Nam sinh viên giấu bố học công nghệ thông tin
Bị bố phản đối, Phạm Nguyễn Minh Nam ( Quảng Ninh) âm thầm học CNTT trực tuyến, giành học bổng và trở thành học viên tích cực tại FUNiX.
Con đường đến với CNTT của Phạm Nguyễn Minh Nam (23 tuổi) có phần gập ghềnh hơn các bạn đồng trang lứa. Thích mày mò máy tính từ nhỏ nhưng không thi đỗ vào trường mong muốn, Nam chọn Đại học Xây Dựng. Tuy nhiên, do không có hứng thú với ngành này, cậu dành phần lớn thời gian ở nhà tự học tiếng Anh, Python…
Phạm Nguyễn Minh Nam quyết tâm theo học CNTT tại FUNiX để sớm bước vào con đường lập trình.
Sau một năm theo học ngành mình không yêu thích, Nam muốn nghỉ học để nộp đơn vào FPT Polytechnic nhưng bị gia đình phản đối. Bố cậu muốn con có tấm bằng đại học chính quy. Kiên quyết từ chối quay lại học, cậu chấp nhận phương án gia đình đưa ra, đi du học Nhật qua một chương trình giao lưu văn hóa.
Trở về sau hai năm ở xứ sở Phù Tang, Nam đồng ý học ngành du lịch tại một đại học ở Quảng Ninh để bố mẹ yên lòng. Song, canh cánh với giấc mơ dang dở năm xưa, tháng tư, cậu tìm đến với FUNiX để được học công nghệ thông tin.
“FUNiX là cơ hội tốt nhất của tôi hiện tại. Chương trình bài bản, phương pháp học kiểu mới, việc học online lại chủ động, giúp tôi có cơ hội lấy bằng đại học nhanh nhất có thể”, Nam chia sẻ.
Được mẹ tán thành, Nam vẫn vấp phải sự phản đối của bố. Người cha mong muốn cậu con cả đi theo kế hoạch vạch sẵn: học xong đại học, yên ổn với một công việc gần nhà đã được ông thu xếp.
Không thuyết phục được bố, Nam âm thầm học. Cậu kiên định với con đường đã chọn vì “tôi hiểu rõ nhất bản thân thực sự mạnh về cái gì và yêu thích cái gì”. Quyết tâm học cao độ, kết quả, ngay Chứng chỉ 1 – Trở thành Công dân số, Nam rút ngắn 40% thời gian học, giành học bổng Học nhanh. Sự cố gắng của Nam khiến hannah chủ nhiệm Phùng Lan Phương đôi lúc phải khuyên Nam thả lỏng hơn, vì sợ bạn sẽ mệt mỏi dưới áp lực mình tự đặt ra.
Để tự trang trải một phần học phí tại FUNiX, Nam xin đi dạy ở hai trung tâm tiếng Anh. Đôi lúc Nam tranh thủ học code khi học sinh đang làm bài. Có lần đang tham gia coaching với mentor, học trò lại líu ríu “Thầy ơi em làm xong rồi” khiến Nam phải tạm dừng.
Quá trình học, Nam cho biết mình có nhiều lợi thế với những gì đã học được ở Nhật, như kỹ năng tiếng Anh, khả năng tự học, tinh thần trách nhiệm cao với công việc, làm gì là làm đến cùng, và làm một cách tốt nhất.
“Học online là học chủ động, học cho mình. Nếu thích học thì mình sẽ thấy ít điểm thiếu sót, không mất thời gian chê bai mà chỉ tập trung vào những việc mình có thể làm được và làm tốt hơn”, Minh Nam chia sẻ.
Những kỹ năng Minh Nam có được từ thời gian du học Nhật giúp cậu học tập trực tuyến hiệu quả hơn.
Phải âm thầm học, nhưng tâm sự với hannah Lan Phương, cậu vẫn nói: “Em thấy mình may mắn vì có đủ sức khỏe, nghị lực và sự hỗ trợ của mẹ để theo đuổi những gì mình muốn”. Được code, được sử dụng tư duy và ngôn ngữ lập trình để sáng tạo ra sản phẩm riêng, với Nam là niềm hạnh phúc lớn vì đã được học và làm những điều mình thực sự yêu thích.
Bận rộn đi học, đi làm, Nam vẫn nhiệt tình tham gia vào cộng đồng FUNiX. Cậu là sinh viên đầu trong trường tình nguyện đóng góp xây dựng học liệu bằng cách tham gia dịch video. Thấy câu hỏi trong các group học tập do hannah và mentor thành lập, nếu biết Nam đều trả lời cặn kẽ, đến nơi đến chốn. Nhờ vậy, cậu cũng “ẵm” luôn giải thưởng sinh viên tích cực nhất trong tháng.
Hiện học sang Chứng chỉ 2 – Lập trình viên ứng dụng Mobile tại FUNiX, dự định của Phạm Nguyễn Minh Nam là nhanh chóng học xong chương trình để đi làm trong lĩnh vực CNTT. Tương lai, chàng sinh viên trẻ hy vọng tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp ở nước ngoài, vượt qua giới hạn bản thân để được trải nghiệm môi trường làm việc quốc tế.
“Tôi đang nỗ lực hết sức để đạt những thành tích, kết quả tốt trong lĩnh vực CNTT, với mong muốn kết quả này sẽ giúp bố hiểu hơn về đam mê của tôi và đồng tình với con đường tôi lựa chọn”, Nam chia sẻ.
Đà Nẵng hỗ trợ thí sinh thi tốt nghiệp THPT giữa dịch Covid-19
Ngày 24.8, Sở GD-ĐT Đà Nẵng cho biết đang khẩn tưởng rà soát các thí sinh thi tốt nghiệp THPT đợt 2, để hỗ trợ đảm bảo quyền lợi cho các em đang ở ngoài thành phố do dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Đà Nẵng sẽ tiến hành xét nghiệm Covid-19 cho 100% thí sinh và cán bộ phục vụ kỳ thi - N.Đ.H
Theo đó, Sở GD-ĐT Đà Nẵng đã chính thức có văn bản về việc yêu cầu báo cáo danh sách thí sinh dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) đợt 2, hiện ở ngoài TP.Đà Nẵng, đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.
Cụ thể, Sở GD-ĐT Đà Nẵng đã có văn bản gửi các đơn vị trường phổ thông thuộc Sở; các trung tâm giáo dục thường xuyên thành phố khẩn trương rà soát, báo cáo chính xác về Sở GD-ĐT danh sách học sinh, học viên, thí sinh tự do hiện tại đang ở ngoài thành phố.
Bằng nhiều hình thức thông tin, các đơn vị phải đảm bảo các thí sinh đang ở ngoài thành phố Đà Nẵng nắm được tin tức, cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân theo yêu cầu đến các đơn vị, trường học mà thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT.
Đà Nẵng và Quảng Nam có bao nhiêu thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT đợt 2?
Sở GD-ĐT Đà Nẵng cũng yêu cầu Phòng Chính trị tư tưởng phối hợp với bộ phận Công nghệ thông tin - Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, các đơn vị liên quan tổng hợp danh sách, đề xuất phương án hỗ trợ thí sinh đang ở ngoài thành phố Đà Nẵng được về thành phố dự thi hoặc gửi dự thi tại Hội đồng thi các tỉnh khác.
Yêu cầu các thí sinh Đà Nẵng đang ở ngoài thành phố nắm được thông tin, chủ động liên hệ với đơn vị trường học để được hỗ trợ thông tin, sẵn sàng bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT như xét nghiệm kiểm dịch, phân bổ hội đồng thi phù hợp...
Sở GD-ĐT Đà Nẵng cũng cho biết, đơn vị đang kết nối với Sở GD-ĐT các tỉnh có thí sinh đang ở Đà Nẵng để nắm rõ thông tin, hỗ trợ thí sinh trở về địa phương dự thi hoặc bố trí dự thi tại Hội đồng thi thành phố Đà Nẵng.
Người đi chợ dương tính Covid-19, Đà Nẵng thông báo khẩn tìm người liên quan
Hai anh em cùng học CNTT trực tuyến từ 11 tuổi Muốn các con tiếp xúc CNTT bài bản, anh Lâm Đạo Chương (Phú Quốc, Kiên Giang) cho cả hai con trai 12 tuổi và 11 tuổi theo học tại FUNiX. Là giáo viên Tin học, anh Chương chính là người truyền sự yêu thích công nghệ cho các con trai. Anh thường bảo hai con "muốn làm nghề gì cũng được nhưng phải...