Nan giải bài toán du học sớm
Theo số liệu của Bộ Giáo dục Trung Quốc, hơn 700.000 trẻ em du học nước ngoài vào năm 2019, tăng 6% so với năm 2018.
Số lượng sinh viên đi du học nước ngoài dự kiến tăng sau đại dịch Covid-19.
Trong đó, nhiều em mới chỉ 10 tuổi. Con số này dự kiến sẽ tăng trong những năm tới, làm dấy lên lo ngại từ Chính phủ Trung Quốc.
Tháng 1/2021, Bộ Giáo dục Trung Quốc cho biết sẽ xây dựng “cơ chế mới nhằm thu hút trẻ vị thành niên duy trì học tập trong nước” vì một số em còn quá nhỏ để xa gia đình đi du học.
Tuy nhiên, cha mẹ của Mingming, 12 tuổi, sống tại thành phố Thượng Hải, không tán thành với kế hoạch mới của Bộ Giáo dục. Mingming chuẩn bị chia tay gia đình, chuyển đến học tại một trường phổ thông nội trú ở Washington DC.
Bố mẹ Mingming tin rằng nếu con trai học trung học tại Mỹ, em sẽ vượt qua kỳ thi chuyển cấp và giành suất vào một trường đại học hàng đầu. Mẹ của Mingming nhận xét: “Chất lượng giáo dục tại Trung Quốc không kém nhưng đối với những đứa trẻ, nó quá khó. Tôi biết rằng để vào đại học có rất nhiều cách nhưng tôi hy vọng con đường của con trai không quá hạn hẹp”.
Kết quả khảo sát năm 2016 của một công ty nghiên cứu ở Thượng Hải cho thấy hơn 80% triệu phú Trung Quốc đang có kế hoạch cho con cái du học. Bất chấp sự bùng phát của đại dịch Covid-19 vào năm 2020, số học sinh từ lớp 7 – 12 tại Trung Quốc tham gia các khóa học và kỳ thi phục vụ mục đích du học vẫn tăng.
Các chuyên gia giáo dục cho rằng áp lực học tập căng thẳng tại quê nhà là một trong những lý do khiến phụ huynh gửi con đi học nước ngoài. Trong đó, kỳ thi đại học quốc gia Gaokao, cơ hội giành suất vào các trường đại học Trung Quốc, được đánh giá là khốc liệt nhất nhì thế giới.
Chu Zhaohui, Nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Khoa học Giáo dục quốc gia, cho biết nhiều gia đình giàu có tin rằng bằng cấp quốc tế sẽ mang lại triển vọng nghề nghiệp tốt hơn cho con cái khi các em trở về Trung Quốc. Số khác nhận định hệ thống giáo dục nghiêm ngặt của Trung Quốc khiến trẻ em gần như không thể phát triển các sở thích cá nhân, ví dụ như thể thao.
Jia Jia, có con trai Yangyang du học Australia từ năm lớp 7, cho biết ban đầu, gia đình dự định cho con du học từ bậc đại học. Tuy nhiên, họ đẩy nhanh kế hoạch tại cấp THCS khi nhận thấy Yangyang không có thời gian chơi thể thao do phải làm quá nhiều bài tập về nhà.
Video đang HOT
Trước đó, tại trường tiểu học, Yangyang được nhận xét là học tập tốt, yêu thích bóng đá, bơi lội nhưng em không thể tận hưởng đam mê dưới áp lực của hệ thống giáo dục Trung Quốc.
Jia cho biết: “Những tin nhắn liên tục của giáo viên về điểm số, thứ hạng khiến vợ chồng tôi lo lắng con trai không thể làm tốt trong Zhongkao (Kỳ thi tuyển sinh vào THPT Trung Quốc). Gia đình tôi có quá nhiều áp lực”.
Nhà nghiên cứu Chu Zhaohui cho biết chính phủ cần khuyến khích các nhà tuyển dụng sử dụng nhân tài trong nước thay vì ưu tiên du học sinh nếu muốn đảo ngược xu hướng du học quốc tế. “Tuy nhiên, du học vẫn là quyết định riêng của từng gia đình.
Vì vậy, tôi nghĩ rằng không thể có một chính sách cụ thể, ngay lập tức nhằm hạn chế phụ huynh gửi con cái ra nước ngoài du học”, ông Zhaohui nói thêm.
Xiong Bingqi, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Giáo dục thế kỷ 21 tại Thượng Hải, cho biết để khuyến khích các phụ huynh như Jia cho con cái học tập trong nước, chính phủ cần thúc đẩy nền giáo dục cá nhân hóa và thay đổi cách đánh giá học sinh.
Kiến thức đâu thể ngày 1 ngày 2 "rơi rụng", giao bài Tết có làm cũng là đối phó
Nhiều giáo viên và học sinh thể hiện sự đồng tình với công văn về việc "Nghỉ Tết không áp lực học tập" của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Ngày 26/1, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có văn bản gửi các đơn vị trực thuộc, yêu cầu không giao bài tập về nhà cho học sinh khi nghỉ Tết Nguyên đán. Cụ thể, văn bản nêu rõ:
"Trong những năm qua, không ít phụ huynh phàn nàn về số lượng bài tập thầy cô yêu cầu học sinh phải hoàn thành trong thời gian nghỉ Tết quá nhiều; Để học sinh không suy nghĩ với số bài tập trong thời gian nghỉ Tết; Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Phòng Giáo dục - Đào tạo chỉ đạo các trường thuộc thẩm quyền quản lý một số nội dung như sau:
- Bắt đầu từ Tết Nguyên Đán Tân Sửu năm 2021 trở đi, giáo viên không giao bài tập cho học sinh trong thời gian nghỉ Tết;
- Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán là khoảng thời gian để học sinh có cơ hội trải nghiệm, tìm hiểu các phong tục đẹp, truyền thống trong ngày Tết, hãy để các em có khoảng thời gian nghỉ Tết được sum họp bên gia đình, vui chơi, nghỉ ngơi thoải mái, đảm bảo an toàn sức khỏe.
- Giáo viên dặn dò học sinh và phối hợp với phụ huynh, đến khi chuẩn bị hết kỳ nghỉ Tết (còn khoảng 1-2 ngày) hãy cùng con ôn lại công thức, quy tắc trong sách giáo khoa và chuẩn bị bài kỹ trước khi đến lớp sau thời gian nghỉ Tết".
Sau khi văn bản này được công bố, bên cạnh những ý kiến đồng tình cũng có không ít những ý kiến cho rằng vẫn phải giao bài tập về nhà dịp Tết cho học sinh.
Theo luồng quan điểm này, nếu không giao bài cho học sinh, ra Tết học sinh sẽ bị "rơi rụng" kiến thức.
Em Nguyễn Thùy Linh (ở giữa), học sinh lớp 11D3, Trường Trung học phổ thông Trần Phú - Hoàn Kiếm. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Em Nguyễn Thùy Linh, học sinh lớp 11D3, Trường Trung học phổ thông Trần Phú - Hoàn Kiếm bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn với văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Linh cho biết việc học là cả một quá trình, không thể vì mấy ngày Tết mà "rơi rụng" kiến thức được:
"Tết là dịp để nghỉ ngơi, thoải mái vui chơi bên bạn bè và gia đình, nếu thầy cô giao quá nhiều bài tập sẽ khiến chúng em bị áp lực, qua đó sẽ mất đi ý nghĩa của việc nghỉ Tết.
Dù biết giáo viên giao bài tập Tết là muốn học sinh không quá mải chơi mà quên mất kiến thức, nhưng học tập là cả năm, không vì mấy ngày nghỉ mà chúng em "rơi rụng" kiến thức".
Đồng tình với quan điểm của Linh, em Vũ Trần Thảo Vân, học sinh lớp 11 Hóa, Trường Trung học phổ thông Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ:
"Năm trước, đúng hôm 30 Tết, gia đình em đang chuẩn bị ăn tất niên thì cô giáo giao bài tập vào trong nhóm của lớp. Để làm hết số bài tập đó em đã mất luôn 3 ngày Tết.
Thực tế làm bài tập dịp Tết gần như là "đối phó". Có nhiều bạn còn mượn vở bài tập của nhau để chép cho đầy đủ, làm đúng thông lệ cô giáo kiểm tra là "thoát nạn".
Thảo Vân cho rằng, thay vì giao những bài tập siêu hóc búa, giáo viên có thể thay bằng các bài tập trải nghiệm:
"Em thấy rằng việc các thầy cô giao bài tập tết về nhà cũng là có ý tốt cho chúng em, thế nhưng thay vì giao những bài siêu hóc búa, thầy cô có thể thay bằng những bài tập trải nghiệm như: Giúp đỡ ông bà, cha mẹ dọn dẹp nhà cửa, gói bánh chưng thì sẽ ý nghĩa hơn".
Trong khi học sinh muốn có kỳ nghỉ Tết không phải lo chuyện bài tập về nhà, thì giáo viên lại trăn trở nếu làm như vậy các em sẽ bị quên kiến thức, hay có tâm lý "ngại học" sau Tết.
Cô Phạm Thái Lê, giáo viên Trường Marie Curie (Hà Nội). Ảnh: Nhân vật cung cấp
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về vấn đề này, cô Phạm Thái Lê, giáo viên Trường Marie Curie (Hà Nội) bày tỏ:
"Sau nhiều lần "lì xì" học sinh bằng bài tập, tôi nghiệm ra rằng việc giao nhiều bài tập cũng không giúp học sinh giỏi lên. Học sinh phải làm bài tập trong tâm lý không thoải mái, không hứng thú thì cũng không có nhiều tác dụng, thậm chí là đối phó bằng nhiều hình thức như chép bài của nhau.
Vài năm trở lại đây tôi không giao bài tập Tết cho học sinh nữa, tôi chỉ yêu cầu các em về nhà vui Tết an toàn, lành mạnh, ngoan ngoãn và soạn bài kỹ trước khi đến lớp sau kỳ nghỉ là được. Quan điểm này của tôi nhận được phản hồi tích cực từ phụ huynh và học sinh".
Thầy Trần Mạnh Tùng, giáo viên Trường Trung học phổ thông Lương Thế Vinh (Hà Nội). Ảnh: Nhân vật cung cấp
Thầy Trần Mạnh Tùng, giáo viên Trường Trung học phổ thông Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho hay, 20 năm gắn bó với nghề, thầy chưa bao giờ giao bài tập Tết cho học sinh.
"Trong 20 năm làm thầy giáo, tôi chưa bao giờ giao bài tập Tết cho học sinh. Lý do là hiện nay việc học tập của học sinh Việt Nam khá căng thẳng. Ngoài học chính khóa, nhiều học sinh phải "chạy sô" học thêm.
Nếu trong kỳ nghỉ Tết, các em lại bị giao bài tập, căng thẳng càng bị đẩy lên cao. Kỳ nghỉ Tết nên để các em có thời gian giúp đỡ ba mẹ dọn dẹp, trang trí nhà cửa, cũng là thời gian nghỉ ngơi. Quan trọng nhất là giáo viên tuyên truyền cho học sinh ăn Tết và vui Tết lành mạnh", thầy Tùng nhấn mạnh.
Quảng Bình, Quảng Ninh yêu cầu không giao bài tập cho học sinh dịp Tết Quảng Bình, Quảng Ninh yêu cầu giáo dục học sinh về ý nghĩa ngày Tết cổ truyền, giúp đỡ cha mẹ, gắn kết gia đình. Ảnh minh họa Ngày 4/2, Sở GD&ĐT Quảng Ninh chỉ đạo phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn quán triệt cơ sở giáo dục trong tỉnh tuyệt đối không gây áp lực học tập...