Nam sinh lớp 1 ’siêu’ sáng tạo khi dạy chữ cho em gái mầm non: Tương lai Văn – Toán đều giỏi!
Công thức viết chữ a dưới đây khiến dân mạng trầm trồ trước sức sáng tạo của con trẻ.
Thế hệ 8X, 9X hẳn còn nhớ những nét chữ đầu tiên được dạy viết ra sao, cách cầm bút thế nào. Thế nhưng khi nhìn thấy một công thức mới dành cho chữ cái “a”, nhiều cư dân mạng vẫn không khỏi bất ngờ bởi sự thông minh của con trẻ hiện nay.
Mới đây, cộng đồng mạng đang truyền tay nhau một bài viết chia sẻ lại công thức viết chữ của một em học sinh lớp 1 khi dạy lại cách viết chữ “a” cho em gái mầm non.
Học sinh lớp 1 sáng tạo ra công thức viết chữ “a”.
Theo đó, nam sinh lớp 1 đã chuyển quy tắc viết chữ “a” thành công thức gồm nét cong hở phải cộng với nét móc. Thậm chí ông anh này còn cẩn thận viết hẳn công thức này sang lề trái quyển vở để em gái tránh tình trạng quên bài.
Khi thấy công thức này, nhiều dân mạng phải dừng lại mất vài giây để hình dung, tưởng tượng rồi bật cười nghiêng ngả trước sự sáng tạo riêng của bạn nhỏ. Thay vì học rập khuôn theo như lời cô giáo dạy, bạn nhỏ đã biến tấu ra một công thức dễ hiểu cho chính mình.
Dưới phần bình luận, có người còn chia sẻ thêm một số câu chuyện ‘dở khóc dở cười’ khi các bạn nhỏ tự dạy nhau học bài:
- Bạn lớn nhà em lớp 3 dạy bạn bé bảng chữ cái chuẩn bị vào lớp 1.
Bạn lớn: Muốn ai đó làm hộ mình ta phải làm gì?
Video đang HOT
Bạn bé: ???
Bạn lớn: Phải nhờ. Chữ “Nh”. Thế bàn gì?
Bạn bé: *đực mặt ra*
Bạn lớn: Bàn thờ. Chữ “Th”. Bất gì?
Bạn bé: *ngơ ngác*
Bạn lớn: quát lên. Bất ngờ. Chữ “Ng”.
Vậy mới nói, không thể coi thường sức sáng tạo của con trẻ được. Ngay cả những kiến thức khô khan nhất cũng được biến hóa thành các câu chuyện cực kỳ hấp dẫn, đáng yêu. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng học tập, các bậc phụ huynh nên kiểm duyệt lại một lần nữa xem con đã hiểu bài và thực hành đúng chưa để kịp thời chỉnh sửa.
'Vui Giao thông' góp phần hình thành thế giới quan ATGT cho trẻ mầm non
Năm học 2021 - 2022 có khoảng 1,5 triệu em nhỏ tại hơn 5.000 trường mầm non được học và thực hành các kiến thức ATGT.
Ngày 28/3/2022, Công ty Honda Việt Nam (HVN) phối hợp Bộ Giáo dục & Đào tạo và Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức Hội thảo tổng kết triển khai chương trình "Tôi yêu Việt Nam" trong cấp học giáo dục mầm non năm học 2021 - 2022 và kế hoạch triển khai năm học 2022 - 2023.
Chương trình "Tôi yêu Việt Nam" trong cấp giáo dục mầm non năm học 2021 - 2022 đã giúp khoảng 1,5 triệu em nhỏ được học và thực hành các kiến thức ATGT
Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình "Tôi yêu Việt Nam" phiên bản hoàn toàn mới "Vui Giao Thông" được chính thức triển khai từ năm học 2020 - 2021.
Tại buổi hội thảo, các bên đã cùng tổng kết việc triển khai chương trình "Tôi yêu Việt Nam" trong cấp học giáo dục mầm non năm học 2021 - 2022 và kế hoạch triển khai năm học 2022 - 2023.
Hội nghị tổng kết được tổ chức trực tuyến nhằm đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19
Theo đó, trong năm học vừa qua, Honda Việt Nam đã tiếp tục phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục Mầm non) triển khai chương trình ATGT "Tôi Yêu Việt Nam" trực tiếp đến các em nhỏ ở cấp mầm non.
Đặc biệt, hội thảo Tập huấn hướng dẫn giáo dục ATGT - Triển khai chương trình "Tôi yêu Việt Nam" trong cấp học giáo dục mầm non năm học 2021 - 2022 đã được tổ chức vào tháng 8/2021 cho gần 200 cán bộ quản lý và giáo viên các trường mầm non tại 23 tỉnh, thành phố. Từ đó, khuyến khích các giáo viên củng cố kiến thức về ATGT để truyền tải đến các em học sinh một cách hiệu quả.
Cũng trong năm học 2021 - 2022, đã có khoảng 1,5 triệu em nhỏ tại hơn 5.000 trường mầm non ở 23 tỉnh/thành phố được học và thực hành các kiến thức, tình huống ATGT gần gũi và bổ ích của "Tôi yêu Việt Nam" phiên bản hoàn toàn mới "Vui giao thông".
Các bé hào hứng với phương pháp giảng dạy ATGT qua hình thức phim hoạt hình vui nhộn, cuốn hút
Để các em nhỏ tiếp thu một cách dễ dàng nhất, chương trình được đầu tư bài bản với nội dung biên soạn dựa trên thực trạng tham gia giao thông hằng ngày của trẻ nhỏ, lồng ghép các kiến thức về Luật Giao thông đường bộ hiện hành phù hợp với nhận thức của các bé.
Và được thể hiện sinh động, hấp dẫn thông qua bộ giáo cụ, các tập phim hoạt hình về ATGT, mô hình giao thông, bài nhạc giao thông, bộ truyện tranh và truyện tranh điện tử "Vui giao thông" ngộ nghĩnh, vui nhộn.
Với phương pháp giảng dạy linh hoạt trực quan, hấp dẫn thông qua các trò chơi, tổ chức các cuộc thi, thảo luận, trò chuyện, sân khấu hóa, đọc thơ, kể chuyện, ca nhạc, trải nghiệm thực tế...
Nhờ đó, các bạn nhỏ vừa có cơ hội thực hành, vừa "chơi mà học" các kiến thức về ATGT, thêm yêu thích và hào hứng đón chờ mỗi tiết học về ATGT.
Theo HVN, đây chính là nền tảng để các em nhỏ từng bước ghi nhớ và hình thành ý thức tham gia giao thông an toàn cũng như tự bảo vệ mình trước những nguy cơ khi tham gia giao thông.
Đồng thời, HVN hy vọng thông qua việc tích cực triển khai chương trình "Tôi yêu Việt Nam" trong cấp học giáo dục mầm non sẽ giúp chương trình "Tôi yêu Việt Nam" nói chung và hoạt động giáo dục ATGT cho trẻ em nói riêng phát huy hiệu quả tối đa trong việc giúp trẻ thiết lập thế giới quan về ATGT, từ đó từng bước hình thành và nâng cao nhận thức của thế hệ tương lai về văn hóa tham gia giao thông an toàn, văn minh.
Giáo cụ giảng dạy gần gũi, sinh động, các bạn nhỏ vừa có cơ hội thực hành, vừa "chơi mà học" các kiến thức về ATGT
Trong thời gian tới, chương trình "Tôi yêu Việt Nam" với các nội dung và hình thức thu hút, mới mẻ sẽ được tiếp tục triển khai mở rộng trong các trường mầm non tại 43 tỉnh/ thành phố nhằm nâng cao hơn nữa tỷ lệ nhận thức về ATGT của trẻ em lứa tuổi từ 3-5 tuổi.
HVN tin rằng, với sự đầu tư nghiêm túc và chỉn chu, chương trình sẽ trở thành nguồn tư liệu giáo dục ATGT hiệu quả và bổ ích đối với các bé cũng như phụ huynh và nhà trường, vì một Việt Nam với môi trường giao thông văn minh và an toàn.
Đây cũng chính là động lực để Honda Việt Nam tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong những dự án tiếp theo về ATGT, nhằm hiện thực hóa tuyên bố "Mang lại Cuộc sống tự do, an toàn và thoải mái, nhân rộng niềm vui cho tất cả mọi người", đồng thời góp phần hiện thực hóa Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự ATGT đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 không còn thương vong do TNGT của Chính phủ.
Trường mầm non ngoài công lập lao đao thời hậu Covid-19 Sau hai năm liên tiếp bị tác động bởi dịch Covid-19, các trường mầm non tư thực đã nhiều lần phải tạm dừng hoạt động. Thực trạng này khiến nhiều cơ sở buộc phải đóng cửa, phá sản, giáo viên thất nghiệp buộc phải loay hoay với đủ thứ nghề để mưu sinh. Sau 2 năm chịu áp lực lớn từ Covid-19, hệ...