Năm thực phẩm tế bào ung thư thích, bạn không nên ăn
Thực phẩm nếu lựa chọn không đúng sẽ gây ra nhiều bệnh tật cho cơ thể. Năm loại thực phẩm dưới đây bị coi là nguồn nuôi sống tế bào ung thư, hay chính là loại đồ ăn mà ung thư thích nhất.
Từ quan điểm của y học cổ truyền, trên lý thuyết, chế độ ăn uống của bệnh nhân ung thư không có quá nhiều cấm kỵ. Tuy nhiên, nếu thiếu chất hoặc dùng những thực phẩm có hại cho sức khỏe, bệnh tật có thể trầm trọng hoặc tăng khả năng tái phát khối u.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thói quen ăn uống có liên quan chặt chẽ đến sự xuất hiện của các bệnh ung thư khác nhau. Bởi vậy, bạn nên tránh ăn 5 loại thực phẩm dưới đây để tế bào ung thư không có cơ hội phát triển:
1. Thực phẩm nhiều chất béo
Những thực phẩm chứa hàm lượng chất béo lớn như thịt lợn mỡ, gà rán, đồ ăn nhanh luôn được chứng minh không tốt cho sức khỏe. Kể cả người khỏe mạnh, ăn quá nhiều dầu mỡ sẽ làm giảm chức năng tiêu hóa, tạo gánh nặng cho các bộ phận bên trong cơ thể, chưa kể đến bệnh nhân ung thư.
Bên cạnh dầu mỡ, bạn cũng nên tránh các thực phẩm có hàm lượng hormone quá cao, sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng của hormone trong cơ thể và sẽ không giúp cơ thể phục hồi.
2. Thực phẩm bị nhiễm aflatoxin
Video đang HOT
Chất độc đứng đầu các nguyên nhân gây ung thư aflatoxin được tìm thấy rất nhiều trong các loại rau củ quả bị mốc. Thực phẩm bị mốc là một trong những thứ cấm kỵ không nên chế biến thành món ăn. Khi đậu phộng, gạo và các thực phẩm khác bị nấm mốc, chúng sẽ tạo ra aflatoxin, gây ung thư mạnh, đặc biệt nghiêm trọng đối với gan. Vì vậy, bệnh nhân ung thư càng phải tránh ăn nó.
Thực phẩm được hun khói hoặc nướng, rán cháy cũng có thể tạo ra một chất gây ung thư mạnh có tên là benzopyrene. Chất này có thể gây ra khối u trong các cơ quan và mô khác nhau, chẳng hạn như ung thư phổi và ung thư dạ dày.
Hơn nữa, lượng chất gây ung thư trong thịt hun khói lớn và chúng có nhiều muối, có thể làm tăng gánh nặng cho thận, tăng huyết áp và làm hỏng nhiều chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể.
4. Thực phẩm ngâm
Những thực phẩm thường chứa một lượng lớn nitrite như đồ ngâm, dưa muối… có thể chuyển đổi thành nitrosamine, gây tổn hại cho các tế bào khỏe mạnh và cũng phá hủy niêm mạc dạ dày. Bệnh nhân ung thư nên tránh ăn để không nguy hiểm tới sức khỏe.
5. Gia vị cay
Bệnh nhân ung thư có thể ăn hành lá, gừng và tỏi ở mức vừa phải để có thể cải thiện vị giác và tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng.
Nghiên cứu đã chỉ ra khi ăn quá nhiều đồ cay nóng, hàm lượng các chất có hại như nitrite và axit oxalic sẽ không ngừng tăng lên, làm gia tăng nguy cơ gây ung thư. Đặc biệt là các món cay nóng như lẩu, nếu ăn quá nhiều, dễ gây kích thích và tăng gánh nặng cho ruột, lâu dần làm tăng khả năng ung thư ruột.
Sản phẩm thừa khi tiêu hóa thức ăn có thể khiến ung thư phát triển
Đi sâu vào quan sát các tế bào ung thư đang trong giai đoạn di căn, nhóm tác giả đã phát hiện một lượng lớn methylmalonic acid (MMA), vốn là sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất.
Khi chuyển hóa thực phẩm trở thành năng lượng, cơ thể sẽ sản sinh ra các phụ phẩm và tích lũy ngày càng nhiều theo thời gian. Một nghiên cứu mới đây được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Weill Cornell Medicine (Mỹ) còn chỉ ra rằng, các sản phẩm "rác" này đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của ung thư.
Đi sâu vào quan sát các tế bào ung thư đang trong giai đoạn di căn, nhóm tác giả đã phát hiện một lượng lớn methylmalonic acid (MMA), sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất và sẽ tích tụ ngày càng nhiều trong cơ thể khi chúng ta già đi.
Để kiểm tra vai trò của MMA đến quá trình di căn của ung thư, nhóm tác giả đã thiết kế thí nghiệm, trong đó cho tế bào ung thư vú và ung thư phổi tiếp xúc với mẫu máu được lấy từ những tình nguyện viên ở 2 nhóm tuổi:
- Nhóm 1: Những người từ 30 tuổi trở xuống.
- Nhóm 2: Những người từ 60 tuổi trở lên.
Kết quả chỉ ra rằng, 25/30 mẫu máu từ tình nguyện viên thuộc nhóm 1 không gây ra bất kì thay đổi nào ở tế bào ung thư.
Tuy nhiên, khi các tế bào ác tính tiếp xúc với 25/30 mẫu máu thuộc nhóm 2, chúng đã bắt đầu có sự biến đổi về các đặc tính.
"Các tế bào ác tính đã cho thấy sự tăng cường khả năng di chuyển và xâm lấn, cũng như khả năng kháng lại 2 loại thuốc thường dùng để điều trị ung thư" - GS John Blenis, đại diện nhóm tác giả cho biết.
Khi tiêm những tế bào này vào chuột, chúng đã nhanh chóng tạo ra các khối u di căn ở phổi.
Theo phân tích của nhóm tác giả, sở dĩ MMA gây ra thay đổi ở tế bào ung thư, là bởi chúng có thể tái lập trình bảng mã di truyền và hoạt hóa 1 gen được gọi là SOX4. Trong các nghiên cứu trước đây, SOX4 đã được chứng minh có khả năng thúc đẩy quá trình di căn của tế bào ung thư.
GS John Blenis chia sẻ: "Chúng tôi đã thử bất hoạt biểu hiện của SOX4 và phát hiện ra rằng, MMA không còn có thể gây tác động vào tế bào ung thư như trước nữa".
Theo nhóm tác giả, dựa vào kết quả của nghiên cứu này, họ có thể phát triển 1 liệu pháp điều trị ung thư mới, hướng đến việc làm giảm nồng độ MMA trong cơ thể, từ đó kìm hãm sự phát triển cũng như khả năng di căn của ung thư.
Hiện tại, vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được trả lời về vấn đề này, điển hình như: "Tại sao MMA lại tích lũy ngày càng nhiều theo độ tuổi?"; "Cách MMA tác động vào tế bào ung thư ở người có giống những gì quan sát được trên chuột?"; "Cơ chế tác động của MMA giữa đàn ông và phụ nữ liệu có giống nhau?";...
"Đây vẫn là một nghiên cứu mới mẻ và chúng tôi hiện có rất nhiều việc để làm sau những kết quả bước đầu này. Sự tích tụ MMA có liên quan đến chế độ ăn nhiều protein. Do đó, chúng tôi đặt ra giả thuyết rằng, việc giảm lượng protein nạp vào cơ thể sẽ giúp bệnh nhân ung thư đáp ứng tốt hơn với các phương pháp điều trị".
Ung thư tuyến nước bọt nguy hiểm như thế nào, chữa khỏi không? Ung thư tuyên nươc bot la căn bênh nguy hiêm, co ti lê tư vong rât cao. Tuy nhiên, nêu phat hiên triêu chưng bênh sơm, cơ hội điều trị bệnh hiệu quả sẽ cao hơn. Ung thư tuyên nươc bot la gi? Tuyến nuớc bọt là nơi tạo ra nước bọt trong cơ thể để hỗ trợ tiêu hóa và giữ ẩm...