Nam sinh trường chuyên Sư phạm nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
Lưu Đào Dũng Trí – Thí sinh lọt vào trận chung kết chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm 2020 vinh dự được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Ông Nguyễn Xuân An Việt trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho Lưu Đào Dũng Trí
Chiều 27/10 tại Hà Nội, ông Nguyễn Xuân An Việt – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác Học sinh sinh viên đã trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho em Lưu Đào Dũng Trí- học sinh lớp 12 Toán, Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm, người lọt vào trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 20 năm 2020.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã kí quyết định tặng bằng khen cho 4 thí sinh lọt vào trận chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 20 năm 2020 là Nguyễn Thị Thu Hằng (Trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình); Vũ Quốc Anh (Trường THPT Ngô Gia Tự, Đắk Lắk), Văn Ngọc Tuấn Kiệt (Trường THPT thị xã Quảng Trị, Quảng Trị) và Lưu Đào Dũng Trí (Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm, Hà Nội).
Lưu Đào Dũng Trí phát biểu tại buổi lễ
Tại lễ trao thưởng, ông Vũ Minh Tiến- Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm cho biết: Cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” là sân chơi trí tuệ bổ ích, là môi trường để các em học sinh rèn luyện, học hỏi và thể hiện hiểu biết của bản thân, góp phần lan tỏa tinh thần và sự nỗ lực vươn lên trong học tập đến toàn thể các em học sinh trên cả nước.
Trong những năm qua, Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm luôn khuyến khích học sinh tham dự cuộc thi này và nhiều em đã tham dự cuộc thi tuần, thi tháng. Năm 2020 là năm đầu tiên nhà trường có học sinh lọt vào trận chung kết. Việc có nhiều học sinh tham gia cuộc thi trí tuệ đã khẳng định: ngoài học tốt các môn văn hóa, học sinh Chuyên Sư phạm còn có hiểu biết xã hội tốt, có kĩ năng giao tiếp tốt.
Video đang HOT
Lưu Đào Dũng Trí
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Xuân An Việt gửi lời chúc mừng tới em Lưu Đào Dũng Trí đã đạt được thành tích cao trong Cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia”, chúc mừng thầy cô, nhà trường và gia đình em Lưu Đào Dũng Trí.
Thành tích của em Lưu Đào Dũng Trí giành được tại cuộc thi này thể hiện sự nỗ lực không ngừng trong học tập và rèn luyện, sự miệt mài tìm hiểu những tri thức mới của bản thân em.
Qua đây cũng thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương và tạo điều kiện của gia đình, sự dạy dỗ, dìu dắt, chỉ bảo tận tình của các thầy cô và sự đồng hành của bạn bè trong mái trường THPT chuyên Đại học Sư phạm.
Đại diện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tặng hoa chúc mừng Dũng Trí
Thay mặt lãnh đạo Bộ GD&ĐT, ông Việt bày tỏ mong muốn thành tích đã đạt được sẽ là bước đệm giúp Dũng Trí tự tin hơn trên con đường học tập, nghiên cứu, rèn luyện và theo đuổi giấc mơ của mình. Đồng thời, với những thành tích và kinh nghiệm có được của bản thân, em hãy chia sẻ, giúp đỡ những người bạn của mình, những em học sinh khóa sau cùng tiến bộ.
Chia sẻ niềm vui, sự vinh dự khi nhận được bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Lưu Đào Dũng Trí cho biết, thành quả này không chỉ là của riêng em mà là của rất nhiều người, trong đó có sự ủng hộ của gia đình, sự chăm lo, dìu dắt của các thầy cô giáo. Mặc dù, chặng đường phía trước còn nhiều thử thách, song Dũng Trí hứa sẽ cố gắng rèn luyện để trưởng thành hơn.
'Đường lên đỉnh Olympia' hay hành trình đi không trở lại?
Sau đêm chung kết 'Đường lên đỉnh Olympia 2020', nhiều người băn khoăn liệu quán quân năm nay có trở lại quê hương sau khi nhận được học bổng du học?
Kết quả chung cuộc "Đường lên đỉnh Olympia 2020".
Chương trình "Đường lên đỉnh Olympia 2020" đã tìm được quán quân mới là nữ sinh Nguyễn Thị Thu Hằng của Trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình.
Vượt qua ba thí sinh Lưu Đào Dũng Trí (Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm, Hà Nội) Văn Ngọc Tuấn Kiệt (Trường THPT thị xã Quảng Trị, Quảng Trị) và Vũ Quốc Anh (Trường THPT Ngô Gia Tự, Đắk Lắk) cô gái miền quê Kim Sơn - Ninh Bình giành được học bổng trị giá 40 nghìn USD.
Chương trình "Đường lên đỉnh Olympia" là một sân chơi dành cho những học sinh xuất sắc về năng lực ghi nhớ và tích lũy kiến thức.
Chương trình "Đường lên đỉnh Olympia" được Bộ Giáo dục - Đào tạo phối hợp với Đài Truyền hình VN thực hiện từ năm 1999 đến nay. 20 kỳ thi đã có 20 quán quân được học bổng để du học tại Úc. Và điều nhiều người quan tâm là không có một quán quân "Đường lên đỉnh Olympia" nào trở lại phục vụ đất nước sau khi hoàn thành việc học.
Liệu quán quân "Đường lên đỉnh Olympia" vừa được xướng tên là nữ sinh Nguyễn Thị Thu Hằng có tiếp tục hành trình "đi không trở lại" như những quán quân trước đó không? Câu hỏi ấy, không ai có thể trả lời, nhưng sự băn khoăn là có thật.
Vì sao các quán quân "Đường lên đỉnh Olympia" không chọn cách lập nghiệp tại Việt Nam, mà tìm kiếm cơ hội sinh sống ở các quốc gia khác? Phải chăng khi đã thấy "Đường lên đến đỉnh Olympia" thì họ hình thành suy nghĩ và thái độ khác?
Chuyên gia truyền thông Nguyễn Phạm Khánh Vân chia sẻ góc nhìn: "Các bạn ấy có lỗi gì không? Không! Họ ăn học bằng tiền của cha mẹ, nhận học bổng nước ngoài, ở lại làm công dân toàn cầu. Đó là lựa chọn của họ!
Bạn yêu Việt Nam, bạn ở lại Việt Nam, đó là lựa chọn của bạn và bạn thấy hạnh phúc. Nó không khác gì ăn cá hay thịt, ở Sài Gòn hay Hà Nội, nó là quyết định cá nhân.
Người giỏi đi thì chúng ta vẫn còn rất nhiều người rất giỏi khác ở trong nước, quan trọng là làm thế nào để giữ nhân tài, lo nuôi con cá trong hồ chứ đừng oán trách con cá đang bơi giữa đại dương.
Chỉ có những ai nhận học bổng của Việt Nam, đi học bằng tiền thuế của dân mới cần cam kết về nước để làm việc hoặc phải trả lại số tiền tài trợ. Đó là công bằng!
Còn các bạn trẻ đi học bằng tiền cha mẹ họ, chỉ cha mẹ có thể có quyền quyết định cho con họ thôi".
Nhà văn Nguyễn Một thì có cách lý giải khác: Một cuộc khảo sát về những quốc gia có đóng góp tổng thể cho nhân loại thì Viêt Nam xếp hạng thứ hạng 124/125, có nghĩa là "dưới đáy".
Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta cần có đóng góp gì cho nhân loại chứ không chỉ loay hoay ở địa phương hay quốc gia, bạn hãy nghĩ xem những sản phẩm của nền văn minh mà bạn đang dùng hàng ngày như điện thoại, máy tính, ô tô có phải là phát minh của người Việt Nam không?
Vì vậy, chúng ta cho các em nền tảng ban đầu là điều kiện du học, sau khi học xong, bằng nhận thức của mình các em có quyền lựa chọn môi trường phù hợp nhất để làm việc, sáng tạo và nếu trong các em có một thiên tài sáng tạo ra "công trình" có ích cho nhân loại thì dù ở quốc gia nào cũng tốt cả, vì nhân loại trong đó có cả Việt Nam chúng ta! Lá rồi cũng rụng chứ mất đi đâu?
Mong rằng trong tương lai, từ những "hạt giống" hôm nay sẽ cải thiện được bản đồ xếp hạng "đóng góp cho nhân loại" của Việt Nam trên thế giới!".
Cô gái duy nhất ở chung kết Olympia 2020 thi đấu ấn tượng Nguyễn Thị Thu Hằng - cô gái duy nhất ở trận chung kết Olympia năm 20 - có màn thi đấu bùng nổ. Nữ sinh liên tục dẫn đầu đoàn leo núi. Sáng 20/9, trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2020 được truyền hình trực tiếp từ Đài Truyền hình Việt Nam. Nguyễn Thị Thu Hằng là thí sinh nữ duy nhất...