Nam thanh niên giả bị bắt cóc để được nghỉ làm
Một thanh niên 19 tuổi sống tại bang Arizona (Mỹ) đã gặp rắc rối sau khi tự dàn c ảnh bắt cóc chính mình để không phải đi làm.
Nam thanh niên giả bị bắt cóc để được nghỉ làm. Ảnh: O.C
Theo trang Oddity Central (Anh), chiều ngày 10/2, cảnh sát thành phố Coolidge, bang Arizona đã nhận được một cuộc gọi khẩn cấp về việc một người đàn ông nằm bên lề đường, hai tay bị trói sau lưng. Ngay lập tức, họ đã đến hiện trường và xác định nam thanh niên dường như đã bị ai trói và ném xuống đường.
“Nạn nhân” được xác định là Brandon Soules, 19 tuổi. Người này đã khai với cảnh sát rằng anh đã bị 2 người đàn ông đeo mặt nạ đánh vào đầu khiến anh bất tỉnh. Sau đó, họ ném anh xuống lề đường và được người đi đường phát hiện. Tuy nhiên, những lời khai này hoàn toàn không đúng sự thật.
“Đầu tiên, đối tượng khai báo với cảnh sát rằng hai người đàn ông đeo mặt nạ đã bắt cóc, đánh vào đầu anh ta và đưa anh ta lên một chiếc xe. Sau đó, họ bỏ anh ta lại khu đất nơi anh ta được tìm thấy,” cảnh sát cho biết trong một tuyên bố.
Nam thanh niên này cũng tiết lộ rằng những kẻ bắt cóc dường như muốn lấy đi số tiền mà cha anh đã giấu quanh thị trấn.
Video đang HOT
Cảnh sát thành phố Coolidge đã tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng. Tuy nhiên, ho không tìm thấy bằng chứng tương ứng với lời khai của Soules. Đoạn phim từ camera an ninh cũng mâu thuẫn hầu hết với lời kể của Soules. Tất cả bằng chứng cho thấy câu chuyện của Soules là bịa đặt.
Sau một cuộc đối chất, chàng trai 19 tuổi thừa nhận rằng anh đã bịa ra toàn bộ sự việc. Trên thực tế, không có vụ bắt cóc hay hành hung nào.
Brandon Soules thú nhận rằng vào ngày hôm đó anh đã chán nản, không muốn đi làm. Anh quyết định giả bị bắt cóc. Nam thanh niên đã tự nhét một chiếc giẻ vào miệng mình rồi dùng thắt lưng da buộc hai tay ra sau lưng. Cuối cùng, anh ta tự ngã xuống đất bên đường nơi có nhiều người qua lại với hy vọng ai đó có thể nhìn thấy và báo cảnh sát “giải cứu” anh ta.
Vào ngày 17/2, Soules đã bị bắt vì khai báo gian dối với cảnh sát. Nam thanh niên cũng đã bị sa thải khỏi công ty lốp xe nơi anh đang làm việc.
Người phụ nữ dành 3 năm để chứng minh mình còn sống
Một người phụ nữ Pháp đang đấu tranh để chứng minh mình còn sống, sau khi tòa án tuyên bố bà đã chết trong một cuộc tranh chấp bồi thường với nhân viên cũ.
Một tòa án tại Pháp đã tuyên bố một người phụ nữ vẫn còn sống đã tử vong trong một vụ tranh chấp pháp lý. Ảnh: OD
Theo trang Oddity Central (Anh), bà Jeanne Pouchain, 58 tuổi, sống tại thị trấn Rive-de-Gier, tỉnh Loire, miền trung nước Pháp, vẫn đang nỗ lực chứng minh mình còn sống và vẫn khỏe mạnh suốt 3 năm qua, sau khi một tòa án tuyên bố bà đã chết.
Năm 2000, công ty vệ sinh của Pouchain đã phải cho một số nhân viên của mình nghỉ việc khi mất một hợp đồng lớn. Tuy nhiên, một trong số các nhân viên đã kiện lại công ty.
Vào năm 2004, một tòa án đã yêu cầu công ty của Pouchain phải trả cho nhân viên bị chấm dứt hợp đồng hơn 17.000 USD tiền bồi thường. Nhưng người phụ nữ cho rằng phán quyết được đưa ra với công ty của bà chứ không phải bản thân Pouchain nên bà nhất định không bồi thường. 5 năm sau, nhân viên cũ đã tự tìm ra Pouchain. Năm 2016, người này đã đệ đơn kiện lên một tòa phúc thẩm. Phán quyết của toàn tuyên bố bà đã chết vì không trả lời bất kỳ cuộc gọi hay tin nhắn nào của nguyên đơn. Họ cũng buộc chồng và con trai của bà phải bồi thường thiệt hại.
Phán quyết vô lý này không chỉ chấm dứt vụ kiện kéo dài hàng thập kỷ giữa Pouchain và nhân viên cũ mà còn hủy hoại quyền công dân của bà. Tên của Pouchain đã bị xóa khỏi mọi hồ sơ chính thức của Pháp, bà bị mất chứng minh thư, bằng lái xe, bảo hiểm y tế, tài khoản ngân hàng và mọi thứ. Điều này đồng nghĩa với việc tuyên bố bà Pounchain không còn tồn tại trên đời.
Nhưng tại sao tòa án lại tuyên bố bà Pouchain đã chết? Nhân viên cũ và luật sư của bà cho rằng chính Pouchain là người đã tự chuốc họa vào thân. Bà đã từ chối trả lời thư từ và thường cố gắng trốn tránh vụ kiện. Điều này khiến tòa án chỉ có thể tin vào lời kể của nguyên đơn. Họ cho rằng những bức thư của nhân viên gửi cho sếp cũ của mình đã không được trả lời và việc bà đã chết là điều rất đáng tin.
"Đó là một câu chuyện điên rồ. Tôi không thể tin được. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng một thẩm phán sẽ tuyên bố ai đó đã chết mà không có giấy chứng nhận", luật sư của Pouchain, Sylvain Cormier, nói. "Nguyên đơn khẳng định bà Pouchain đã chết mà không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào và mọi người đều tin bà. Không ai xác thực điều đó".
Cuộc sống của bà Jeanne Pouchain, 58 tuổi, bỗng nhiên bị đảo lộn sau khi tòa án tuyên bố bà đã chết. Ảnh: Forrás Rádió
Hiện Pouchain vẫn gặp khó khăn trong việc đảo ngược quyết định của tòa án. Mặc dù bà đã làm việc với tòa án nhiều lần trong suốt 3 năm qua, nhưng tình trạng pháp lý của bà vẫn chưa được giải quyết. Bà không còn là "người đã chết", nhưng bà cũng không còn sống về mặt pháp lý.
"Tôi đã đến gặp luật sư. Người này nói với tôi rằng mọi việc sẽ nhanh chóng được giải quyết vì bác sĩ đã chứng nhận tôi vẫn còn sống. Nhưng vì đã có phán quyết pháp lý nên những điều này vẫn chưa đủ để chứng minh tôi còn sống", bà Pounchain nói với AFP.
Đến nay, bà Pouchain thậm chí vẫn rất sợ ra ngoài, trừ phi thực sự cần thiết. Bà luôn lo sợ một điều gì đó có thể xảy đến với mình nếu gặp một tình huống cần chứng minh danh tính. Tất cả chỉ vì một tòa án đã phán quyết bà không còn tồn tại mà không hề kiểm tra xem bà đã thực sự chết hay chưa.
"Tôi không bao giờ tưởng tượng tòa án lại tuyên bố một người đã chết mà không cần xác minh", luật sư của Pouchain bức xúc. Tuy nhiên, luật sư đại diện cho nhân viên cũ của bà lại cho rằng rắc rối suốt 3 năm qua do Pouchain tự gây ra.
Pouchain hay luật sư của bà đều không biết cuộc chiến giúp bà "hồi sinh" sẽ kéo dài bao lâu, liệu bà có thể quay trở lại cuộc sống bình thường hay không. Song, tất cả những gì họ có thể làm vào lúc này là tiếp tục chiến đấu.
Vì sao người vợ bắn chồng ngay trước camera giám sát Sau khi bắn chồng trong phòng khách, Rebekah Mellon (bang Arizona, Mỹ) hút thuốc lá hơn 20 phút trước trước khi gọi cảnh sát. Camera phòng khách ghi lại toàn bộ diễn biến. Vào tối 31/7/2012, đường dây nóng của cảnh sát TP Phoenix, bang Arizona, Mỹ nhận cuộc gọi của một phụ nữ có tên Rebekah Mellon. Người gọi báo rằng Donald...