Nắm tay con trẻ trong “thế giới ảo”
Không phải đến khi nghi phạm Đào Ngọc Hoàng bị công an Nghệ An bắt giữ mà từ rất lâu rồi làm thế nào để quản lý học sinh chơi game đã và đang là vấn đề lớn mà ngành giáo dục đã có khá nhiều văn bản, chỉ thị triển khai.
Để cho bạn đọc có một góc nhìn rõ hơn, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với cô Phan Thị Chân Lý, Hiệu trưởng trường THCS Lý Thường Kiệt (Đống Đa, Hà Nội)
Thưa cô hiệu trưởng, là nhà quản lý giáo dục, theo cô làm thế nào để quản lý được việc học sinh ngày càng dán mắt vào màn hình điện thoại?
- Đó là một thực tế mà các nhà trường chúng tôi đang đau đầu. Dù các em chơi game ở nhà, ngoài giờ học trên lớp nhưng nếu sa đà vào đấy, sẽ ảnh hưởng đến việc học hành và có thể đem đến những hậu quả lớn hơn như chúng ta đã biết. Nhưng trong kỷ nguyên internet thì chúng ta không thể cấm tiệt trẻ em chơi điện tử, nhất là khi sân chơi ngày càng thu hẹp thì nhu cầu giải trí của học sinh là có thật. Có điều cả gia đình, nhà trường và xã hội phải chung tay định hướng cho các em học sinh.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Cô có thể nói rõ hơn?
- Ở trường, tuyệt đối học sinh không được chơi điện tử trên điện thoại, đó là quy định cứng rồi. Nhưng nhà trường, gia đình cần có quy định thời gian và nội dung game mà các con được chơi, bố mẹ cần có sự giám sát con cái, theo dõi loại game nào con mình chơi. Tuyệt đối không sa vào game cờ bạc, bạo lực, khuyến khích các con tham gia các trò chơi trí tuệ, phát triển trí não, giúp các con nhanh tay nhanh mắt. Tôi cũng nhất trí, bản thân game không có tội.
Đúng là để giải quyết được “gốc rễ” của vấn đề, câu chuyện không chỉ là công việc của nhà trường?
- Chính xác. Ở trong trường các con là học sinh, nhưng ra đường lại là một công dân, về nhà là con của gia đình. Trước một vấn đề lớn của xã hội thì cả gia đình, nhà trường và xã hội phải chung tay định hướng cho các con khi bước chân vào “ thế giới ảo”, ngay cả nhà báo cũng phải chung tay (cười vui vẻ).
Xin cảm ơn cô!
Nền tảng của trường học an toàn
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, trong đó quy định rõ về nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên, học sinh.
Lần đầu tiên những việc không được làm của từng thành viên trong nhà trường được đưa vào điều lệ, trở thành quy định bắt buộc, làm nền tảng xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc.
Xây dựng môi trường học đường an toàn, thân thiện được xác định là mục tiêu cốt lõi của Điều lệ trường học. Trong ảnh: Giáo viên trao đổi với học sinh trong thời gian nghỉ giữa giờ tại Trường Trung học cơ sở Lê Ngọc Hân (quận Hai Bà Trưng). Ảnh: Đỗ Tâm
Môi trường học đường chưa an toàn, hạnh phúc
Năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, trong đó việc xây dựng trường, lớp học xanh, sạch, đẹp, an toàn được xác định là tiêu chí cốt lõi. Sau hơn 10 năm triển khai, phong trào đã tạo chuyển biến rõ nét về nhận thức, hành vi của giáo viên, học sinh, phụ huynh với mục tiêu chung là xây dựng môi trường học đường an toàn và thân thiện... Phát huy tinh thần này, tháng 4-2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phát động phong trào xây dựng "Trường học hạnh phúc", trong đó nhấn mạnh vai trò của giáo viên trong việc tạo môi trường hạnh phúc để học sinh cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc khi tới trường.
Dù tiếp tục ghi nhận chuyển biến tích cực, song nhiều lúc, nhiều nơi vẫn còn xảy ra hiện tượng bạo lực học đường, khiến dư luận xã hội bức xúc. Sự việc nổi cộm mới xảy ra vào tháng 5-2020 là trường hợp một cô giáo ở Nam Định dùng thước đánh vào vai học sinh lớp 4 do em này viết chậm. Trước đó, vào tháng 3-2020, dư luận xã hội đã dậy sóng khi trên mạng xã hội xuất hiện clip học sinh nữ lớp 12 ở Thanh Hóa đánh bạn cùng trường. Hình phạt cho học sinh đánh bạn là buộc thôi học 1 năm; giáo viên chủ nhiệm của các học sinh liên quan nhận hình thức kỷ luật khiển trách... Đó chỉ là một vài trường hợp trong số khá nhiều vụ bạo lực học đường được phản ánh.
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tây Hồ Lê Hồng Vũ cho rằng, để xảy ra các sự việc đáng tiếc trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự hạn chế về nhận thức của một bộ phận giáo viên về trách nhiệm, quyền hạn của mình. Còn bà Lê Thị Thu Ngà, phụ huynh học sinh Trường Trung học cơ sở Lý Thường Kiệt (quận Đống Đa) bày tỏ: "Áp dụng hình phạt, dù người mắc sai phạm là cô hay trò, là điều không ai mong muốn. Cần có giải pháp căn cơ nhằm xây dựng kỷ cương, nền nếp trường học thân thiện, an toàn để học sinh - dù trình độ, nhận thức khác nhau, đều vui vẻ, hạnh phúc khi tới trường".
Xây dựng mối quan hệ thân thiện
Tiết học lịch sử lớp 9, của học sinh Trường Trung học cơ sở Quảng An (quận Tây Hồ). Ảnh: Nguyễn Quang
Một trong những giải pháp bền vững góp phần xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai là xây dựng các chuẩn mực về giao tiếp, ứng xử và các quy định về kỷ cương trường học. Điều này thể hiện rõ trong dự thảo Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học vừa được công bố. Đáng chú ý là quy định các hành vi giáo viên không được làm, như: Xúc phạm nhân phẩm, thân thể học sinh và đồng nghiệp; gian lận trong kiểm tra, đánh giá học sinh; ép buộc học sinh học thêm để thu tiền... Dự thảo cũng quy định những hành vi học sinh không được làm, gồm: Gian lận trong học tập; đánh nhau; sử dụng rượu, bia, thuốc lá...
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội cho rằng, việc đưa cụ thể các hành vi giáo viên, học sinh không được làm vào Điều lệ trường học là cần thiết để mỗi thành viên xác định được đâu là giới hạn cuối cùng. "Tôi tán thành việc đổi mới quy định kỷ luật học sinh theo hướng động viên, khích lệ; tăng cường áp dụng các biện pháp kỷ luật tích cực, như nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh tiến bộ, có ý thức tự giác khắc phục khuyết điểm...", Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm nói.
Liên quan đến vấn đề kỷ luật học sinh, em Trần Nam Anh, học sinh Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi (quận Ba Đình) chia sẻ: "Em rất mừng khi biết tin sắp tới có thể sẽ không còn hình thức phê bình học sinh trước lớp, trước trường và cảnh cáo ghi vào học bạ như hiện nay. Khi trót mắc lỗi, chúng em mong muốn được lắng nghe, giúp đỡ nhiều hơn là bị bêu tên".
Theo cô giáo Trần Thị Thúy Hà, Trường Tiểu học Bát Tràng (huyện Gia Lâm) - tác giả của mô hình "Lớp học yêu thương" với tinh thần khơi gợi sự hứng thú, khích lệ học sinh chủ động mở lòng, vấn đề cốt lõi trong giáo dục học sinh, tạo nên mối quan hệ thân thiện giữa cô và trò là sự lắng nghe, chia sẻ và đồng hành, chứ không phải là áp đặt.
Về phần mình, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phúc Thọ Kiều Trọng Sỹ cho rằng, việc đưa những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên, học sinh vào Điều lệ trường học đồng nghĩa với việc đây là quy định bắt buộc của từng nhà trường, chứ không chỉ dừng lại ở việc hưởng ứng phong trào như giai đoạn trước. Để triển khai hiệu quả Điều lệ trường học, nhất là trong ứng xử, thực hiện kỷ luật học sinh, giáo viên không nên quá cứng nhắc và cần lưu ý tới vai trò nêu gương.
Đề cập đến vấn đề xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội Trần Thị Thu Hà cho biết, mỗi nơi chọn những điểm nhấn khác nhau để tạo đà phát triển, song đều hướng tới mục tiêu: Cơ sở vật chất trường, lớp được giữ gìn xanh, sạch, đẹp, an toàn hơn; mối quan hệ giữa thầy và trò gần gũi, thân thiện hơn. Ngành Giáo dục Hà Nội đang nỗ lực bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo có chuyên môn giỏi, phẩm chất tốt, phong cách đẹp, làm tấm gương sáng cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Cây đổ đè chết học sinh: Nỗi lo an toàn trường học Vụ cây phượng trong sân Trường THCS Bạch Đằng, Q.3, TP.HCM bật gốc khiến một học sinh tử vong sáng 26.5 đặt ra nhiều vấn đề trong việc đảm bảo an toàn trường học. Hiện trường vụ cây phượng trong sân Trường THCS Bạch Đằng (Q.3, TP.HCM) bị bật gốc đè trúng học sinh tử vong - ẢNH: MAI THANH Năm nay do...