Nâng cao chất lượng dạy và học đối với trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tập trung xây dựng tài liệu, học liệu và cấp phát cho các nhà trường để nội dung nâng cao chất lượng dạy và học đối với trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú.
Ngày 22.11, Vụ Giáo dục Dân tộc, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội thảo đánh giá tình hình và đề xuất giải pháp triển khai hiệu quả các nội dung do Bộ GDĐT chủ trì thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025.
Một giờ học của học sinh trường THPT Dân tộc nội trú Nơ Trang Lơng, Đắk Lắk. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)
Hội thảo có sự tham dự của đại diện Vụ Giáo dục Dân tộc, Vụ Cơ sở vật chất, Văn phòng Bộ GDĐT; đại biểu 18 tỉnh/thành phố khu vực Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên có trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú và đại biểu của Trường Đại học Tây Nguyên.
Hội thảo nhằm đánh giá tình hình, chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025. Đồng thời tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của địa phương làm cơ sở để hướng dẫn, chỉ đạo hiệu quả các nội dung của Chương trình do Bộ GDĐT chủ trì.
Video đang HOT
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia, Bộ GDĐT được giao đầu mối triển khai 2 nhiệm vụ: Đầu tư cơ sở vật chất cho các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc và đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hiện nay, các nội dung thuộc hai nhiệm vụ đang được Bộ GDĐT và ngành Giáo dục các địa phương triển khai theo đúng kế hoạch. Cụ thể như khẩn trương thực hiện các giải pháp để đầu tư hiệu quả cho Trường Đại học Tây Bắc và Đại học Tây Nguyên; đầu tư bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất cho các trường chưa đạt chuẩn quốc gia để đảm bảo tốt việc tổ chức dạy – học (bao gồm cả các hoạt động dạy và học trực tuyến), nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú, nội trú.
Đối với nội dung nâng cao chất lượng dạy và học đối với trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú, Bộ GDĐT đang tập trung xây dựng tài liệu, học liệu và cấp phát cho các nhà trường.
Đồng thời, triển khai việc bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú về các nội dung quản lý và giáo dục đặc thù.
Trao đổi tại Hội thảo, đại diện các địa phương đã cập nhật nhiều thông tin về tình hình triển khai các nhiệm vụ của Chương trình thực tế tại các địa phương. Theo đó, các địa phương đều đã ban hành kế hoạch, hướng dẫn để thực hiện, xác định được những việc cần triển khai phù hợp với điều kiện, đặc thù của địa phương. Đồng thời, tính toán nguồn lực phù hợp.
Tuy nhiên, nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập cũng đã được đại diện địa phương chia sẻ. Trong đó, một số nội dung đầu tư chưa được thể hiện trong Quyết định 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, một số quy định hiện hành chưa đầy đủ, không còn phù hợp thực tế… gây khó khăn cho địa phương trong thực hiện. Nguồn vốn, tiến độ giải ngân, xác định đối tượng, địa điểm đầu tư,… cũng là những vướng mắc hiện nay.
Từ những khó khăn, vướng mắc đang đặt ra, đại diện các địa phương đề xuất, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương tiếp tục hoàn thành việc xây dựng, ban hành hoặc trình ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành và hướng dẫn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số; tập trung thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giao kế hoạch vốn ngân sách nhà nước hằng năm theo kế hoạch của giai đoạn 2021-2025.
Bộ GDĐT tăng cường công tác quản lý và điều hành, tiếp tục rà soát những khó khăn vướng mắc để chỉ đạo tháo gỡ kịp thời; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nắm bắt tình hình tổ chức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia dân tộc thiểu số tại các địa phương.
Ủy ban nhân dân các tỉnh cần khẩn trương hoàn thiện ban hành các quy định về quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện tại địa phương; quản lý, chỉ đạo chặt chẽ, đồng bộ trong quá trình triển khai thực hiện giữa các dự án, tiểu dự án tại địa phương. Đồng thời, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để phổ biến, vận động nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tham gia tích cực việc triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương.
Tọa đàm 'Giáo dục sức khỏe giới tính cho học sinh trường Dân tộc nội trú'
Tọa đàm 'Giáo dục sức khỏe giới tính cho học sinh trường Dân tộc nội trú' do Báo Phụ nữ Việt Nam tổ chức tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Tọa đàm xoay quanh vấn đề giáo dục giới tính, chăm sóc sức khỏe thể chất, tinh thần, ứng xử trong các mối quan hệ, tình yêu học trò, kỹ năng giữ an toàn ở trường dân tộc nội trú, đặc biệt là với các nữ sinh dân tộc thiểu số.
Các em học sinh đã gắn bó với nhà trường từ năm học lớp 6 đến năm lớp 12. Đó là 7 năm bản lề quan trọng trong phát triển sức khỏe thể chất, tinh thần, sự trưởng thành của tuổi teen. Nhất là trong điều kiện các em sống tập trung tại trường, xa bố mẹ, người thân, trách nhiệm của các thầy cô, đội ngũ cán bộ của nhà trường càng nặng nề hơn.
MC và 3 vị khách mời tham gia tọa đàm "Giáo dục sức khỏe giới tính cho học sinh trường Dân tộc nội trú"
Chia sẻ của cô Đinh Thị Thanh Tươi, Hiệu trưởng nhà trường, giúp chúng ta hình dung những thuận lợi, khó khăn và sự quan tâm đặc biệt của trường với chủ đề rất quan trọng đối với học sinh phổ thông cơ sở, phổ thông trung học nói chung và các em học sinh ở trường Dân tộc nội trú nói riêng.
Chị Bùi Thị Ngợi - Chủ tịch Hội LHPN huyện Lạc Sơn - đề xuất những hướng phối hợp thực hiện giữa Hội LHPN với Nhà trường để có thể hướng quan tâm đến đối tượng đặc biệt là các nữ sinh dân tộc thiểu số.
Đặc biệt, sự có mặt của chị Phan Lan Hương - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Quyền trẻ em thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam - thực sự là cầu nối uyển chuyển với các em học sinh, vừa cung cấp tới các em những nội dung cần thiết nhất, vừa chia sẻ với các thầy cô các kỹ năng giáo dục sức khỏe giới tính cho học sinh trong điều kiện ở môi trường nội trú.
Tọa đàm nằm trong chuỗi các hoạt động truyền thông Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (2021-2025).
Tiến sĩ Vũ Dương Thúy Ngà: 'Đọc sách giúp chúng ta tạo ra niềm hạnh phúc' Sáng 4/11, tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Bắc Giang, Thư viện tỉnh Bắc Giang tổ chức nói chuyện chuyên đề 'Đọc và học tập suốt đời theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại'. Dự và giao lưu buổi nói chuyện có diễn giả, tiến sĩ Vũ Dương Thúy Ngà, nguyên Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa, Thể...