Nam sinh lớp 12 đứng sau fanpage học Văn ‘đình đám’ ở Hà Nội
Là một học sinh khối A, nhưng thay vì né tránh môn Ngữ văn, Lê Công Đức (lớp 12, Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội) đã lập dự án “Thả mình vào Văn học” để xóa bỏ những định kiến về việc học Văn.
“Vốn là dân khối tự nhiên, em từng được nghe rất nhiều câu nói như: “Khối A chắc học Văn kém lắm nhỉ?”, “Ngữ văn là môn học thuộc. Chỉ có mấy đứa trí nhớ tốt mới học được môn Văn”, “Học Văn sau này cũng có ích gì đâu”,… Nhưng thực ra, em thấy học Văn không đơn thuần chỉ thuộc về năng khiếu. Ai cũng có thể học tốt môn Văn nếu ta yêu tiếng Việt và sẵn sàng thể hiện cái tôi của mình”, Công Đức nói.
Với tình yêu môn Văn và mong muốn xóa bỏ những định kiến xoay quanh môn học này, tháng 9/2020, Đức đã lập một nhóm nhỏ trên Facebook để trở thành nơi những bạn yêu thích văn chương có thể chia sẻ, trao đổi kiến thức với nhau. Không ngờ, nhóm đã nhận được sự hưởng ứng của rất nhiều học sinh từ khắp mọi miền tổ quốc, bao gồm cả những bạn học khối tự nhiên, từng sợ và né tránh môn Ngữ văn.
Để mở rộng cộng đồng và giúp thêm nhiều bạn đồng trang lứa có thể tiếp cận những nội dung chia sẻ của mình, đến tháng 2/2021, Công Đức tiếp tục lập ra fanpage “Thả mình vào văn học”. Chỉ sau gần 1 năm thành lập, hiện nay, trang đã có gần 330.000 người theo dõi, nhận được sự tương tác tích cực từ phía học sinh và sự quan tâm của nhiều giáo viên.
“Thả mình vào Văn học chính là tôn chỉ mà em muốn hướng tới. Văn học không có mạch phân cách, ai cũng có thể đọc, có thể viết và có thể thả mình. Nó sẽ là đôi cánh tiên để cữu rỗi những tâm hồn đang thương tổn. Nó sẽ là liều thần dược giúp cảm hoá con người. Em muốn “đứa con tinh thần” của mình sẽ trở thành một điểm tựa: “Nơi tình yêu bắt đầu/ Nơi hạnh phúc trào dâng/ Nơi nương náu vỗ về”, để thế hệ học sinh không còn nỗi sợ đối với môn Văn nữa”, Công Đức chia sẻ.
Lê Công Đức hiện là học sinh lớp 12, Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội.
Đứng sau một fanpage văn học đình đám, nhưng Đức thừa nhận mình “không sở hữu bất kỳ thành tích nổi trội nào về môn Văn”.
“Ngay từ nhỏ, em đã được gia đình định hướng và đầu tư vào môn Toán, sau đó là theo học khối A. Đến cuối năm lớp 9, em gặp được một cô giáo dạy Văn đã truyền cảm hứng cho em rất nhiều và khiến em quyết định thi vào chuyên Văn của Trường THPT Chuyên Sư phạm. Tuy nhiên, năm ấy em không thi đỗ vào ngôi trường mà mình mơ ước.
Thất vọng, lên cấp 3 em quyết định vẫn tiếp tục theo học khối A. Dù vậy, tình yêu với ngôn ngữ và văn chương vẫn thường trực nên năm lớp 10, em đã tham gia cộng tác cho một số fanpage về văn học, sau đó tự mình lập nên dự án riêng”.
Video đang HOT
Văn học vốn là một mảng nội dung “kén” người đọc nên quá trình xây dựng fanpage, Công Đức cũng đã gặp phải rất nhiều khó khăn.
“Ban đầu, nhiều người cũng nghi ngờ về năng lực của em vì nghĩ rằng chỉ có học sinh chuyên Văn hay giáo viên mới có thể chia sẻ kiến thức. Thậm chí, em cũng nhận được nhiều phản hồi trái chiều như không có thành tích gì về môn Văn mà cũng dám lập fanpage để chia sẻ kiến thức. Nhưng em luôn coi đó là những góp ý để bản thân nỗ lực hơn và cố gắng tự trau dồi thêm các kỹ năng.
Ngoài ra, đầu năm học này, em cũng quyết định sẽ thi thêm khối D vì cũng hơi tiếc nuối kiến thức của môn Văn. Em nghĩ học Văn cũng cần có những người bạn đồng hành. Vì thế, mỗi lần chia sẻ bài đăng hay livestream với các bạn cũng là một lần em được củng cố lại kiến thức”, Đức nói.
Đức mong muốn lập nên dự án “Thả mình vào văn học” để xóa bỏ những định kiến về việc học Văn
Kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng đã cận kề. Dù bận mải với việc học tập và ôn thi, nhưng Đức nói bản thân vẫn có gắng đăng tải bài đều đặn. Thường khi học đến tác phẩm nào, cậu cũng sẽ bắt tay vào phân tích, hoặc có phần nội dung nào tâm đắc, 10X sẽ đăng tải lên fanpage. Mỗi khi tìm ra những phương pháp học tập cũng như cách để làm bài văn hay, Đức cũng vừa học vừa chia sẻ tới mọi người.
Vì thế, hầu hết nội dung bài đăng của “Thả mình vào văn học” đều bám sát theo nội dung chương trình học, phù hợp với nhu cầu và giúp học sinh dễ dàng ứng dụng, tiếp thu. Trong đó, 10X tập trung vào một số mảng nội dung như bình giảng văn học, phân tích và cảm thụ văn học thông qua các chuyên mục: “Tớ sẽ viết Nghị luận văn học thế nào”, “Tớ sẽ viết Nghị luận xã hội như thế nào”, “Nâng cấp diễn đạt”,…
“Đọc hiểu & Nghị luận xã hội” là một trong hai cuốn tài liệu được Đức ra mắt vào năm 2021.
Ngoài hoạt động phát triển fanpage, hiện tại, Công Đức cũng thường xuyên tổ chức những buổi chia sẻ, giao lưu trực tuyến.
Ngoài ra, trong năm 2021, Đức còn ra mắt 2 cuốn tài liệu có tên gọi “Sổ tay từ vựng văn học” và “Đọc hiểu & Nghị luận xã hội” do cậu tự biên soạn, được bạn bè ủng hộ và đánh giá cao.
10X kỳ vọng, trong thời gian tới, “Thả mình vào văn học” sẽ tiếp tục lan tình yêu văn chương, thông qua đó xây dựng được một cộng đồng yêu văn chương lành mạnh, lan tỏa được văn hóa học văn, đọc văn, viết văn đến với mọi người.
Đây là nữ Giáo sư Toán học đầu tiên của Việt Nam: Người đẹp dịu dàng còn học vấn thì siêu đỉnh, được trao 1 giải thưởng cực danh giá
Phụ nữ Việt Nam thật tài giỏi!
Nữ Giáo sư Toán học đầu tiên của Việt Nam, bảo vệ luận án Tiến sĩ ở Paris, Pháp
Bà Hoàng Xuân Sính sinh năm 1933, là người làng Cót, Từ Liêm, Hà Nội. Hiện nay, bà là một nữ chính khách, nhà Quản lý giáo dục, nhà Toán học, giáo sư và nhà giáo Nhân dân nổi tiếng. Không chỉ vậy, bà còn được biết tới là nữ Giáo sư Toán học đầu tiên của Việt Nam.
Nhờ bối cảnh gia đình nên ngay từ nhỏ, bà Sính đã được tiếp xúc với các bậc tri thức đương thời như Giáo sư Vũ Đình Hòe và Giáo sư Hoàng Xuân Hãn. Cũng nhờ vậy mà tình yêu học tập của nữ Giáo sư này ngày một lớn dần theo thời gian. Năm 1948, sau khi học hết cấp II, bà Sính quyết định theo học tại trường cấp III Chu Văn An, khi ấy là trường nam sinh. Thời đó, chuyện nam nữ học chung là điều gì đó rất ghê gớm, nhưng bà Hoàng Xuân Sính vẫn vượt qua được những định kiến xã hội để theo đuổi việc học tập đến cùng.
Bà Hoàng Xuân Sính thời trẻ có vẻ đẹp dịu dàng, hiền hậu.
Năm 1951, bà tốt nghiệp bằng Tú tài 1 ở Hà Nội ban Sinh ngữ tiếng Anh và tiếng Pháp. Sau đó, bà sang Pháp tiếp tục học thêm bằng Tú tài 2 chuyên ngành Toán học bởi được khuyên, muốn xây dựng đất nước thì học các môn Khoa học là rất quan trọng.
Tốt nghiệp đại học, bà tiếp tục học lên cao học để lấy bằng Thạc sĩ Toán và nhận được bằng vào năm 26 tuổi. Phải biết rằng thời đó, ngay cả nhiều người Pháp cũng thi trượt Thạc sĩ, chứ đừng nói đến một cô gái Việt. Chính vì vậy, thành tích của bà Sính là vô cùng xuất sắc. Các tờ báo trong nước cũng vui mừng, đăng tải thông tin cô gái Việt đạt học vị cao ở nước ngoài. Việc luôn được quê hương dõi theo khiến bà Sính vô cùng xúc động và càng thôi thúc kế hoạch về nước để cống hiến.
3 tháng sau khi nhận bằng Thạc sĩ, bà Hoàng Xuân Sính trở về nước, giảng dạy tại khoa Toán, Đại học Sư phạm Hà Nội với chức danh Chủ nhiệm bộ môn Đại số. Vừa dạy, bà vừa nghiên cứu khoa học. Cũng trong những năm tháng này, bà đã viết luận án: "Lý thuyết Gr-phạm trù", dưới sự hướng dẫn của nhà Toán học nổi tiếng người Pháp Alexander Grothendieck.
Năm 1975, bà Hoàng Xuân Sính sang Pháp bảo vệ luận án tại Đại học Paris 7. Trước khi sang Paris bảo vệ luận án, bà đã trình bày kết quả nghiên cứu của mình tại Đại hội Toán học Việt Nam năm 1971 ở Hà Nội và Đại hội Toán học thế giới năm 1974 được tổ chức ở Vancouver (Canada).
Giáo sư Hoàng Xuân Sính.
Dù bị thử tài bằng cách ra đề thi tại chỗ bà Hoàng Xuân Sính đã xuất sắc vượt qua và nhận danh hiệu nữ Tiến sĩ toán học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Paris. Bà cũng là người phụ nữ nước ngoài đầu tiên đến Paris bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ quốc gia về toán học.
Ngày 29/4/1980, Thủ tướng Phạm Văn Đồng kí quyết định công nhận chức vụ khoa học Giáo sư cho 83 cán bộ và Phó Giáo sư cho 347 cán bộ làm công tác giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học. Trong đó có nữ giáo sư toán học đầu tiên của Việt Nam. Đó là Giáo sư Hoàng Xuân Sính ở lĩnh vực Toán Đại số. Như vậy, Giáo sư Hoàng Xuân Sính là vừa là nữ Tiến sĩ vừa là nữ Giáo sư Toán học đầu tiên ở Việt Nam.
Là một trong những người sáng lập ra Đại học Thăng Long
Được biết, Giáo sư Hoàng Xuân Sính là một trong những người đầu tiên sáng lập ra Đại học Thăng Long, đồng thời là Hiệu trưởng đầu tiên của trường. Hiện tại, bà đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Đại học Thăng Long. Những năm qua, nữ Giáo sư Toán học đầu tiên của Việt Nam đạt được rất nhiều giải thưởng, thành tựu lớn. Có thể kể đến như: Được phong tặng danh hiệu "Nhà giáo Nhân dân" cao quý; được chính phủ Pháp (Gouvernement de la République franaise) trao tặng "Huân chương Cành cọ Hàn lâm" vào năm 2003 vì những đóng góp to lớn của cá nhân bà cho công cuộc phát triển và hợp tác nghiên cứu khoa học giữa hai quốc gia Pháp-Việt.
Ngoài ra bà Hoàng Xuân Sính từng là thành viên Hội đồng xét tặng Giải thưởng Kovalevskaya cho các nhà khoa học nữ xuất sắc ở Việt Nam. Nhiều năm, bà là trưởng đoàn học sinh Việt Nam đi dự thi Olympic Toán quốc tế.
Làm thế nào để giờ Đọc văn trở nên sinh động, hấp dẫn? Nâng cao chất lượng môn Ngữ văn ở trường THPT phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó không thể không kể đến hiệu quả của giờ Đọc văn (trước đây gọi là giảng văn). Tiết thao giảng môn Ngữ văn của giáo viên Trường THPT Kim Liên (Hà Nội). Ảnh minh họa (Nguồn IT) Làm thế nào để giờ Đọc văn trở...