Nam sinh Hà Nội giành 6 học bổng Đại học Mỹ, tổng giá trị 618.400 USD
Em Đào Thế Hoàng (học sinh lớp 12, trường THPT Nguyễn Siêu – Hà Nội) đang đón nhận những tin vui tới liên tiếp với thư mời nhập học và các gói học bổng có tổng giá trị lên tới 618.400 USD (gần 14,5 tỷ đồng) từ các trường Đại học Mỹ.
Đào Thế Hoàng tự nhận mình không phải là một học sinh xuất sắc: không nhiều thành tích nổi trội, không đạt được điểm số quá cao trong các kỳ thi chuẩn hóa… Vậy bằng nỗ lực và cố gắng, Hoàng đã đạt được thành công cho riêng mình như thế nào.
“Cây viết trẻ” với tình yêu nghệ thuật và văn hóa
Thế Hoàng chưa bao giờ là một học sinh chuyên văn. Tuy nhiên, bản thân em là một người tò mò, có trí tưởng tượng phong phú, có khả năng phát triển ý nghĩ mạch lạc và rõ ràng như một ‘kiến trúc sư ý tưởng’. Suy nghĩ và đánh giá của Hoàng với một vấn đề hay một sự việc nào đó thường mang tính phản biện, thể hiện quan điểm cá nhân độc lập ở các lĩnh vực khác nhau của mình. Bài báo đầu tiên, được đăng tải trên Tạp chí điện tử Văn Hiến – một tờ báo về văn hóa nghệ thuật, em đã mang những nét riêng, mới mẻ để viết về chính những trải nghiệm cá nhân với các khái niệm về nghệ thuật.
“Từ nhỏ, em đã thích đọc sách, nên cũng dần dần hình thành sở thích viết, nhưng em cũng không nghĩ mình là một người viết tốt. Năm ngoái, em có gửi thử bài viết của mình đến báo Văn Hiến và cũng không ngờ bài viết của mình lại được chọn đăng. Bài viết là quan điểm của em về tầm quan trọng của nghệ thuật trong đời sống và những bài học em học được sau mỗi tác phẩm nghệ thuật. Sau lần đó, em nhận được rất nhiều những nhận xét tích cực của nhiều độc giả, em cũng tự tin hơn nhiều về khả năng viết của mình.”
Không chỉ có đam mê viết, Thế Hoàng còn là một cậu học sinh yêu nghệ thuật và luôn mong muốn tìm hiểu, khám phá văn hóa dân tộc cũng như văn hóa thế giới. Ngoài giờ học, Hoàng tham gia làm đại sứ của trường. Mỗi bận trường có đoàn học sinh quốc tế đến trao đổi ngắn hạn, em lại hào hứng dẫn đoàn tham quan và trải nghiệm các hoạt động về văn hóa lịch sử tại Hà Nội, giới thiệu cho các bạn những nét đẹp trong văn hóa của người Tràng An.
Hoàng thích đọc sách, xem phim và nghe nhạc. Với Hoàng, những hoạt động đó không chỉ đơn thuần để giải trí, mà còn là cách để Hoàng cảm nghệ thuật. Mỗi quyển sách em đọc, mỗi bộ phim em xem, mỗi bài nhạc em nghe đều mang lại cho Hoàng những bài học nhân sinh, là “tấm la bàn định vị cảm xúc”.
Từ việc ngoạn mục giành điểm số 7.5 cho kỳ thi tiếng Anh chuẩn hoá quốc tế IELTS cho đến sở thích viết, thành công nhờ bài luận cá nhân
Nhìn vào kết quả, đặc biệt các điểm thành phần kỹ năng nghe 8.5 và kỹ năng đọc 9.0 của kỳ thi IELTS, chắc hẳn nhiều người sẽ cho rằng Hoàng đã bỏ nhiều công sức và chi phí luyện thi ở những lớp học thêm ở trung tâm tiếng Anh. Thật đáng ngạc nhiên, Hoàng đã chọn cách tự học, tự tìm hiểu từ các nguồn sách, tài liệu sẵn có trên mạng để cải thiện những kỹ năng còn yếu của mình.
Nhờ vào lộ trình và chiến lược được hướng dẫn cụ thể trước khi phải ‘lao’ vào ôn luyện, Thế hoàng đã tiết kiệm được thời gian và tài chính để chứng minh năng lực ngôn ngữ của mình. Theo đó, em đã biết cân bằng các hoạt động ngoại khoá ở trường và nhận biết bản thân đang cần phải phấn đấu đầu tư, tập trung thời gian vào những môn nào trong học tập.
Hoàng tự nhận thấy thành công của em đến từ nỗ lực, biết biến bất lợi thành lợi thế, và sử dụng chính sở thích viết để làm nên một bài luận ấn tượng. Thế Hoàng cho biết, với em, bài luận là phần khó nhằn nhất trong bộ hồ sơ du học: từ việc tìm ra ý tưởng đến cách viết để bài viết có tính liên kết toàn bài, truyền tải được những thông điệp về cá nhân mình đến ban tuyển sinh.
Video đang HOT
Hoàng chia sẻ, để tìm được ý tưởng cho bài luận, em quan sát cuộc sống xung quanh, từ những điều gần gũi nhất liên hệ lại những cuốn sách em đọc để chọn ra được bài học mà em tự hào. Theo Hoàng, một bài luận thành công không cần là một bài viết về những điều qua cao siêu, những triết lý phức tạp. Bài luận sẽ chỉ thực sự chạm được vào người đọc nếu câu chuyện khắc họa chân thực được con người người viết, kể cả khi câu chuyện bắt đầu từ những điều giản dị nhất.
Sang đầu tháng 3, khi các trường Đại học Mỹ bắt đầu thông báo kết quả tuyển sinh, Hoàng đã xuất sắc nhận được thư mời nhập học từ 6 trường Đại học: Albion College, Rochester Institute of Technology, Ohio Wesleyan College, University of Maine, Augustana College và Whitworth University. Trong đó, trường Whitworth – một trong những trường Đại học tốt nhất khu vực Tây Hoa Kỳ – đã đồng ý trao suất học bổng toàn phần trị giá 128.400 USD (khoảng hơn 3 tỉ đồng) cho Thế Hoàng.
Đúc kết từ kinh nghiệm của bản thân, Thế Hoàng chia sẻ: “Để nộp hồ sơ xin học bổng du học, các bạn nên bắt đầu lên kế hoạch lộ trình sớm để học và thi các kỳ thi chuẩn hóa như SAT, IELTS hoặc TOEFL. Cá nhân mình thấy các bạn cũng nên đọc sách nhiều hơn để mở rộng hiểu biết và rèn luyện tư duy phản biện, việc đó sẽ giúp bạn tìm được các ý tưởng viết luận dễ hơn. Trên hết, hãy tự tin và là chính mình.”
Theo Dân trí
Đọt Chuối Non và 'Cơm Có Thịt Tây Nguyên' lần đầu đến Gia Lai
Ngày 7/1/2019, báo Tiền Phong tổ chức trao học bổng Đọt Chuối Non cho học sinh 4 huyện thị phía Đông Nam tỉnh Gia Lai, và khai trương bếp "Cơm Có Thịt Tây Nguyên" tại trường TH-THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó, huyện Ia Pa. Lần đầu tiên báo Tiền Phong triển khai đồng loạt cả hai chương trình thiện nguyện tại một xã nghèo vùng sâu của tỉnh Gia Lai.
Lan tỏa gương sáng học đường
Đây là lần thứ 12 báo Tiền Phong tổ chức trao học bổng Đọt Chuối Non trên Tây Nguyên, nhưng là lần đầu tiên chính thức trao trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Đây cũng là lần đầu tiên Quỹ Hỗ trợ Tài năng Trẻ Việt Nam của Trung ương Đoàn dành trao 4 suất học bổng đặc biệt trong chương trình này cho những học sinh xuất sắc hơn cả.
Dưới sự chỉ đạo của Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai, các Phòng GD-ĐT đã nhanh chóng triển khai việc xét chọn 60 học sinh tiêu biểu hiếu học, hiếu thảo, vượt khó được nhận học bổng (mức 2 triệu đồng/suất), và "cân đo đong đếm" tỉ mỉ để đề cử 4 học sinh nổi bật để nhận suất học bổng đặc biệt (5 triệu đồng/suất). Đó là các em: Huỳnh Thị Thu Nghiệp huyện Ia Pa, Lê Thanh Yên huyện Phú Thiện, Rơ Ô H'Phia huyện Krông Pa, Nguyễn Lê Anh Vũ thị xã Ayunpa.
Em Rơ ô H'Phia nhà ở buôn Nu B, xã Ia Siơm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai, lớp 9A, trường THCS Lê Quý Đôn là học sinh giỏi môn Sử cấp huyện, thành viên đội tuyển dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm 2019. Sức khỏe kém, nhưng H'Phia buổi sáng vẫn học đều tại trường THCS Nội Trú ở thị trấn Phú Túc cách nhà khoảng 20km. Buổi chiều lại học bồi dưỡng cùng đội tuyển học sinh giỏi tỉnh tại trường THCS Lương Thế Vinh ở xã Phú Cần, cách nhà khoảng 4km.
Em Lê Thanh Yên nhà ở thôn Bình Nam, xã Ia Peng, huyện Phú Thiện, học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Du. Gia đình nông dân mà không có đất, phải đi làm thuê, bố Yên lại mắc bệnh hiểm nghèo nhiều năm nay nên gia đình đành giữ sổ "nghèo bền vững", nhưng năm nào Yên cũng là học sinh giỏi, và thành viên đội tuyển HSG môn Hóa.
Em Nguyễn Lê Anh Vũ học sinh lớp 9.2 trường THCS Nguyễn Huệ thị xã Ayunpa, là thành viên đội tuyển HSG môn Sinh cấp tỉnh. Hai lần phải lên bàn phẫu thuật cắt khối u vỏ não, gia cảnh rất khó khăn, Vũ phải nỗ lực vượt bậc so với các bạn đồng trang lứa mới có thể tiếp tục theo đuổi việc học, và học giỏi.
Còn Huỳnh Thị Thu Nghiệp là lớp trưởng lớp 7.1, trường THCS Phan Bội Châu, nhà ở thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa. Không biết mặt cha, đêm đêm phải cùng mẹ làm rau, bán rau kiếm sống, nhưng Nghiệp vẫn là học sinh giỏi nhiều năm liền, học giỏi nhất trường môn Văn, được mọi người yêu mến.
Chân trần tới lớp
Cơm ngon cho trò nghèo vùng sâu
Tháng 9/2018, tôi đến huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) khảo sát khả năng hỗ trợ bữa cơm trưa miễn phí cho cả trăm học sinh nghèo tại trường tiểu học Kim Đồng xã Ia Tul, theo nguyện vọng tha thiết mà lá thư thầy Trần Đăng Khoa -Hiệu trưởng đã trình bày, nhằm giúp học sinh J'rai học lớp 1 được ở trọn ngày 2 buổi ở trường thì mới có thể nói được, viết được chữ phổ thông. Thống nhất xong kế hoạch sẽ khai trương bếp "Cơm Có Thịt Tây Nguyên" đầu tiên tại trường Kim Đồng vào ngày 1/10/2018, chúng tôi cùng thầy Phạm Văn Đức trưởng Phòng GD-ĐT tiếp tục đến thăm "nơi còn nghèo khó hơn nhiều", ở xã Pờ Tó.
Dưới màn mưa lạnh, tôi chứng kiến trên nền đất sình lầy, nhiều em nhỏ đi học với đôi chân trần. Đã gần trưa, tôi vào từng lớp, hỏi trực tiếp học trò: "Sáng nay cháu nào chưa được ăn gì trước khi đi học?", thì hàng loạt cánh tay giơ lên. Khối lớp 1, có những cháu bé ba mẹ lên rẫy trưa không về, phải chia nhau nhai những gói mì tôm mua chịu ngoài quán tạp hóa.
Những cánh tay giơ lên khi PV hỏi: "Em nào muốn ăn cơm ở trường?"
Bếp "Cơm Có Thịt Tây Nguyên" đầu tiên do báo Tiền Phong và Quỹ Trò nghèo Vùng cao hỗ trợ thầy Trần Đăng Khoa triển khai thuận lợi, thu hút được nhiều Mạnh thường quân, là động lực để chúng tôi quyết định mở thêm điểm số 2 cho trường TH-THCS Đinh Núp, cũng huyện này. Thầy Khoa cho biết: Tới nay tổng số tiền và vật dụng, vật tư quyên góp được, cộng với 100 triệu đồng gia đình thầy tự nguyện ủng hộ chương trình, đủ để bếp Cơm Có Thịt cho học trò lớp một trường Kim Đồng duy trì tới hết niên khóa 2019-2020.
Không "đua" nổi với thầy Khoa về độ hào phóng, nhưng thầy Lê Công Tấn hiệu trưởng trường TH-THCS Đinh Núp cũng xung phong ủng hộ chương trình 5 triệu đồng để phát động phong trào. Sau khi họp thông báo tin vui cho toàn thể phụ huynh về việc học sinh lớp một xã Pờ Tó sắp được hỗ trợ "Cơm Có Thịt Tây Nguyên", thầy Tấn đã vận động được phụ huynh ủng hộ việc quy tụ con em học lẻ ở các điểm trường Bi Dông, Bi Da về trường chính, giúp trường dựng bếp, làm phòng ăn, vỡ đất trồng rau sạch. Toàn thể giáo viên nhà trường đều thông suốt tinh thần vô tư phục vụ, vì các cháu dùng cơm và ở lại trường cần thêm giáo viên chia nhau trực trưa với cô cấp dưỡng.
Ông Võ Anh Tuấn nguyên Bí thư Tỉnh Đoàn Gia Lai, hiện là Bí thư Huyện ủy huyện Ia Pa chia sẻ: Thời làm công tác Đoàn, tôi đã gắn bó với tờ báo Tiền Phong, nên nay rất vui mừng khi thấy báo về tận xã vùng sâu này để thực hiện các chương trình có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với thế hệ trẻ. Nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số là điều chính quyền địa phương rất lo âu, trăn trở. Chương trình học bổng Đọt Chuối Non, và cách huy động xã hội mở bếp "Cơm Có Thịt" cho học sinh nghèo là giải pháp hiệu quả, mà chúng tôi sẽ suy nghĩ để học hỏi, nhân rộng mô hình.
Chương trình Học bổng "Đọt Chuối Non" của báo Tiền Phong hoạt động từ năm 2012, phối hợp các Sở GD&ĐT, nhằm lan toả những tấm gương sáng về hiếu học, hiếu thảo. Chương trình Cơm Có Thịt Tây Nguyên do báo Tiền Phong cùng Quỹ Trò Nghèo Vùng Cao phối hợp tổ chức từ năm 2018, hỗ trợ bữa ăn suốt năm học cho học sinh nơi hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nguồn kinh phí thực hiện 2 chương trình này được huy động từ độc giả, các tập thể, cá nhân, doanh nghiệp giàu lòng thiện nguyện.
Cảm ơn các nhà tài trợ "Cơm Có Thịt Tây Nguyên" và Học bổng Đọt Chuối Non
Ngoài danh sách hỗ trợ "Cơm Có Thịt Tây Nguyên" đăng trên báo Tiền Phong, Tienphong Online ngày 11/12/2018 kèm bài "Báo Tiền Phong giúp đỡ trò nghèo vùng sâu Ea Súp", chương trình Học bổng "Đọt Chuối Non" và chương trình "Cơm Có Thịt Tây Nguyên" của báo Tiền Phong đã nhận được:
Chương trình Cơm Có Thịt Tây Nguyên:
Gia Lai: Ông Thái Thanh Bình- Bí thư Thị ủy thị xã Ayunpa, Gia Lai 5 triệu đồng; Ông Võ Anh Tuấn- Bí thư huyện ủy huyện Ia Pa, Gia Lai 5 triệu; Thầy Phạm Văn Đức- Trưởng phòng GD-ĐT huyện Ia Pa, Gia Lai 5 triệu; Ông Lê Trọng Nam- Phó bí thư, Chủ tịch UBND xã Pờ Tó huyện Ia Pa, Gia Lai 10 triệu; Ông bà Xuân Hương-Công ty TNHHXD Xuân Hương xã Ia Mrơng huyện Ia Pa 15 triệu đồng;Ông Nguyễn Quốc Tư-Vườn lan Khaly, Đức Cơ, Gia Lai 5 triệu; Một người chuyển khoản không tên ngày 11/10: 500.000đ; Chị Phạm Thị Minh Phương 500.000đ; Chị Trần Thùy Dương 550.000đ; Chị Đặng Thị Minh 500.000đ; Chị Dương Thị Ngọc Bích 300.000đ; Chị Đào Tường Vy 100.000đ; Thầy Lê Công Tấn Hiệu trưởng trường TH-THCS Đinh Núp xã Pờ Tó 5 triệu; Thầy Nguyễn Khắc Trung- Phó hiệu trưởng trường TH-THCS Đinh Núp 1 triệu; Ông Trần Văn Ba- Bảo vệ trường TH-THCS Đinh Núp 2,5 triệu; Ông Lê Tiến Hiệp Pleiku 1 triệu đồng.
Đắk Lắk: Cty TNHH ĐT DL và TM Đam San 5 triệu đồng; Chị Thục Uyên ô tô Công Thành 5 triệu; Thầy thuốc Khăm Phết Lào 10 triệu; Yến Nguyễn 2 triệu; Ngọc Sương 1 triệu. TP Hồ Chí Minh: Nhóm bạn Nguyễn Minh Quan Huấn 5 triệu; 1 độc giả ngày 21/11 chuyển khoản 1 triệu đồng.
Chương trình học bổng Đọt Chuối Non:
Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ VN 20 triệu đồng; Hội Hữu nghị Pháp Việt vùng Choisy le Roi 24 triệu; Cty CP Tập đoàn Trung Nguyên 20 triệu; Bác sĩ PT 20 triệu; BIDV Đắk Lắk 10 triệu; Thầy thuốc Khăm Phết Lào 10 triệu; Kỹ sư Nguyễn Đăng Phong Cty SX Bơm chìm Đăng Phong 10 triệu; Ông Đậu 5 triệu; Ông LQT Viện KSND Đắk Lắk 5 triệu; Cty TNHH ĐT DL&TM Đam San 5 triệu; Nhóm bạn Nguyễn Minh Quan Huấn 5 triệu; Ông ĐKV Gia Lai 5 triệu; Tập đoàn Đức Long Gia Lai 5 triệu; Đỗ tiên sinh Hà Nội 2 triệu; Ông Trần Hùng HN 3 triệu; Cô Phùng Bảo Ngọc Vân 3 triệu; Nick Son Dang 2 triệu đồng.
Hỗ trợ tổ chức chương trình: Công ty Truyền thông và Tổ chức sự kiện PRO, Công ty Thiết kế Quảng cáo Mặc Vi, Công ty TNHH In Công Nghệ Việt, Trung Nguyên Legend tặng sách và cà phê.
HOÀNG THIÊN NGA
Theo Tiền phong
Nhận học bổng quá "khủng", 10X Việt được gọi là "nam sinh triệu đô" Những trường ĐH "đình đám" như Stanford, Princeton, Dartmouth, Duke, Vanderbilt, Washington University in St. Louis, Davidson College, Colgate, Trinity và Yale-NUS đồng loạt gọi tên Trần Minh Thuận (18 tuổi) với tổng học bổng lên tới 1,3 triệu đô. Bạn bè chúc mừng và gọi Thuận là... nam sinh Việt "triệu đô". Cậu học trò đa tài, đam mê môi trường Minh...