Nam sinh Quảng Trị nuôi đam mê Olympia từ nhỏ
Bị thu hút bởi cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia, Văn Ngọc Tuấn Kiệt nuôi đam mê chinh phục, tích luỹ kiến thức từ khi học THCS.
Tuấn Kiệt, 17 tuổi, học sinh lớp 11A1 trường THPT thị xã Quảng Trị, vừa trở thành thí sinh thứ ba góp mặt ở trận chung kết năm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia 2020. Hai tuần sau khi kết quả cuộc thi quý III được công bố, Kiệt được nhiều người biết đến hơn. “Thấy em ra đường, người dân cười rồi chào hỏi, chúc mừng và động viên em trong trận chung kết sắp đến”, Kiệt kể.
Tuấn Kiệt và vòng nguyệt quế quý III. Ảnh: Hoàng Táo
Đang tập trung ôn thi học kỳ II, sau buổi học trên lớp, Kiệt dành phần lớn thời gian tự học ở nhà. Trong ngôi nhà ba gian lợp ngói ở vùng quê lúa Hải Phú, huyện Hải Lăng, góc học tập của Kiệt kê bộ bàn ghế gỗ, giá sách nhỏ đựng sách giáo khoa và vở học, bộ máy vi tính cùng moderm wifi.
Bố làm ở quỹ tín dụng nhân dân xã Hải Phú, mẹ làm nông, gia đình Kiệt không có nhiều khả năng mua sách hay học thêm nên lượng kiến thức em thu nạp được phần lớn từ Internet. Quả địa cầu đặt ở bàn học nuôi dưỡng ước mơ chinh phục nhiều vùng đất mới của cậu học trò dáng mảnh khảnh.
Kiệt thường chủ động nắm kiến thức ngay tại lớp, về nhà học các môn xã hội vào buổi chiều, môn tự nhiên vào buổi tối. Học đồng đều các môn nhưng em yêu thích nhất Lịch sử vì “muốn tường tận gốc tích của nhiều vấn đề”. Dù thế, em lại học giỏi nhất môn Toán.
Kết thúc các bài học, Kiệt tranh thủ vào Internet, hoặc xem các chương trình tivi khám phá cuộc sống. Những lúc chiều muộn mát trời, em cùng đám trẻ trong xóm đá bóng ở sân đất gần nhà.
Nói về lý do đến với Olympia, Kiệt kể từ những năm THCS đã rất thích xem cuộc thi này trên tivi và nuôi đam mê từ đó. Em chịu khó tìm tòi, tích lũy kiến thức qua sách vở, Internet.
Khi vào vòng chung kết, không chỉ Kiệt, cả trường THPT thị xã Quảng Trị mừng vui. Đây là lần thứ ba cầu truyền hình chung kết Olympia về với ngôi trường này. Trong đó một lần thí sinh vô địch và một lần á quân.
“Đây vừa là áp lực, vừa là động lực để em tiến xa hơn nữa”, Kiệt chia sẻ.
Tuấn Kiệt chia sẻ nuôi đam mê chinh phục Olympia từ nhỏ. Ảnh: Hoàng Táo
Nói về các đối thủ, Kiệt nhận thấy Nguyễn Thị Thu Hằng (THPT Kim Sơn A, Ninh Bình, nhất quý I với 175 điểm) có kiến thức phong phú, quyết đoán nhanh nhạy; còn Vũ Quốc Anh (THPT Ngô Gia Tự, Đăk Lăk, nhất quý II với 300 điểm) có kiến thức rộng, hiểu biết chuyên sâu. “Hai bạn thực sự là trở ngại lớn cho em. Cơ hội cho em chỉ khoảng 20%, phần còn lại cho các thí sinh”, Kiệt nói.
Trực tiếp dẫn Kiệt đi thi Olympia, thầy Đinh Công Nhật, Hiệu phó trường THPT thị xã Quảng Trị, nhận xét Kiệt học giỏi, tham gia tích cực các phong trào của lớp và nhà trường. Để chuẩn bị cho cuộc thi, toàn thể giáo viên, học sinh của trường đã chung tay bồi dưỡng kiến thức cho em.
Trong cuộc thi tuần, 84 giáo viên chuẩn bị mỗi người 5 câu hỏi cùng đáp án, 1.200 học sinh mỗi em chuẩn bị hai câu hỏi và đáp án rồi gửi cho Kiệt. Với cuộc thi tháng và quý, chỉ giáo viên được lựa chọn câu hỏi, nhưng kiến thức khó, chất lượng. Nhờ việc này mà giáo viên tự trau dồi chuyên môn, kiến thức, đồng thời giúp học sinh có thêm thông tin bổ ích trước khi lên đường tham dự cuộc thi.
Để chọn học sinh đại diện cho trường đi thi Olympia, nhà trường cho các em tự do đăng ký, rồi cho thi hai bộ đề với 100 câu hỏi do giáo viên nhà trường tự soạn. Kết quả được công khai, em cao điểm nhất được đại diện cho nhà trường dự thi Olympia cấp quốc gia.
Thầy Nhật chia sẻ, để có 3 học sinh vào chung kết Olympia, 15 năm qua nhà trường duy trì cuộc thi tương tự cấp trường. “Mỗi năm có khoảng 100 học sinh trong số 1.300 em đăng ký. Chúng tôi chọn 24 em, chia làm 6 bảng thi để chọn 6 em nhất và hai em điểm nhì vào hai trận bán kết và chung kết”, thầy Nhật nói.
Cuộc thi này cũng có các phần thi khởi động, vượt chướng ngại vật, tăng tốc và về đích, kéo dài 45 phút trong tiết chào cờ đầu tuần. “Sân chơi này giúp học sinh trau dồi kiến thức, tự tin và bản lĩnh”, thầy Nhật nói. Bản thân Kiệt cũng đang nằm trong 8 thí sinh sau cùng của cuộc thi cấp trường.
Ngôi trường 3 lần có học sinh vào chung kết, lên đỉnh vinh quang Olympia
Lần thứ 4 Quảng Trị có học sinh lọt vào chung kết Olympia, 2 lần đạt đỉnh vinh quang ở sân chơi trí tuệ này, như một lời khẳng định về truyền thống hiếu học của các thế hệ học sinh miền "đất lửa".
Nhắc đến miền đất giàu truyền thống hiếu học Quảng Trị, các thế hệ học sinh luôn thấy tự hào, vinh dự khi có đến 4 học sinh ghi tên mình vào vòng chung kết Olympia.
Thí sinh Quảng Trị vào chung kết Olympia
Trong 3 thí sinh đã tham gia sân chơi Olympia những năm trước, 2 em đã giành chức vô địch là Văn Viết Đức (2015) và Phan Đăng Nhật Minh (2017). Em Lê Thanh Tân Nhật giành á quân năm 2018.
Em Tuấn Kiệt giành giải Nhất cuộc thi quý
Những ngày vừa qua, thầy và trò Trường THPT thị xã Quảng Trị đón nhận thêm niềm vui khi em Văn Ngọc Tuấn Kiệt - học sinh lớp 11A1 đã xuất sắc vượt qua 4 thí sinh trong cuộc thi quý với 300 điểm, giành vé vào trận chung kết đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20, trở thành học sinh thứ 4 của Quảng Trị lọt vào vòng cuối cùng của sân chơi này.
Điều thú vị là cả 4 học sinh đều sinh ra, trưởng thành tại huyện Hải Lăng. Trong đó, ngôi trường THPT thị xã Quảng Trị nằm bên cạnh Thành cổ Quảng Trị lần thứ 3 có học sinh xuất sắc lọt vào chung kết Olympia, một em bước lên đỉnh vinh quang và một em á quân.
Những gương mặt tham gia sân chơi Olympia của Quảng Trị, trong 3 em đã mang về 2 giải Nhất, 1 giải Nhì.
Chỉ trong 6 năm, Trường THPT Thị xã Quảng Trị 3 lần có học sinh tham gia chung kết cuộc thi Olympia.
Cô giáo Phan Thiên Nga - Hiệu trưởng Trường THPT Thị xã Quảng Trị chia sẻ, đây là niềm vinh dự lớn của thầy và trò nhà trường. Thời gian qua, đã có nhiều học sinh đạt thành tích cao trong các cuộc thi cấp Quốc gia và quốc tế.
Theo cô giáo Nga, cuộc thi Olympia là sân chơi đầy trí tuệ dành cho học sinh phổ thông. Đến năm nay, Trường THPT thị xã Quảng Trị vinh dự có 3 học sinh lọt vào chung kết, 1 em giành chức vô địch và 1 em về thứ 2 trong cuộc thi này.
Vào năm 2017, trường THPT thị xã Quảng Trị cũng có học sinh đạt giải cao ở cuộc thi KHKT quốc tế, trở thành niềm tự hào cho các thế hệ học sinh. Đó là em Phạm Huy - đạt giải Ba tại cuộc thi Intel ISEF 2017 (tổ chức tại Mỹ), với đề tài "Cánh tay robot dành cho người khuyết tật".
Theo lãnh đạo nhà trường, từ đầu những năm 2000, trường đã có định hướng chinh phục sân chơi Olympia vì đây là sân chơi trí tuệ cao nhất cho học sinh phổ thông.
Những cuộc thi Olympia thu nhỏ với tên gọi Chinh phục đỉnh cao được tổ chức giữa các học sinh trong trường để chọn ra người xuất sắc nhất đăng ký dự thi Đường lên đỉnh Olympia.
Quá trình chọn lọc người có khả năng và bồi dưỡng để đi thi Olympia được trường thực hiện ngay từ những ngày đầu tiên của khối lớp 10 với rất nhiều vòng.
Người được chọn sẽ bắt đầu được bồi dưỡng liên tục suốt gần một năm, trước khi đăng ký đi thi Đường lên đỉnh Olympia vào giữa năm học lớp 11.
Em Tuấn Kiệt vừa ghi tên mình vào vòng chung kết.
Những ngày này, Trường THPT thị xã Quảng Trị đang tất bật chuẩn bị cho cầu truyền hình chung kết Olympia năm thứ 20. Cuộc thi chung kết này đã được ấn định vào giữa tháng 9. Tuấn Kiệt cũng đang ôn kiến thức cho vòng chung kết.
Cô giáo Phan Thiên Nga - Hiệu trưởng Trường THPT Thị xã Quảng Trị nói rằng, công tác chuẩn bị đang được triển khai từ cơ sở vật chất, nội dung để làm điểm cầu truyền hình.
Đánh giá về học sinh của mình, cô Nga cho biết, Tuấn Kiệt là học sinh ngoan ngoãn, thông minh, chịu khó. Nhà trường cũng có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức và đang hỗ trợ để Tuấn Kiệt có thể đạt kết quả cao nhất trong cuộc thi sắp tới.
Cô giáo TS Lê Thị Hương - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị cũng bày tỏ vui mừng khi học sinh địa phương liên tục gặt hái được nhiều thành tích, lần thứ 4 có thí sinh tham gia vòng chung kết Olympia. Đó là niềm vinh dự, tự hào về truyền thống hiếu học của các thế hệ học sinh.
Cô Hương nói, ngành giáo dục địa phương cũng chú trọng khâu bồi dưỡng, đào đạo, tìm kiếm tài năng ngay từ bậc học thấp để các em có nền tảng kiến thức tham gia các cuộc thi, sân chơi trí tuệ dành cho học sinh toàn quốc.
Chàng trai Quảng Trị vào CK Olympia mơ mang về quê hương 1 quán quân Học chuyên Toán nhưng thích nhất môn Sử, có trí nhớ tốt, luôn khiêm tốn khi nói về mình là những ấn tượng về Văn Ngọc Tuấn Kiệt - chàng trai vừa lọt vào chung kết Olympia năm 20. Tại trường THPT Thị xã Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị), Văn Ngọc Tuấn Kiệt là cái tên nổi bật, gắn liền với những thành...