Nam sinh từ ‘đầu trắng tinh’ tới thủ khoa đầu ra ĐH Ngoại thương với GPA gần tuyệt đối
Nam sinh Mai Tiến Thành (quê Bắc Ninh) học chuyên ngành Kinh tế Đối ngoại,Trường ĐH Ngoại thương đã đạt điểm GPA gần tuyệt đối (3.97/4.0), trở thành thủ khoa đầu ra.
Nam sinh Mai Tiến Thành tại lễ tốt nghiệp của ĐH Ngoại thương
Nói về con đường học hành của mình, Mai Tiến Thành cho biết cậu từng thi đỗ vào trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhưng sau đó quyết định chọn học trường huyện ở Bắc Ninh với lí do gần nhà.
Những năm cấp ba, dù chưa hiểu nhiều về kinh tế, Thành vẫn cảm thấy hứng thú mỗi khi nhắc đến lĩnh vực này. Giữa các trường hàng đầu đào tạo ngành kinh tế, Thành quan tâm đặc biệt đến ĐH Ngoại thương vì ngoài phương pháp giáo dục hiện đại còn có môi trường rèn luyện toàn diện các kỹ năng cần thiết cho sinh viên.
Sau khi trúng tuyển chuyên ngành Kinh tế đối ngoại với số điểm 29, Thành có tư tưởng xả hơi sau 12 năm học và quãng thời gian ôn thi tốt nghiệp THPT vất vả. “Đến cuối kỳ 1, nhiều bạn giành học bổng giá trị khiến em thực sự ngưỡng mộ. Nhìn lại mình không có gì nổi trội nên em cũng hơi thất vọng về bản thân.
Vậy là em đặt mục tiêu lọt vào top đầu của lớp để được học bổng như các bạn khác nhưng thực sự sau kỳ quân sự em thấy “đầu mình trắng tinh”. Em không nhớ đã học những gì, bài mới cũng không hiểu. Lo quá, em bắt đầu mới dồn sức vào học.
Em chọn cách học nhóm với các bạn khác rồi kết hợp nhờ những bạn giỏi hơn mình giảng giúp phần không hiểu. Khi biết một số thầy cô cộng điểm phát biểu vào điểm giữa kỳ, em đặt mục tiêu hăng hái và hay tương tác, trao đổi với giáo viên hơn”, Thành kể.
Tiến Thành (áo cam) cùng các bạn
Để có điểm học tập cao, Thành chuyên cần mọi lúc mọi nơi, trên lớp Thành rất chăm chú nghe giảng, nhất là những phần thầy cô nhấn mạnh hoặc dặn dò “dễ thi vào”, còn về nhà thì tiếp tục nghiên cứu thêm tài liệu.
Mong muốn ra trường sớm để có cơ hội việc làm tốt, Thành đăng ký học vượt trong năm thứ hai. Thông thường, sinh viên học khoảng 17 tín chỉ mỗi kỳ nhưng nam sinh này đăng ký gần gấp đôi để đẩy nhanh tiến trình học.
“Em học cả ngày, tối đi làm thêm, cuối tuần lại tham gia hoạt động của trường. Em cố gắng sắp xếp để lịch học và hoạt động cá nhân không bị chồng chéo.
Tuy nhiên, cùng làm quá nhiều thứ trong một khoảng thời gian tương đối dài khiến đôi khi em thấy mình bị stress và muốn sống chậm lại vì mệt mỏi, em tìm cách cân bằng lại vì nếu kéo dài sợ không chịu nổi.
Video đang HOT
Đến năm ba, em một lần nữa thay đổi chiến lược học tập, không học xuyên ngày đêm nữa mà chủ động giảm áp lực công việc, học tập, cân đối bằng cách làm việc bán thời gian, tập thể dục thể thao chủ động giải tỏa căng thẳng. Lúc này em thấy mọi việc nhẹ nhàng hơn rất nhiều”, Thành chia sẻ.
Vào Ngoại thương, Thành thực hiện được mong ước từ khi còn học phổ thông là tham gia nhiều hoạt động tập thể. Từ chỗ ít nói, “tan học là về nhà luôn”, Thành dần bước ra khỏi vỏ kén, giao tiếp tự tin và kết nối được với nhiều bạn bè hơn.
Thành nhắn nhủ với các tân sinh viên khi bước vào cánh cửa đại học: “4 năm không phải là một khoảng thời gian quá dài trong một đời người, nhưng chắc chắn quãng đời sinh viên sẽ là những trải nghiệm vô cùng đáng nhớ.
Mình tin không chỉ với bản thân mình mà với nhiều người thì đó là 4 năm thanh xuân mà chúng ta được mở rộng tầm nhìn ra biển lớn, được tôi luyện, bồi đắp để trưởng thành, để có thể cống hiến và sống trọn với đam mê của mình.
Mình còn nhớ từ những buổi làm việc nhóm ngồi bệt ở sảnh A, tham gia nghiên cứu và làm tiểu luận với những chủ đề đầy thách thức, những buổi hoạt động câu lạc bộ, các cuộc thi khốc liệt và vỡ òa cảm xúc của người chiến thắng, rồi thi vấn đáp hay đăng ký tín chỉ,… tất cả đều là những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời.
Ngay từ hôm nay, các bạn sinh viên hãy đặt cho mình những mục tiêu, những ước mơ để bản thân chúng ta biết cách đạt được nó. Cũng đừng lo nếu hiện tại bạn chưa có mục tiêu nào, hãy trải nghiệm nhiều hơn nữa để nhận ra được sứ mệnh của cuộc đời mình. Hãy bắt đầu ngay ngày hôm nay, vì không có gì là quá muộn cả nếu bạn có niềm tin và cố gắng.
Và mình hi vọng các bạn ãy luôn sống tích cực, lạc quan, sống hết mình với ngọn lửa đam mê trong bạn nhất là quãng thời gian sinh viên”.
Được biết, với thành tích học tập xuất sắc Thành đã trúng tuyển một vị trí việc làm của một ngân hàng có tiếng. Thời gian tới, Thành muốn làm việc về tín dụng doanh nghiệp để phát huy kiến thức đã học.
Thủ khoa Ngoại thương áp lực với 'mức lương nghìn đô'
Đỗ vào Trường ĐH Ngoại thương với số điểm 29, Mai Tiến Thành từng bị áp lực bởi nhãn dán "sinh viên Ngoại thương ra trường phải được mức lương nghìn đô".
Mai Tiến Thành (sinh năm 1999) là chàng sinh viên chuyên ngành Kinh tế Đối ngoại của Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội). Vừa qua, Thành đã trở thành thủ khoa đầu ra toàn trường với điểm GPA đạt 3.97/4.0. Đây là kết quả khiến cậu sinh viên quê Bắc Ninh không khỏi bất ngờ, bởi theo cậu thì "ở Ngoại thương, các bạn đều là những 'siêu nhân', không chỉ giỏi giang, năng động mà còn startup từ rất sớm".
Từ chối trường chuyên để học trường huyện
Vốn có năng khiếu về các môn tự nhiên, năm 2004, Thành từng thử sức và trúng tuyển vào lớp chuyên toán của Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên và THPT Chuyên Bắc Ninh. Nhưng sau đó, Thành lại quyết định theo học tại Trường THPT Quế Võ 1 (Quế Võ, Bắc Ninh) vì muốn "có thêm thời gian bên gia đình" và "có điều kiện để học đều các môn hơn".
Suốt 3 năm THPT, 9X luôn duy trì thành tích học tập ở top đầu của khối. Vì thế, với kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2017 đạt 29 điểm khối A, bố mẹ Thành mong muốn con sẽ theo học ngành Y, Dược để đi vào con đường nghiên cứu.
Nhưng đó không phải ước mơ của cậu. "Cuối năm lớp 11, sau một số hoạt động ngoại khóa, em nhận ra mình muốn khám phá và trải nghiệm nhiều thứ bên ngoài hơn. Biết tới Trường ĐH Ngoại thương vốn nổi bật về đào tạo kinh tế lẫn các hoạt động đội nhóm, em đã nghĩ đây sẽ là nơi cho mình học hỏi được nhiều thứ".
Đó cũng là lần đầu tiên, Thành "chống đối" lại mong muốn của bố mẹ.
"Mẹ em là giáo viên nên có phần hơi nghiêm khắc. Ngay đến ngày cuối cùng điều chỉnh nguyện vọng, bố mẹ vẫn chưa hết hy vọng em sẽ đăng ký ngành Y, Dược. Mẹ khóc rất nhiều để thuyết phục em đổi ý vì lo con đường này sẽ vất vả. Nhưng cuối cùng, em vẫn lựa chọn theo ước mơ của mình".
Mai Tiến Thành (sinh năm 1999) là sinh viên chuyên ngành Kinh tế Đối ngoại của Trường ĐH Ngoại thương (Hà Nội).
Vào Trường ĐH Ngoại thương, Thành đặt mục tiêu sẽ đẩy nhanh tốc độ để tốt nghiệp sớm, đồng thời tìm kiếm cho mình nhiều cơ hội việc làm hơn.
Luôn đứng trong top đầu của trường phổ thông nhưng tới bậc đại học, Thành mới thấy "xung quanh mình có quá nhiều người giỏi".
Do đó, thay vì tự học, Thành lập nhóm học tập, trong đó có nhiều bạn học giỏi hơn mình. Cậu cho rằng, mỗi người sẽ có một thế mạnh riêng, nên việc học theo nhóm sẽ giúp các thành viên có thể cùng đi nhanh và đi xa hơn.
Ngoài ra, nam sinh cũng trân trọng từng đầu điểm như điểm chuyên cần, tích cực phát biểu để nắm bắt cơ hội cộng điểm, không để mất điểm trong những bài kiểm tra giữa kỳ,... Nhờ việc thay đổi chiến thuật học tập cùng sự nỗ lực, chăm chỉ, Thành bắt đầu đạt được mục tiêu giành học bổng khuyến khích của trường.
Đến năm thứ 3, Thành bắt đầu đi trải nghiệm nhiều hơn.
Đến năm thứ 2, có những kỳ, Thành đăng ký tới 30 tín chỉ - nhiều gần gấp đôi các bạn khác trong lớp. Việc chỉ "lao đầu vào học" bắt đầu khiến cậu cảm thấy "quãng thời gian sinh viên của mình dường như đang bỏ lỡ điều gì đó".
"Việc học đã chi phối thời gian của em quá nhiều. Đến năm 3, khi số lượng môn cần hoàn thành còn lại khá ít, áp lực học giảm xuống, em mới nhận thấy mình đang thiếu hụt một số kỹ năng mềm".
Thành bắt đầu giảm bớt thời gian học, thực hiện chuyến đi du lịch một mình đầu tiên, tham gia vào Câu lạc bộ Nhà tư vấn luật, Hội Sinh viên luật Châu Á, Diễn đàn mô phỏng Nghị sỹ trẻ. Thông qua đó, 9X cảm thấy mình trở nên tự tin, giao tiếp ổn hơn và kết nối được với nhiều bạn bè.
"Điều đó khác hẳn với trước đây, khi em còn là một cậu sinh viên ít nói, đi học về là giam mình trong nhà", Thành nhớ lại.
Áp lực với "mức lương nghìn đô"
Sau 3,5 năm, Thành đã tốt nghiệp sớm và trở thành thủ khoa tại ngôi trường hàng đầu về kinh tế. Theo Thành, đây là điều cậu không ngờ tới vào thời điểm vừa bước chân vào trường.
"Em nghĩ dù mình ở vị trí nào thì cũng phải làm tốt nhất và hoàn thiện nhất công việc của vị trí đó. Do đó, em luôn xác định trong quá trình học mình sẽ cố gắng làm tốt nhất có thể".
Thành cũng cho biết, trong suốt 3,5 năm học, cậu thường gặp nhiều áp lực bởi những câu chuyện về "sinh viên Ngoại thương ra trường phải được mức lương nghìn đô, thực tập trong tập đoàn đa quốc gia". Điều đó khiến Thành nhiều lần hoang mang với hướng đi của mình.
Nhưng sau đó, nhờ vào những cuốn sách do cô giáo dạy Văn thời cấp 3 dành tặng trước khi vào đại học, cậu bắt đầu bình tâm trở lại.
"Để có cơ hội làm việc tại một công ty tốt, có mức lương và đãi ngộ cao, buộc ứng viên phải chứng tỏ được năng lực của mình chứ không phải dựa vào danh tiếng tại ngôi trường mình được đào tạo.
Và việc trở thành thủ khoa, em nghĩ rằng đó chỉ là một danh hiệu chứ không phải "tấm vé thông hành" để khoe với nhà tuyển dụng với mong muốn được nhận vào làm việc.
Trên thực tế, nhiều công ty, doanh nghiệp không quá quan trọng về điểm số của ứng viên. Điều họ quan tâm là năng lực làm việc, thái độ và độ gắn bó với công việc trong tương lai", 9X nói.
Vì thế, thủ khoa Ngoại thương cho biết, những tấm bằng khen nên được "treo ở nơi trang trọng nhất", sau đó, "cần phải quên đi để bắt đầu một hành trình mới".
Thủ khoa Ngoại thương cho rằng, những tấm bằng khen nên được "treo ở nơi trang trọng nhất", sau đó, "cần phải quên đi để bắt đầu một hành trình mới".
Tốt nghiệp sớm, từ tháng 7 năm ngoái, Thành đã có cơ hội làm việc ở trong bộ phận tài trợ thương mại của một ngân hàng có tiếng. Sau đó, cậu chuyển sang làm tại khối khách hàng doanh nghiệp.
Trong thời gian tới, Thành vẫn muốn thử sức ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có thể tìm kiếm cơ hội ở vị trí tín dụng doanh nghiệp.
GPA đạt 3,97, thủ khoa trường Đại học Ngoại thương "quên" danh hiệu để cố gắng Mai Tiến Thành cho biết: 'Dù là thủ khoa hay không thì khi bước vào thị trường lao động cũng sẽ như nhau, đều phải chứng minh được năng lực làm việc của mình'. Tốt nghiệp thủ khoa với số điểm gần tuyệt đối (GPA đạt 3,97/4,0), ban đầu, Mai Tiến Thành (sinh năm 1999, quê Bắc Ninh) không dám tin vào thành...