Nam sinh trường Ams chia sẻ kinh nghiệm giành học bổng từ 5 trường đại học Mỹ
Mặc dù nhận được rất nhiều học bổng từ các trường đại học quốc tế nhưng Nguyễn Hiền Minh Quân đã quyết định theo học Trí tuệ nhân tạo tại Wooster College để thỏa mãn đam mê công nghệ của mình.
ảnh minh họa
Kì nhập học mùa thu (cuối tháng 8) của top các trường đại học lớn trên thế giới đang đến gần đồng nghĩa với việc khoảng thời gian này đang là thời điểm các trường trả application letter cho học sinh quốc tế. Lứa du học sinh tiếp theo sẽ là các bạn trẻ sinh năm 2000 và thành tích đạt được của họ có thể dành một chữ “khủng” để nhắc tới.
Điểm SAT 1420/1600 và thành tích hoạt động xã hội và ngoại khóa ấn tượng đã giúp em Nguyễn Hiền Minh Quân, lớp chuyên Lý, trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam nhận được số tiền học bổng lên tới 12 tỉ đồng từ 5 trường đại học lớn trên thế giới. Các trường đại học được nhắc đến bao gồm College of Wooster, Augustana College, Knox College, Temple University, DePauw University và Quân đã quyết định chọn College of Wooster làm nơi khởi đầu ước mơ của mình.
Mức học bổng mà Quân nhận được khi theo học tại College of Wooster là 160 000 USD, tương đương gần 4 tỷ đồng cho 4 năm học tập và nghiên cứu tại bậc đại học của trường.
Song song với bảng điểm đẹp, Minh Quân còn sở hữu một chuỗi thành tích hoạt động ngoại khóa, xã hội với vai trò là thành viên Ban tổ chức sự kiện Mock Trial, Debate Tournament, Camp Alethia cùng Puzzles Ams, Ban tổ chức Science Tornado, Ban điều hành dự án Không Khói Project, Tình nguyện viên dự án Trash Again, Junior Branch của CISV Vietnam và Junior Counselor của các trại CISV Spring Camp và Summer Camp dành cho thành viên 11-12 tuổi,…
Quân về quá trình apply học bổng và kinh nghiệm viết bài luận:
Quân bắt đầu có ước mơ du học từ khi nào và ai là người đã truyền cảm hứng cho em về “giấc mơ Mỹ”?
- Em có ý định đi du học thì chắc là từ khi còn bé, lúc được xem những bộ phim nước ngoài về cuộc sống học đường đã khiến em luôn mơ ước một ngày được đặt chân tới một bầu trời khác. Trong gia đình em thì cũng đã có một vài người đi du học và câu chuyện họ nghe kể lại luôn làm em hứng thú.
Từ chối rất nhiều học bổng khác, vậy ngay từ đầu mục tiêu của Quân đã là Wooster College?
- Em thấy Wooster College khá là phù hợp với những tính cách của em nên đã lựa chọn trường ngay từ đầu đợt apply.
Em thích môi trường học tập gần gũi với sinh viên, nơi mà giáo sư và sinh viên luôn có được sự giao tiếp xuyên suốt quá trình nghiên cứu và học tập. Đấy là điều mà Wooster có thể cho em khi trường được đánh giá cao về hạng mục nghiên cứu với sự giúp đỡ của các giáo sư đầu ngành. Ngoài ra thì Ohio cũng là bang mà em mong muốn được học từ lâu vì đây là bang khá phát triển về giáo dục và là một trong những bang phát triển nhất nước Mỹ.
Video đang HOT
Ngành học mà Quân sẽ lựa chọn khi theo học tại ngôi trường này là gì?
- Chương trình Mentored research của trường được đánh giá khá cao với những cơ sở vật chất đầy đủ cho việc nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) cùng các giáo sư giỏi thì em nghĩ là sẽ phát triển được khi theo học ngành Computer Science ở đây. Theo em biết thì trường có tỉ lệ việc làm và được nhận vào cao học tại các trường top 10-20 khá cao nên sẽ là bàn đạp tốt để em hiện thực hóa những ước mơ của em.
Bài luận quan trọng trong hồ sơ giúp Quân dành được cái gật đầu từ Ban tuyển sinh đã được chắp bút như thế nào?
- Ban đầu em nghĩ là bài luận phải cao siêu, ngập tràn thành tích thì mới thuyết phục được Hội đồng tuyển sinh nhưng thực ra chính câu chuyện của bản thân, về những gì mà em đã trải nghiệm cũng như học hỏi được xuyên suốt thời gian apply và làm hoạt động đã giúp Hội đồng tuyển sinh hiểu rõ hơn về em. Sau khi hoàn thiện bài luận cá nhân, em cảm thấy trưởng thành lên rất nhiều khi dã có thời gian ngồi lại để tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của em, nhờ đó em có thể hiểu hơn về những định hướng trong tương lai.
Quá trình hoàn thiện bảng điểm và tích lũy các hoạt động ngoại khóa của Quân có gặp điều gì trắc trở?
- Mọi việc vào năm lớp 12 là thời điểm trước khi nộp hồ sơ thực sự rất áp lực. Do em chỉ quyết định sẽ du học Mỹ vào giữa lớp 11 nên mọi thứ đều rất gấp gáp. Dù phải bỏ ra một mùa hè để tập trung ôn thi chứng chỉ và hoàn thiện bộ hồ sơ nhưng em cảm thấy không hề nuối tiếc. Vấn đề mà em lo lắng nhất vẫn là bài luận, không phải vì em bí ý tưởng mà em luôn nghĩ rằng câu chữ của em chưa đủ mạnh để bộc lộ hết những gì em có được cho Hội đồng Tuyển sinh.
Elon Musk chính là thần tượng của Quân trong lĩnh vực công nghệ. Vậy người đàn ông này có liên quan gì đến quyết định chọn trường của em hay không?
- Elon Musk không liên quan đến quyết định chọn trường của em nhưng cái cách mà ông sống luôn khiến em ngưỡng mộ và mong muốn một ngày được trở nên như vậy. Điều đáng giá nhất mà em học được từ Elon chính là “Thất bại chỉ là một phương án mà thôi. Nếu mọi thứ không thất bại, bạn sẽ không bao giờ sáng tạo để có được thành công thực sự”. Chính điều này luôn thúc đẩy em phải biết học hỏi trong cuộc sống để hoàn thiện những thiếu sót của bản thân. Thành công của Elon Musk với Tesla và SpaceX cũng chính là những động lực cho em để hướng tới trong tương lai.
Dự định tiếp theo của Quân sau khi đạt được ước mơ du học có liên quan đến lĩnh vực công nghệ?
- Trong tương lai gần thì có lẽ là em mong muốn sẽ được nghiên cứu sâu hơn về trí tuệ nhân tạo (AI) và có thể xây dựng một trợ lý ảo cho con người với nhiều tính năng hiện đại như JARVIS trong phim Iron Man.
Còn về tương lai xa thì em luôn muốn có một start up công nghệ để có thể đưa Việt Nam phát triển hơn trong thời đại công nghệ số này.
Sở hữu bảng thành tích hoạt động ngoại khóa và hoạt động xã hội ấn tượng, vậy đâu là kỉ niệm ý nghĩa nhất đối với Quân khi tham gia?
- Có lẽ đáng nhớ nhất là kỷ niệm của em khi làm một Junior Counselor cho trại hè của CISV Vietnam. Không chỉ giúp em mở rộng mối quan hệ xã hội mà còn đưa em tiếp cận nhiều hơn với xã hội bên ngoài. Làm việc với những em nhỏ tuổi hơn cũng vô cùng thú vị khi em có cơ hội được trở thành những người dẫn dắt các em trưởng thành hơn, biết suy nghĩ hơn. Đây chính là cơ hội cho em tận dụng để khám phá bản thân em.
Quân có thể cách ôn thi SAT hiệu quả tới những bạn cũng đang có dự định du học?
- Quan trọng nhất chính là phải đọc quen với văn phong của người Mỹ. Để tìm nguồn tư liệu đọc thì em có đọc các bài báo khoa học để làm quen với cách đặt vấn đề. Ngoài ra, học từ mới cũng là cách để giúp em hiểu bài dễ dàng hơn.
Hành trang mà em đã chuẩn bị cho cuộc sống du học sắp tới?
- Em cũng đang cố tìm hiểu thêm về văn hóa Mỹ và chuẩn bị cho em một số những kỹ năng cần thiết để tự tin bay tới Mỹ vào tháng 8 tới.
Theo Baophapluat.vn
Đến lúc trường phải 'lùng' thí sinh
Mùa tuyển sinh bây giờ các thí sinh là 'người hưởng lợi' khi chỉ cần ngồi tại chỗ mà vẫn có hàng chục trường lớn nhỏ, công tư đủ loại tìm đến tiếp cận, mời gọi với nhiều lời rao rất hấp dẫn.
Đưa học sinh tham quan trường đại học là một trong nhiều hoạt động các trường thực hiện thu hút học sinh
Trường tốp cũng chạy đua
Những năm gần đây, "cuộc đua" này không còn chỉ là của riêng khối trường ngoài công lập mà ngay cả những trường công lập tốp trên cũng phải "thoát khỏi tháp ngà" để vào cuộc.
Trước tình trạng tuyển sinh ngày càng khó, ngay sau khi những tân sinh viên cuối cùng vừa nhập học vào tháng 9 - 10 mỗi năm, bộ phận tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ lại bắt đầu "sục sôi" với kế hoạch tuyển sinh cho năm tiếp theo. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là tiếp cận thí sinh (TS).
Tất cả các trường ĐH, từ công lập tới ngoài công lập, từ tốp trên cho tới các trường khó tuyển, đều có phòng ban chuyên trách về tuyển sinh, chia thành các nhóm tỏa đi đến từng trường THPT. Thậm chí ngay cả những trường ở quận, huyện xa xôi của các tỉnh thành đều có "dấu chân" của nhân viên tuyển sinh đến từ các trường ĐH, CĐ. Chưa kể, ngày càng nhiều trường ĐH dành kinh phí, tổ chức đưa học sinh lớp 12 về trường mình tham quan, tìm hiểu, có hoạt động trải nghiệm như một sinh viên thực thụ. Từ đó, tạo ấn tượng, thu hút học sinh vào học.
Vài năm trước, chỉ có các trường ngoài công lập mới lên kế hoạch thu hút TS vào trường mình. Còn giờ đây, kể cả những trường công có tên tuổi vẫn phải tìm cách tiếp cận học sinh.
Tiến sĩ Trần Đình Khôi Quốc, Trưởng ban Đào tạo ĐH Đà Nẵng, lý giải: "Công tác tuyển sinh ngày càng khó, các trường ĐH ngoài công lập ngày càng mạnh do có những chính sách tốt thu hút TS. Vì vậy, những trường ĐH công lập có thương hiệu không thể ngồi yên một chỗ chờ đợi TS".
Trong khi đó, tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng nguyên nhân đầu tiên là do 10 năm qua, TS hằng năm giảm liên tục nên nguồn tuyển cho các trường giảm. "Hơn nữa, quy chế tuyển sinh ngày nay đã thay đổi nhiều so với trước, có nhiều phương thức xét tuyển, cơ hội vào ĐH của TS tăng lên. Vì thế, các trường công lập dù là tốp trên bắt buộc phải tiếp cận với TS, không phải chỉ để đủ chỉ tiêu, mà còn là để thu hút được học sinh giỏi", tiến sĩ Nghĩa nêu quan điểm.
Thưởng tiền, học bổng...
Một trong những cách thu hút TS, đặc biệt TS giỏi, là đưa ra chính sách học bổng tương đối "sốc", điều mà trước đây chỉ trường ngoài công lập mới thực hiện.
Chẳng hạn trong năm 2017, TS đạt 27 điểm đăng ký vào các trường thành viên của ĐH Đà Nẵng như: Sư phạm, Bách khoa, sẽ được thưởng 27 triệu đồng, 28 điểm thưởng 28 triệu đồng... Tiến sĩ Trần Đình Khôi Quốc : "Mục tiêu khi trường đưa ra các chính sách đó là để thu hút TS giỏi, nâng cao chất lượng, tiếp tục tạo thương hiệu tốt".
Thạc sĩ Nguyễn Văn Đương, Phó phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cũng thông tin mỗi năm trường cấp hàng trăm suất học bổng dành cho TS đạt điểm cao nhất các khối, trị giá 17 triệu đồng (học phí năm đầu) và học sinh có hoàn cảnh khó khăn trị giá 50% học phí năm đầu. Thạc sĩ Đương cho biết: "Mặc dù nguồn tuyển giảm nhưng những trường tốp đầu vẫn không ngại thiếu TS. Tuy nhiên, để có nhiều TS giỏi đăng ký giúp đầu vào chất lượng, thì việc các trường phải có chính sách học bổng thu hút là chuyện cần phải làm".
Rõ ràng nguồn tuyển đối tượng học sinh giỏi đã bị . Không chỉ học sinh giỏi mà thí sinh nói chung ngày nay đều có quá nhiều lựa chọn. Các trường không lo thiếu, nhưng cũng không thể ngồi yên"
Tiến sĩ Lê Chí Thông (Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội còn tung "chiêu" miễn phí toàn bộ khóa học cho thủ khoa vào trường có điểm thi môn ngoại ngữ đạt điểm tuyệt đối 10/10 trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018. Không chỉ vậy, trường còn tặng TS này một chuyến tham quan tại Nhật Bản.
Mong tuyển được học sinh giỏi
Có một thực tế là việc thu hút học sinh giỏi bằng nhiều cách của các trường lớn, có vẻ như cũng không hề dễ dàng. Từ năm 2016 đến nay, ĐH Quốc gia TP.HCM cũng có chính sách tuyển thẳng đối với những TS đạt giải quốc gia, quốc tế và ưu tiên xét tuyển đối với học sinh trường chuyên, học sinh trường nằm trong tốp 100 trường có điểm THPT cao nhất nước theo thống kê 3 năm gần nhất. Trung bình chỉ tiêu dành cho đối tượng này là từ 10 - 15%, nhưng theo tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa thì không bao giờ các trường đạt được chỉ tiêu này.
"Số lượng học sinh giỏi đạt giải nhất, nhì, ba các cuộc thi hằng năm chỉ khoảng 3.000, trong đó có nhiều em chọn đi du học. Những em ở lại trong nước có cơ hội trúng tuyển vào rất nhiều trường nhưng lại chỉ tập trung vào một số ngành hấp dẫn như y dược, ngoại thương. Nên dù có những chính sách thu hút, thì không phải lúc nào cũng nhận được hồ sơ của các em", tiến sĩ Nghĩa phân tích.
Tiến sĩ Lê Chí Thông, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết năm 2017, khi công bố danh sách TS được ưu tiên xét tuyển, trường yêu cầu TS nộp phiếu xác nhận thì một số TS trúng tuyển lại không nộp, sau đó bỏ. "Rõ ràng nguồn tuyển đối tượng học sinh giỏi đã bị . Không chỉ học sinh giỏi mà TS nói chung ngày nay đều có quá nhiều lựa chọn. Các trường không lo thiếu, nhưng cũng không thể ngồi yên", tiến sĩ Thông nhìn nhận.
Có ngày 2 - 3 trường tới liên hệ Ông Nguyễn Văn Chương, Phó hiệu trưởng Trường THPT Di Linh (Lâm Đồng), cho biết: "Ngay từ thời điểm trước tết đã có một số trường ĐH, CĐ liên hệ với trường để gửi tài liệu cho học sinh lớp 12. Thời điểm này các trường đến nhiều nhất. Đều đặn ngày nào cũng có nhân viên tuyển sinh tới nhờ trường kết nối với học sinh, có ngày 2 - 3 trường ĐH tới. Thông thường chúng tôi nhận tài liệu và phát giùm, chỉ trường nào có công văn của Sở GD-ĐT tỉnh thì mới sắp xếp để các thầy cô vào lớp tư vấn cho học sinh".
Còn ông Lê Quang Phương, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Lợi (Phan Thiết, Bình Thuận), cũng cho hay: "Cao điểm là thời gian trước khi TS nộp hồ sơ, trung bình mỗi ngày một trường ĐH-CĐ tới liên hệ, chủ yếu là các trường đến từ khu vực TP.HCM. Trong tình hình hiện nay, các trường buộc phải đi đến tận nơi để cung cấp thông tin để học sinh biết đến trường mình, biết phương thức xét tuyển. Từ đó các em cũng có nhiều lựa chọn hơn".
Theo TNO
Con số 'khủng' của chàng trai Quảng Bình trúng tuyển Viện công nghệ kỹ thuật số 1 TG Điển trai, biết vượt lên số phận, bảng thành tích học tập 'khủng'... là những gì người ta nhắc đến cậu bạn Nguyễn Thế Quỳnh. Chàng trai Quảng Bình Nguyễn Thế Quỳnh giành học bổng danh giá. Chàng trai người Quảng Bình sinh năm 1999 vừa xuất sắc nhận được thư trúng tuyển từ Viện Công nghệ Kỹ thuật số 1 thế giới...