ mầm non học 2 buổi/ngày và bán trú.
Các cơ sở giáo dục tiếp tục các biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ, phát hiện các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn, có biện pháp khắc phục kịp thời, xử lý nghiêm các vụ việc liên quan đến vi phạm đạo đức nhà giáo hoặc mất an toàn cho trẻ.
Nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ bằng cách đảm bảo 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thể thấp còi so với năm học, khống chế tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì.
Bên cạnh đó là phát triển chương trình giáo dục mầm non phù hợp với bối cảnh địa phương, nâng cao chất lượng chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, khai thác và sử dụng hiệu quả môi trường cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng hiện có, khuyến khích giáo viên tự học và khai thác nguồn tài liệu, học liệu trên mạng internet.
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, các cơ sở cần thực hiện tốt hơn công tác xã hội hóa giáo dục, tiếp tục huy động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư nguồn lực phát triển giáo dục mầm non, chú trọng phát triển trường, nhóm, lớp mầm non ngoài công lập ở những nơi có điều kiện, đặc biệt ở các khu đông dân cư, khu công nghiệp để đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ.
Đồng thời, tích cực nghiên cứu học hỏi, áp dụng các mô hình giáo dục mầm non tiên tiến của các nước phát triển, đẩy mạnh hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
Bộ GD-ĐT yêu cầu thanh tra việc học sinh lớp 1 phải mua 23 cuốn sách
Sau thông tin học sinh lớp 1 phải mua 1 bộ sách hơn 800.000 đồng với 23 đầu sách, Bộ GD-ĐT có văn bản yêu cầu các sở GD-ĐT tăng cường quản lý và thanh tra việc trang bị sách trong trường học.
Bộ GD-ĐT yêu cầu các địa phương tiến hành thanh tra việc mua sắm sách và tài liệu tham khảo trong các trường - ẢNH NGỌC THẮNG
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ vừa ký văn bản gửi giám đốc các sở GD- ĐT về việc tăng cường quản lý việc trang bị sách giáo khoa và tài liệu tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Theo đó, nhằm tăng cường quản lý và kịp thời khắc phục những tồn tại trong việc trang bị sách giáo khoa và tài liệu tham khảo tại các các cơ sở giáo dục phổ thông phục vụ năm học 2020-2021, Bộ GD- ĐT yêu cầu giám đốc các sở GD-ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện trang bị sách giáo khoa theo đúng quy định, đảm bảo chất lượng, đủ số lượng và kịp thời cho năm học 2020-2021.
Đối với tài liệu tham khảo, thực hiện đúng quy định tại Thông tư số 21 năm 2014 do Bộ GD-ĐT ban hành, quy định về việc quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên và Điều lệ trường học.
Trong đó, yêu cầu tuyệt đối không được ép buộc học sinh phải mua tài liệu tham khảo; phụ huynh, học sinh tự mua sắm theo nhu cầu thực tế và không bắt buộc; các cơ sơ sở giáo dục phổ thông phải cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin về tài liệu tham khảo sử dụng tại trường để học sinh, phụ huynh biết lựa chọn.
Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các sở GD-ĐT tiến hành tổ chức thanh tra, kiểm tra cơ sở giáo dục phổ thông trong việc trang bị sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Trước ngày 20.9 tới, các sở GD-ĐT phải báo cáo về Bộ GD-ĐT kết quả thực hiện các nội dung nêu trên.
Trước đó, dư luận bức xúc khi phụ huynh học sinh lớp 1 của 1 trường tiểu học ở Q.5, TP.HCM, phản ánh kèm bằng chứng về việc con họ bị nhà trường "ép" mua bộ sách với 23 cuốn, với giá tiền hơn 800.000 đồng. Điều đáng nói, trong số 23 cuốn sách này, phần lớn là sách tham khảo, bổ trợ, không nằm trong danh mục sách giáo khoa bắt buộc phải trang bị.
Thở phào nhẹ nhõm vì hàng ngàn học sinh đã được vào lớp 1
Bộ Giáo dục tính 5 giải pháp cho năm học 2020-2021 Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ vừa ký ban hành Chỉ thị về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020-2021. Trong đó, tăng cường thanh, kiểm tra các trường đại học, nhất là việc thực hiện quy định về quyền tự chủ; công tác tuyển sinh... Căn cứ các yêu cầu và tình hình thực tiễn của các địa phương, của...