Nấm “vùng ấy” đừng nên coi thường
Nhiễm trùng nấm men, hay còn được gọi là nhiễm nấm candida là bệnh rất dễ gặp ở cả phụ nữ và nam giới vì nó do loại vi khuẩn trú ngụ trong đường sinh dục và đường ruột gây ra.
Khi có sự mất cân bằng trong các bộ phận này, nhiễm nấm candida có thể gây nhiễm trùng. Phát ban, viêm âm đạo, và bệnh tưa miệng là một số các biểu hiện có thể xuất hiện của nhiễm nấm candida.
Bởi vì candida có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể – thông thường nhất là miệng, tai, mũi, móng chân, móng tay, đường tiêu hóa, và âm đạo, nên nó có thể được đặc trưng bởi một loạt các triệu chứng. Bao gồm táo bón, tiêu chảy, đau bụng, nhức đầu, hơi thở hôi, ngứa hậu môn, bất lực, mất trí nhớ, thay đổi tâm trạng, viêm tuyến tiền liệt, lở loét thối, mệt mỏi cùng cực, viêm âm đạo, triệu chứng tiền kinh nguyệt, thận và các bệnh nhiễm trùng bàng quang, viêm khớp, trầm cảm, suy giáp, thượng thận vấn đề, hiếu động thái quá, và thậm chí cả bệnh tiểu đường…
Ở những đối tượng nữ có hoạt động tình dục mạnh hoặc dùng thuốc phòng tránh thai cũng là người có thể có yếu tố nguy cơ bị mắc bệnh viêm âm hộ, âm đạo do nấm Candida. Bệnh nhân thường có biểu hiện triệu chứng ngứa ngáy âm hộ, có cảm giác nóng bỏng, giao hợp bị đau đớn và khó khăn… Khám phụ khoa thấy niêm mạc âm hộ, âm đạo bị viêm đỏ, có mảng màu trắng, dịch tiết ra như sữa đông. Tổn thương có thể lan ra quanh âm hộ và háng bẹn của bệnh nhân.
Bệnh hay tái phát
Bệnh do nấm Candida ở âm đạo phụ nữ nhưng khi điều trị muốn khỏi bệnh phải điều trị cả cho vợ và chồng. Ở nhiều phụ nữ sau điều trị nấm âm đạo rất hay tái phát, ngoài nguyên nhân do chồng không cùng điều trị thì còn do người phụ nữ chủ quan, không làm đúng theo lời dặn của bác sĩ trong vệ sinh cá nhân như giặt riêng đồ lót bằng xà phòng, phơi khô ngoài nắng to trước khi mặc để tránh nhiễm nấm từ những đồ lót mặc lần trước.Không tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ là khi dùng hết thuốc phải khám và xét nghiệm lại theo đúng lịch hẹn, dẫn đến tình trạng thuốc uống thuốc chưa đủ liều, đặt chưa trị dứt điểm sạch nấm. Đặc biệt, một số trường hợp còn tự ý mua thuốc đặt khi thấy có biểu hiện ngứa, ra khí hư, do đó làm tăng nguy cơ kháng thuốc, tái phát rất cao.
Bệnh viêm âm đạo thường có mấy loại sau:
Viêm âm đạo do nấm : Thường gặp do một trong số các chủng nấm có tên là Candida gây ra. Nhiễm nấm làm cho dịch âm đạo đặc lại, dai dính, cũng có thể hơi lỏng nhưng không có mùi, âm hộ và niêm mạc âm đạo thường đỏ, rất ngứa. Viêm âm đạo do loạn khuẩn: Do sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn chứ không phải là nấm khi môi trường âm đạo bị mất cân bằng, nhưng nguyên nhân đích thực của sự phát triển quá mức các loại vi khuẩn vẫn chưa rõ.
Viêm âm đạo này là thể hay gặp nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Thường ra khí hư có màu trắng như sữa và mỏng, có mùi hôi như mùi cá ươn, càng rõ hơn sau quan hệ tình dục. Viêm âm đạo do trùng roi: Khí hư màu vàng, thường có mùi hôi, ngứa và đau ở âm đạo và âm hộ, đái buốt, có thể có cảm giác khó chịu ở bụng dưới và đau ở âm đạo khi giao hợp – những triệu chứng này có thể tăng lên sau giai đoạn hành kinh. Tuy nhiên cũng có nhiều phụ nữ không thấy có triệu chứng gì. Bệnh có thể lây nhiễm qua quan hệ tình dục. Thể viêm âm đạo do Chlamydia: Nhiều phụ nữ mắc nhưng hầu hết không biểu hiện triệu chứng gì, vì thế chẩn đoán khó khăn. Thể viêm âm đạo này đôi khi không gây ra khí hư, nhiều phụ nữ chỉ thấy ra máu chút ít, nhất là sau khi quan hệ tình dục, đau bụng dưới và vùng tiểu khung.
Nấm âm đạo sẽ nhanh khỏi nếu được điều trị kịp thời
Thủ phạm gây bệnh nấm âm đạo
Hầu hết phụ nữ đều bị nhiễm nấm âm đạo ít nhất 1 lần trong đời. Bị nấm âm đạo không có nghĩa là bạn là người không “đứng đắn”, hay đó là bệnh “đáng xấu hổ” khiến bạn phải cúi gằm mặt khi đi khám phụ khoa, bởi đôi khi bị nấm chỉ đơn thuần là do… bạn quá sạch sẽ.
“Thủ phạm” gây nhiễm nấm âm đạo chính là nấm Candida Albicans, ký sinh ở một số nơi trên da và bên trong âm đạo, là một phần hệ vi sinh vật bình thường trong miệng, ruột và âm đạo. Bình thường, môi trường acid trong âm đạo giữ cho nấm không bùng phát. Nhưng vì một lý do nào đó khiến môi trường âm đạo bị kiềm hóa, nấm Candida Albicans phát triển mạnh sẽ gây ra chứng nhiễm nấm âm đạo.
Video đang HOT
Triệu chứng của nấm âm đạo là gì?
Nhiễm nấm thường không nguy hiểm nhưng gây ra nhiều bất tiện. Dưới đây là các triệu chứng thường gặp trong nhiễm nấm:
Ngứa và nóng ran ở cơ quan sinh dục ngoài (âm hộ & âm đạo)Dịch tiết âm đạo (huyết trắng bệnh lý) giống như pho-mátĐau khi giao hợpSưng tấy âm hộÂm hộ đỏNgứa dữ dội, cảm giác tăng lên khi sắp hành kinhĐi tiểu hôi buốt.Bệnh tiến triển dai dẳng nếu không điều trị.Khí hư màu xanh hoặc màu trắng đục
Nấm âm đạo gây khó chịu cho phụ nữ
Phòng nhiễm nấm âm đạo không hề khó
Dưới đây là một số cách phòng chống nấm âm đạo rất hiệu quả mà bạn nên đọc và thực hiện:Bổ sung chế độ ăn uống: Chế độ ăn của bạn với acidophilus hay bifidus để giúp khôi phục lại sự cân bằng bình thường của hệ thực vật trong ruột và âm đạo. Bạn cũng có thể mua các sản phẩm bổ sung chống nấm men.Hạt bưởi, lá ôliu và nước trái cây lô hội, tỏi:
Viên nang tỏi (2 viên nang uống 3 lần một ngày) có hiệu quả ức chế sự lây nhiễm. Axit caprylic là một chất kháng nấm phá hủy các sinh vật candida.Ăn nhiều trái cây: Hãy chắc chắn rằng chế độ ăn uống của bạn là trái cây, không có đường và men. Nấm candida phát triển mạnh trong một môi trường có đường, vì vậy chế độ ăn uống của bạn nên ít carbohydrates và không chứa các sản phẩm men hoặc đường dưới bất kỳ hình thức nào.
Tránh các loại pho mát, rượu, bánh, sô cô la, trái cây khô, thực phẩm lên men, tất cả các loại ngũ cốc có chứa gluten (lúa mì, yến mạch, lúa mạch và lúa mạch đen), giăm bông, mật ong, hạt bơ, dưa chua, khoai tây, nấm liệu, nước tương, giá, và giấm.Loại bỏ trái cây chua như cam, bưởi, chanh, cà chua, dứa, trong chế độ ăn uống của bạn trong một tháng. Sau đó chỉ ăn một hoặc hai lần trong tuần. Bởi những loại trái cây này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm candida phát triển mạnh.Ăn rau, cá, và gluten các loại ngũ cốc như gạo nâu và kê.”Giết” ký sinh trùng. Ký sinh trùng có thể nuôi dưỡng nấm men.
Vì vậy bạn cần đến cơ sở y tế để “làm sạch” ký sinh trùng ít nhất 3 tuần hai lần một năm.Ăn và bôi sữa chua có chứa các men tiêu hóa là các vi khuẩn sống: Nếu bị nấm candida ở âm đạo, bạn có thể bôi trực tiếp sữa chua không đường vào âm đạo hoặc kết hợp với nước và sử dụng nó để rửa âm đạo một hoặc hai lần trong ngày cho đến khi có sự tiến triển tốt.Mặc đồ lót sáng màu bằng cotton. Sợi tổng hợp giữ nhiệt tạo ra một chế độ ăn thuận lợi cho nấm candida.Tránh thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh, và các thuốc có chứa corticosteroid.Tránh tiếp xúc các sản phẩm hóa chất trong gia đình và chất tẩy rửa, nước khử trùng có clo, băng phiến, quần áo bằng vải dệt tổng hợp, và tránh những nơi ẩm ướt và mốc, chẳng hạn như tầng hầm.
Vì vậy, về cơ bản, bạn có thể ăn rau và thịt trong khi bạn đang cố gắng để loại bỏ nấm candida …
Những điều bạn nên biết về bệnh dị ứng tinh trùng
"Chuyện ấy" là một phần tất yếu của cuộc sống lứa đôi nhưng mọi chuyện không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Có những rủi ro trong "chuyện ấy" có thể khiến chị em... lo sợ đến già. Một trong số các rủi ro đáng sợ đó là bệnh dị ứng tinh trùng.
1. Bệnh dị ứng tinh trùng là gì?
Bệnh dị ứng tinh trùng hay còn gọi là hội chứng nhạy cảm với các thành phần trong tinh dịch, là những phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với protein có trong tinh trùng nam giới. Nếu là nữ giới và hay quan hệ với người khác giới, bạn hoàn toàn có nguy cơ mắc bệnh dị ứng này.
Tuy nhiên, nếu làn nam giới thì không chắc chắn bởi hiện nay chưa có bằng chứng cụ thể nào cho thấy hiện tượng này xuất hiện ở đàn ông.
2. Phân biệt bệnh dị ứng tinh trùng với bệnh nấm âm đạo
Thông thường, các biểu hiện của bệnh dị ứng với tinh trùng không quá nghiêm trọng, bạn có thể có cảm giác đau, bỏng rát, đỏ và sưng tấy ở nơi tiếp xúc với tinh dịch.
Theo bác sĩ Keith Overland, nhà nghiên cứu kiêm tư vấn phụ khoa tại Trung tâm Sức khỏe Memorial Sloan-Kettering thuộc Đại học Weill Cornell Medical College, New York (Mỹ) cho biết, chúng ta rất khó có thể phân biệt được bệnh dị ứng tinh trùng với bệnh nấm âm đạo.
Bệnh dị ứng tinh trùng hay còn gọi là hội chứng nhạy cảm với các thành phần trong tinh dịch (ảnh Internet).
Cả hai chứng bệnh này đều gây khó chịu, đau nhức và nổi mẩn đỏ trong âm đạo. Một cách đơn giản mà bạn có thể phân biệt được hai bệnh này là sử dụng bao cao su khi "yêu". Nếu đã sử dụng bao cao su mà các nốt đỏ vẫn còn đó thì bạn đang bị bệnh nhiêm nấm âm đạo, ngược lại nếu các nốt đỏ không xuất hiện có nghĩa là bạn đang gặp vấn đề với tinh trùng của bạn tình.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các vấn đề dị ứng trên cơ thể người. Do đó, nếu "cô bé" nhạy cảm với nhựa thì việc sử dụng bao cao su rất dễ khiến bạn có kết luận sai lầm.
Bệnh dị ứng tinh trùng dễ gây nhầm lẫn với nấm âm đạo (ảnh Internet).
3. Cần làm gì khi bị bệnh dị ứng với tinh trùng?
Nếu nghi ngờ bản thân mình bị bệnh dị ứng với tinh trùng, bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra và chuẩn đoán. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm tinh trùng vào bên dưới da để nhận biết các phản ứng bất thường.
Ngoài ra, bạn có thể tiến hành điều trị bệnh bằng phương pháp intravaginal graded challenge. Phương pháp này sẽ làm tăng số lượng protein vào âm đạo. Theo bác sĩ Alyssa Dweck, bác sĩ phụ khoa tại viện sức khỏe CareMount ở New York giải thích, điều này giúp làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với protein trong tinh trùng. Quá trình điều trị này cần được tiến hành trong một môi trường giám sát chặt chẽ.
4. Bạn có thể bị bệnh dị ứng tinh trùng khi nào?
Dù chưa bao giờ bị bệnh dị ứng tinh trùng, bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh trong tương lai. Chúng có thể chỉ khiến bạn bị dị ứng với tinh dịch của một người đàn ông.
Theo các bác sĩ, bệnh dị ứng tinh trùng thường xuất hiện ở những phụ nữ ở độ tuổi 30 và có triệu chứng như bệnh nấm âm đạo. Nếu đã thực hiện các phương pháp điều trị nấm âm đạo mà không có hiệu quả, bạn nên nghĩ đến việc bản thân có thể đang bị dị ứng tinh trùng chứ không phải nấm âm đạo như mình đã nghĩ.
Bệnh dị ứng tinh trùng thường xuất hiện ở những phụ nữ ở độ tuổi 30 (ảnh Internet).
5. Giải pháp mang thai khi bị dị ứng tinh trùng
Giải pháp đầu tiên dành cho phụ nữ bị dị ứng tinh trùng là thụ tinh nhân tạo. Trong quá trình thụ tinh nhân tạo, các tinh trùng sẽ được sàng lọc thật kĩ để đảm bảo bạn không bị dị ứng khi thụ thai.
Giải pháp đầu tiên dành cho phụ nữ bị dị ứng tinh trùng là thụ tinh nhân tạo (ảnh Internet).
Theo các bác sĩ, sau khi điều trị bằng liệu pháp intravaginal graded challenge, phụ nữ có thể tiếp nhận tinh trùng trực tiếp mà không hề bị dị ứng. Do đó, bạn nên thử cách điều trị này nếu muốn mang thai tự nhiên.
Ngoài ra, hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn trước khi quyết định mang thai.
6. Dị ứng tinh trùng có ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống không?
Dị ứng tinh trùng khiến cả hai đều cảm thấy khó chịu khi "yêu", lâu dần, vợ chồng sẽ chán "yêu", ngại "yêu" dẫn đến rạn nứt tình cảm, đổ vỡ hôn nhân.
Nếu bị chuẩn đoán mắc bệnh dị ứng tinh trùng, các bạn nên trao đổi thẳng thắn với chồng, điều này giúp anh ấy hiểu và cảm thông với bạn đồng thời chính bạn cũng cảm thấy bớt căng thẳng và áp lực hơn trong mối quan hệ của mình.
Theo afamily.vn
Bệnh nấm âm đạo Đâu là triệu chứng và cách điều trị Bệnh nấm âm đạo khiến chị em khó chịu, ngứa vùng kín, khí hư, huyết trắng ra nhiều,... Tuy phổ biến là vậy nhưng không phải ai cũng hiểu rõ bệnh là gì, nguyên nhân, dấu hiệu, dẫn tới điều trị sai và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về bệnh và có cách...