Nam sinh “hiến kế” đổi font chữ để tiết kiệm 400 triệu USD làm chấn động nước Mỹ giờ ra sao?
Nam sinh Suvir Mirchandani, 14 tuổi, đến từ thành phố Pittsburgh, Mỹ từng “hiến kế” cho chính phủ Mỹ đổi font chữ để giúp tiết kiệm hàng trăm triệu USD tiền in ấn mỗi năm giờ đã trở thành sinh viên ở trường đại học danh giá.
Nam sinh Suvir ngày nào giờ đã là sinh viên của trường Đại học Stanford, ngôi trường vô cùng danh giá trên thế giới.
Cụ thể ngày 29/3/2014, hàng loạt các hãng thông tấn lớn và những tờ báo lớn hàng đầu trên thế giới như CNN, Washington Post, … đồng loạt đưa tin về cậu bé mới 14 tuổi nhưng có suy nghĩ và cải cách font chữ “khác thường” này.
Theo Suvir Mirchandani giải thích rằng: “Tính theo thể tích, mực còn đắt gấp đôi nước hoa Pháp”.
Trên thực tế, điều này hoàn toàn chính xác. Cụ thể, mỗi ounce (30 ml) nước hoa Chanel No.5 có giá 38 USD, còn lượng mực in chạy cho máy Hewlett Packard ở Mỹ với cùng thể tích đó có thể lên đến 75 USD.
Suvir cho rằng, nếu đổi sang sử dụng loại font chữ có nét mảnh mai hơn như Garamond, toàn nước Mỹ sẽ tiết kiệm được tới 24% lượng mực dành cho việc in ấn hàng năm, tương đương với gần 400 triệu USD.
Video đang HOT
Bằng niềm đam mê đưa khoa học máy tính vào bảo vệ môi trường, cậu bé Suvir luôn tự hỏi làm cách nào để tiết kiệm giấy và mực tối đa. Suvir đã sử dụng cả phần mềm và phương pháp vật lý để chứng minh cách dùng font chữ hiện nay đang “ngốn” mực in nhiều như thế nào.
Cụ thể, bằng cách thu thập tài liệu do giáo viên phát, Suvir tập trung vào những chữ cái được sử dụng nhiều nhất trong tiếng Anh là e, t, a, o và r.
Cậu bé thử nghiệm viết những chữ cái bằng 4 kiểu font chữ Garamond, Times New Roman, Century Gothic và Comic Sans và sau đó đo lường lượng mực in công cụ mang tên APFill Ink Coverage Software bản thương mại.
Từ quá trình thử nghiệm và phân tích, cậu bé Suvir kết luận rằng nếu sử dụng Garamond, một loại font có nét mảnh mai hơn, thì trường học của em đã có thể tiết kiệm được những 24% lượng mực in hàng năm, tương đương với số tiền 21.000 USD.
Và nếu font chữ này được sử dụng rộng rãi ở Mỹ thì số tiền mực in có thể tiết kiệm lên tới hàng trăm triệu USD. Đây thực sự có vẻ như là một nghiên cứu rất tiềm năng.
Tuy nhiên, việc áp dụng nó vào thực tế không đơn thuần chỉ là vì lợi ích kinh tế, người ra còn phát xét đến nhiều yếu tố khác nữa. Đó là lý do vì sao đề xuất của cậu bé Suvir Mirchandani chỉ được coi là một sáng kiến tiềm năng và đáng biểu dương trong nghiên cứu khoa học mà thôi.
Cậu bé Suvir ngày nào giờ đã là sinh viên năm nhất của trường Đại học Stanford, ngôi trường vô cùng danh giá trên thế giới.
Gần đây, Suvir đã phát triển ứng dụng iOS minh họa văn bản tự động để giúp cải thiện giao tiếp cho những người bị rối loạn ngôn ngữ.
Không chỉ sớm bộc lộ tài năng trong nghiên cứu khoa học, cậu bé Suvir cũng có năng khiếu chơi piano và giành được nhiều giải thưởng lớn về piano. Cậu 3 lần được biểu diễn tại nhà hát nổi tiếng thế giới Carnegie Hall ở thành phố New York, Mỹ.
Không chỉ sớm bộc lộ tài năng trong nghiên cứu khoa học, nam sinh Suvir cũng rất có năng khiếu chơi piano và giành được rất nhiều giải thưởng lớn.
Thanh Tùng (T/h)
Apple có hẳn một trường đại học nhưng chẳng ai biết gì về nó
Apple luôn mong muốn giữ kín thông tin về một tổ chức có tên Apple University (Đại học Apple) của mình.
Với mong muốn tạo ra những công nghệ tốt nhất, vào năm 2014, Apple quyết định chiêu mộ một nhà triết học về làm việc toàn thời gian. Công ty này theo đó đã tuyển Joshua Cohen, một giáo sư triết học chính trị tại Đại học Stanford về làm việc tại Apple University - một tổ chức được Steve Jobs sáng lập vào năm 2008 với chức năng mang đến cho nhân viên Apple những bài giảng như thể một trường đại học.
Những thông tin về trường đại học này dù vậy luôn được giữ kín. Apple thậm chí còn không cho phép Cohen chia sẻ với truyền thông về những gì mình đang làm tại Apple.
Apple University được Steve Jobs thành lập năm 2008. (Ảnh: SCMP)
Apple University được dẫn dắt bởi Joel Podolny, cựu hiệu trưởng trường kinh doanh Đại học Yale. Một số nhân sự khác cũng có tên bao gồm Richard Tedlow, nhà sử học kinh doanh tại Đại học Harvard và Morten Hansen, cựu giáo sư quản trị tại Đại học California-Berkeley. Thông tin về Apple University luôn được giữ bí mật cao độ. Một vài nhân sự làm việc cho Apple University từng chia sẻ nặc danh trên New York Times vào năm 2014 rằng tại đây các sản phẩm của Apple được so sánh với những công trình của Picasso về "sự đơn giản một cách tinh tế của mình."
Trang QZ cho biết ban đầu Cohen có mong muốn được chia sẻ về công việc của mình tại Apple, về những gì ông làm hàng ngày hay những nghiên cứu đang thực hiện. Tuy nhiên, ông cho biết trước tiên mình cần xin phép Apple. Cohen đã làm điều này hai lần, một lần vào tháng 10 năm 2018 và một lần vào tháng 4 năm 2019, tuy nhiên điều bị từ chối. QZ cũng chủ động liên hệ với Apple để được tương tác với Cohen nhưng bị từ chối.
Thực tế, nếu Apple University là một trường đại học không thuộc về doanh nghiệp, các nhân sự trong đó sẽ không bao giờ cần xin phép trước khi tiếp cận với báo giới.
Theo saostar.vn
Dịch COVID-19 lan đến các trường đại học danh tiếng của Úc, Mỹ Lần lượt các trường Đại học New South Wales và Đại học Sydney ở Úc xác nhận ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây dịch COVID-19, một ngày sau khi thông tin tương tự ở Đại học Stanford và Yale (Mỹ). Sự kiện lễ ra trường ở Đại học Sydney. Ảnh SMH Tờ The Sydney Morning Herald dẫn thông báo của Đại...