Nam sinh Nghệ An giành học bổng ở ngôi trường đắt đỏ nhất thế giới
Với mức học bổng lên tới gần 950 nghìn USD, mỗi năm di chuyển qua 4 quốc gia để học, Trường THINK Global School được xem là một trong những ngôi trường đắt đỏ nhất thế giới. Nghiêm Mạnh Cầm – cậu học sinh Nghệ An xuất sắc là 1 trong 30 học sinh trên thế giới giành được học bổng này năm nay.
THINK Global School có trụ sở chính đặt tại New York (Mỹ) nhưng mỗi học kỳ học sinh sẽ được học tập tại một quốc gia khác nhau. Mỗi năm học ở THINK Global School, học sinh sẽ phải chi 948.000 USSD (tương đương khoảng 21,8 tỷ đồng). Là một trong những ngôi trường được mệnh danh là đắt đỏ nhất hành tinh, mỗi năm THINK Global School chỉ dành 30 suất học bổng cho học sinh trên toàn thế giới.
Nghiêm Mạnh Cầm – cậu học sinh Nghệ An xuất sắc giành học bổng gần 1 triệu đô/năm ở ngôi trường đắt đỏ nhất hành tinh
Nghiêm Mạnh Cầm (SN 2002, học sinh Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An) là 1 trong số 30 người sẽ nhập học THINK Global School năm 2018 bằng suất học bổng lên tới gần 1 triệu đô la mỗi năm này.
Mạnh Cầm nuôi ước mơ du học của mình từ năm lớp 6. Gia đình cũng không dư dả nên Cầm không có điều kiện học tiếng Anh ở các trung tâm hay thuê gia sư. Em chủ yếu tự học qua các lớp online và chỉ theo học thêm tại một trung tâm Anh ngữ để luyện cách phát âm chuẩn cũng như có môi trường giao tiếp tốt hơn.
Cậu học trò này có cách học ngoại ngữ rất thú vị đó là tự sáng tác truyện tranh viễn tưởng.
“Từ nhỏ em đã mê Harry Porter nên em nghĩ các cốt truyện khoa học viễn tưởng, xây dựng các nhân vật, lời thoại… Bằng cách này em luyện được ngữ pháp, cấu trúc câu cũng như học và nhớ được nhiều từ mới”, Cầm chia sẻ.
Ngoài học giỏi môn Toán, Cầm có niềm yêu thích với môn Tiếng Anh – môn “cửa ngõ” để em tiếp cận với các học bổng du học. Do hoàn cảnh gia đình nên em không có nhiều điều kiện để học thêm ở các trung tâm mà chủ yếu là học online và vẽ truyện tranh viễn tưởng để rèn luyện vốn ngọai ngữ của mình
Những cuốn truyện tranh của Cầm được chị Hoàng Thị Thu Hà – mẹ em cất giữ. Thời điểm hiện tại, Cầm có một gia tài truyện tranh khá phong phú. Dù là nhân viên y tế học đường, mức lương chỉ đủ chi trải cho cuộc sống của hai mẹ con nhưng chị Hà luôn tôn trọng, ủng hộ và cổ vũ, động viên con trai trong học tập cũng như tìm kiếm cơ hội du học nước ngoài.
Video đang HOT
Lần đầu tiên Cầm xin học bổng để đi du học vào một trường tư ở Singapore vào năm em học lớp 8 nhưng bị loại từ rất sớm do chưa có sự chuẩn bị tốt, và xác định mục tiêu rõ ràng. Sau thất bại đầu tiên đó, Cầm tiếp tục nâng cao trình độ tiếng Anh và tìm kiếm những chương trình học bổng phù hợp với mình.
Lần này, Nghiêm Mạnh Cầm đăng ký vào Trường United World Colleges (Trường Thế giới Liên kết – UWC) nhưng chỉ lọt vào vòng phỏng vấn cùng 36 bạn khác. Những thất bại này cho Cầm thêm kinh nghiệm, cũng như giúp em có nhiều người bạn mới.
Khi đăng ký học bổng của Trường THINK Global School, dù đã có nhiều kinh nghiệm cũng như sự quyết tâm cao hơn nhưng Cầm vẫn phải đối mặt với nhiều thử thách. Các ứng viên phải trải qua 5 vòng lựa chọn khắt khe gồm bài kiểm tra toàn diện về Toán, tiếng Anh, test chỉ số IQ, EQ và các kỹ năng xã hội khác.
Chủ đề bài luật về “Kỷ niệm trong quá khứ ảnh hưởng đến em như thế nào” tưởng chừng dễ viết nhưng lại khiến Cầm rất trăn trở bởi em không may mắn có một mái nhà đầy đủ bố mẹ như những bạn khác. “Không phải ai sinh ra cũng may mắn có một gia đình hạnh phúc nhưng điều quan trọng là bản thân mỗi người phải biết vươn lên… Nếu sau này được làm về mảng trẻ em, bản thân sẽ là người kết nối để mọi trẻ em trên thế giới dù trong hoàn cảnh nào cũng sẽ được hạnh phúc…”, Cầm viết trong bài luận của mình.
Một điều đặc biệt trong quá trình phỏng vấn, làm các bài test để nhận được học bổng, ngoài học sinh còn có cả sự tham gia của phụ huynh. Đến vòng thứ ba, thì mẹ của Cầm cũng được gọi đến phỏng vấn. Những chia sẻ của người mẹ về đứa con trai độc nhất khiến người phỏng vấn rất ấn tượng.
Cầm là một trong những người sáng lập và điều hành đội tình nguyện Book for you và có kinh nghiệm nhiều năm tham gia các hoạt động về Hội nghị mô phỏng của Liên hiệp quốc
Khi Cầm lọt vào vòng phỏng vấn cuối cùng, chị Hà cũng được trò chuyện trực tuyến với hiệu trưởng nhà trường. Ấn tượng về người đứng đầu ngôi trường tầm cỡ quốc tế lại rất thoải mái và chân tình khiến chị vững tâm hơn khi quyết định để cậu con trai 16 tuổi đến học ở môi trường mới, cách mình cả nửa vòng trái đất.
Khi nhà trường gửi thông báo về việc cấp học bổng và những thông tin cụ thể về quá trình học, Cầm quá bất ngờ bởi dù đã cố gắng hết sức mình nhưng em không dám đặt nhiều kỳ vọng mình sẽ là 1 trong số 30 tân học sinh của trường trong năm nay. “Cú sốc” nhanh chóng qua đi, thay vào đó là niềm vui vô bờ bến khi thực hiện được ước mơ của mình, dù rằng Cầm sẽ sống xa mẹ một thời gian khá dài.
Năm học đầu tiên, em sẽ đến Botswanna, Ấn Độ, Nhật Bản, Tây Ban Nha để học. Chương trình học rất nặng bởi ngoài kiến thức phổ thông ở mức độ cao, mỗi kỳ, các học sinh sẽ thực hiện 4 dự án, trong đó 3 dự án nhóm và 1 dự án cá nhân. Với kinh nghiệm nhiều năm tham gia các hoạt động về Hội nghị mô phỏng của Liên hiệp quốc, sáng lập và điều hành đội tình nguyện Book for you ở trường THPT chuyên Phan Bội Châu cũng như sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, sự ủng hộ và động viên của mẹ, Cầm tự tin có thể vượt qua các thử thách ở ngôi trường đắt giá này.
Hoàng Lam
Theo Dân trí
Làm thế nào "săn" được học bổng từ Quỹ thiện nguyện quốc tế?
Một trong những nội dung tại buổi tọa đàm, giao lưu giữa những nhà thiện nguyện VN và Đông Nam Á diễn ra ở TP.HCM chiều 7.7 là bí quyết để giúp những bạn trẻ có thể tìm được học bổng từ những tổ chức thiện nguyện quốc tế.
Đại diện Trung tâm hỗ trợ phát triển cộng đồng LIN chia sẻ ý kiến - NHƯ LỊCH
Đây là chương trình do Quỹ Hòa bình và phát triển TP.HCM (HPDF), Tổ chức Asia Philanthropy Circle (APC- Singapore), Trung tâm hỗ trợ phát triển cộng đồng LIN phối hợp thực hiện.
Ba câu hỏi quyết định thành công
Tọa đàm có sự góp mặt của nhiều vị khách mời là doanh nhân, đại diện tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ, đại diện những nguồn quỹ lớn như: Asia Philanthropy Circle, HPDF, VinaCapital, Hy vọng...
Tiến sĩ Merle A. Hinrich, nhà sáng lập Quỹ Hinrich, nguyên Chủ tịch điều hành Global Sources, cho biết Quỹ Hinrich ra đời vào năm 2012, nhằm đẩy mạnh phát triển hoạt động thương mại toàn cầu bền vững. Đây là một tổ chức thiện nguyện độc lập, kêu gọi khu vực tư nhân và các chính phủ thúc đẩy tính sáng tạo và sự cạnh tranh trong hoạt động mậu dịch, bằng cách tập trung ba lĩnh vực: nghiên cứu chính sách thương mại quốc tế, giáo dục và đào tạo về thương mại, phát triển thị trường việc làm hướng vào xuất khẩu.
Chị Xuân Thảo, điều hành một quỹ học bổng cho sinh viên ngành kiến trúc tại TP.HCM đặt câu hỏi: "Làm sao để sinh viên có thể tiếp cận được Quỹ Henrich?".
Ông Merle A. Hinrich chia sẻ: "Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng vấn đề quyết định chọn lựa cá nhân không phải ở chỉ số thông minh - IQ mà là ở chỉ số trí tuệ cảm xúc - EQ. Thông minh chỉ cần trên mức trung bình là được, nhưng phải có trí tuệ cảm xúc để có những cảm nhận và hành động khác biệt".
Ông nói thêm: "Bất cứ người nào muốn thành công phải trả lời cho được ba câu hỏi: Cái gì? Tại sao? Như thế nào?"
Trước câu hỏi: "Liệu quỹ của ông có giúp đỡ cho những người nghèo?", ông Merle A. Hinrich nói: "Chúng tôi lựa chọn những sinh viên có năng lực và cam kết tốt trong lĩnh vực hoạt động thương mại quốc tế. Chúng tôi không dựa vào năng lực tài chính của cá nhân đó".
Bà Tôn Nữ Thị Ninh (Chủ tịch Qũy HPDF), trăn trở: "Đất nước chúng tôi đang cần những thanh niên giỏi, am hiểu về thương mại quốc tế. Vậy Quỹ có khuyến khích những sinh viên VN sau khi được đào tạo quay trở về làm việc tại VN không?".
Nhà sáng lập Quỹ Hinrich giải đáp: "Qũy này đã đào tạo cho khoảng 40 sinh viên VN và hấu hết các bạn trẻ này quay về nước mình làm việc. Chúng tôi cung cấp những công cụ, kiến thức và đảm bảo có được những đối tác phù hợp với mục tiêu quỹ đặt ra".
Bạn trẻ TP.HCM tham gia hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ thí sinh khó khăn - Ảnh: Như Lịch
Cần sự minh bạch
Theo một số thống kê, trong vòng 10 năm nay, các nguồn viện trợ nước ngoài cho các hoạt động thiện nguyện trong nước đã giảm khoảng 50%. Do đó, các tổ chức và cá nhân, các doanh nghiệp, đơn vị tài trợ cùng phối hợp với nhà nước để phát triển các nguồn lực trong nước là điều rất cần thiết.
Nhiều ý kiến cho rằng mô hình đóng góp cá nhân hiện còn mang tính nhỏ lẻ, thiếu minh bạch và thiếu giải trình rõ ràng, phương thức đóng góp phức tạp, chịu phí trung gian cao, chưa có hướng dẫn rõ ràng cho những nhà thiện nguyện.
Đối với mô hình gây quỹ cộng đồng, ở VN hiện chưa có kênh gây quỹ trực tuyến nào đáng tin cậy. Các trang web hỗ trợ đóng góp trực tuyến của quốc tế và khu vực lại gặp rào cản với pháp luật VN, quy trình chuyển khoản cũng như về văn hóa, ngôn ngữ. Theo một số ý kiến, mô hình này chưa thật sự thu hút sự quan tâm của cộng đồng đối với những dự án phát triển lâu dài như môi trường, an sinh xã hội.
Trong khi đó, mô hình doanh nghiệp xã hội được hoan nghênh hơn mô hình phi lợi nhuận vì dễ đăng ký và hợp thức hóa các hoạt động tài chính, nhận được đánh giá cao từ cộng đồng và doanh nghiệp và có tiềm năng giải quyết các vấn đề xã hội...
Các đại biểu cũng cho rằng hạ tầng cơ sở thông tin về thiện nguyện chiến lược ở VN vẫn chỉ ở giai đoạn đầu phát triển. VN cũng chưa có nguồn thông tin nào đáng tin cậy về các lĩnh vực cần ưu tiên thiện nguyện và các phương pháp tiếp cận phù hợp, thiếu các văn bản chỉ đạo, văn bản quy chuẩn đạo đức cho cộng đồng thiện nguyện và rất ít có cơ hội để các nhà thiện nguyện kết nối, thảo luận và hợp tác.
Theo thanhnien.vn
Nữ sinh Hà Tĩnh giành 13 học bổng của Mỹ Từng 'nghiện' smartphone, Phan Thị Hạnh, 18 tuổi, cựu học sinh Trường THTP chuyên ĐH Vinh, chọn đề tài về sự ảnh hưởng của smartphone trong giới trẻ làm bài luận 'săn' học bổng. Phan Thị Mỹ Hạnh được 13 trường ĐH ở Mỹ cấp học bổng - Ảnh: NVCC Cô đã được 13 trường ĐH ở Mỹ đồng ý cấp học bổng,...