Nan giải tình trạng học sinh bỏ học sau Tết
Hàng năm, sau thời gian nghỉ Tết tình trạng học sinh (HS) không đến lớp hay bỏ học lại tăng cao, nhất là những địa phương biên giới. Dù ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đã triển khai nhiều biện pháp nhưng rất khó khắc phục triệt để, nguyên nhân chủ yếu do các em cùng gia đình rời bỏ địa phương đi lao động ở xa…
Sau Tết, HS bỏ học chủ yếu là theo gia đình đi làm việc
Theo thống kê của Sở GD&ĐT, toàn tỉnh có trên 3.076 HS không đến lớp, tập trung nhiều nhất ở các địa phương: An Phú, Châu Phú, Phú Tân và TP. Châu Đốc. Trong đó có đến 1.685 HS ở bậc THCS, 419 HS ở bậc THPT.
Theo Trưởng phòng GD&ĐT huyện Châu Phú Lâm Huỳnh Minh Đông, sau Tết là cao điểm bỏ học của HS, trong rất nhiều nguyên nhân được tìm hiểu và phân tích thì việc HS bỏ học theo cha mẹ, anh chị đi làm ăn xa chiếm đến 80-90%.
Trong khi xu hướng rời làng quê đi lao động tại các khu công nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông như: Bình Dương, Đồng Nai… vẫn còn diễn ra thì tình trạng học HS theo gia đình là chuyện rất khó khắc phục. “Khi HS vì hoàn cảnh nghèo không đến lớp thì nhà trường sẽ tiến hành vận động, hỗ trợ bằng mọi cách để các em đến trường.
Video đang HOT
Tuy nhiên, thời điểm Tết, gia đình các em đi làm xa về, sau Tết đi làm sẽ dẫn các em đi theo, một là có thể làm việc tại các xí nghiệp, còn nếu chưa đủ tuổi sẽ ở nhà trông nhà, giữ em nhỏ…” – ông Đông phân tích.
Tâm lý chung của phụ huynh HS hiện nay phần lớn là cho con học đại học, cao đẳng để tìm việc làm, chưa suy nghĩ nhiều về chuyện mở mang, bổ sung kiến thức. Trong khi đó, tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm, tình trạng thất nghiệp diễn ra ngày càng nhiều với số lượng đông đã tác động không nhỏ đến HS các trường THCS, THPT.
Theo thầy Đông, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn… tác động đến HS lớp 8, 9 về công tác hướng nghiệp trong nhà trường. Đồng thời, trước Tết nắm tình hình các em HS nào có nguy cơ bỏ học sau Tết sẽ tiến hành vận động, tác động tâm lý để tránh việc bỏ học. Đây là cách làm tốt nhất để giảm áp lực cho công tác GD phổ cập tại địa phương.
Bên cạnh đó, huyện còn làm tốt công tác khuyến học – khuyến tài như: tặng tập, sách, xe đạp, học bổng… cho các em HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn, tạo mọi điều kiện để các em đến trường thuận lợi.
Ngoài ra, chỉ đạo các trường phối hợp địa phương vận động, tác động đến những gia đình có điều kiện nhưng lại không cho con em đến lớp bằng cách phê phán. Riêng với những tấm gương vượt khó học giỏi, những gia đình khuyến học sẽ được tuyên dương rộng rãi.
“Nhờ thường xuyên phân tích, tìm hiểu nguyên nhân nên dù tình trạng bỏ học sau Tết của HS các cấp trên địa bàn huyện Châu Phú vẫn còn, nhưng so cùng kỳ năm trước đã chuyển biến giảm…”- thầy Đông giải thích.
Theo thầy Nguyễn Thanh Tâm, Hiệu trưởng Trường THCS Tân An (TX. Tân Châu), trước đây, tình trạng HS bỏ học sau Tết vẫn có xảy ra ở nhà trường, tuy nhiên đang giảm dần qua các năm. Điển hình, năm học này, sau Tết trường chỉ có 1 HS nghỉ học với nguyên nhân do bệnh.
“Đó là nhờ khoảng 1 tháng trước tết, nhà trường luôn tìm ra giải pháp để tiến hành tháo gỡ tình trạng bỏ học của HS. Theo đó, nếu là HS nghèo sẽ vận động các nguồn lực để hỗ trợ, còn với HS có học lực yếu, kém sẽ phân công giáo viên phụ đạo tích cực để không xảy ra tình trạng chán rồi bỏ học… Các em có thể bỏ học vì phải đi theo gia đình nhưng không để HS bỏ học vì nghèo” – thầy Tâm thông tin.
Theo Baoangiang.com.vn
Sôi nổi ngày hội công nghệ thông tin ngành GDvàĐT Phúc Thọ lần thứ 4
Mới đây, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Phúc Thọ đã tổ chức thành công ngày hội Công nghệ thông tin ngành GD&ĐT Phúc Thọ lần thứ 4, năm học 2017 - 2018 với chủ đề "Giáo dục thông minh trong thời kỳ hội nhập quốc tế".
Sôi nổi ngày hội Công nghệ thông tin ngành GD&ĐT Phúc Thọ lần thứ 4. Ảnh C.T
Tham dự ngày hội công nghệ thông tin năm nay, toàn huyện Phúc Thọ có 72 đơn vị trường mầm non, tiểu học và THCS đến từ 23 xã, thị trấn. Trong đó, mỗi đơn vị trường tổ chức một gian trưng bày và triển lãm các sản phẩm công nghệ thông tin điển hình của đơn vị.
Với chủ đề "Giáo dục thông minh trong thời kỳ hội nhập quốc tế", các trường đã vận dụng linh hoạt để sáng tạo ra các bài giảng điện tử, các mô hình, đồ dùng dạy học tích hợp ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả.
Theo đại diện Ban tổ chức, ngày hội nhằm tuyên truyền, quảng bá rộng rãi nội dung và các hoạt động đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục và mỗi đơn vị trường học. Đồng thời, tạo điều kiện giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên của các nhà trường để thực hiện tốt ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy trên lớp.
Gian trưng bày sản phẩm công nghệ thông tin của các đơn vị. Ảnh C.T
Kết thúc ngày hội, Ban tổ chức đã trao 43 giải cá nhân, trong đó có 9 giải bài giảng Elerning gồm 3 giải A, 3 giải B, 3 giải C; 34 giải kỹ năng công nghệ thông tin dành cho giáo viên, nhân viên gồm 12 giải nhất, 6 giải nhì, 6 giải ba và 10 giải khuyến khích.
Bên cạnh đó, Ban tổ chức cũng đã trao 3 giải nhất, 6 giải nhì, 9 giải ba và 24 giải khuyến khích gian trưng bày sản phẩm công nghệ thông tin hiệu quả và đẹp mắt nhất.
Theo Laodongthudo.vn
Huế: Giảm tình trạng học sinh cấp 2 bỏ học sau Tết đi làm Ghi nhận tình hình chung về học sinh sau Tết ở Thừa Thiên Huế, năm nay tỉnh đã có thêm bước chuyển tiếp đáng kể khi ngày càng giảm số lượng các em cấp 2 bỏ học. Những nụ cười của học sinh cấp 2 tỉnh Thừa Thiên Huế ở buổi học đầu năm mới. Đầu năm 2017 sau khi ra Tết, số...